Về cơ cấu trình độ và quy mô nghề đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76 - 77)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh cho

3.2.2.4. Về cơ cấu trình độ và quy mô nghề đào tạo

Trình độ đào tạo nghề cho ngƣời lao động miền núi mới dừng lại ở mức cao nhất là trung cấp nghề, hiện nay chƣa có trƣờng cao đẳng nghề nên số học sinh nếu có nhu cầu học ở trình độ cao hơn phải về thành phố hoặc các cơ sở ngoài tỉnh, đây là một trở ngại rất lớn đối lao động miền núi. Từ năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh thành lập Trƣờng cao đẳng nghề Việt – Đức, đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh núi chung, cho các huyện vùng miền núi nói riêng. Đây là cơ hội để ngƣời lao động nói chung và lực lƣợng lao động trẻ nói riêng có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Từ 2009 - 2013, lao động khu vực miền núi qua đào tạo đƣợc tăng nhanh.

Bảng 3.10: Kết quả đào tạo nghề cho lao động các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009 - 2013 Đơn vị tính: người

Trình độ đào tạo 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 1.073 1.249 3.411 4.083 4.307

- Cao đẳng nghề 137 153 187 218 251

- Trung cấp nghề 215 245 352 531 652

- Sơ cấp nghề 721 851 1.123 1.585 1.719

- Dạy nghề cho nông dân 0 0 120 1.112 1.305

- Bồi dƣỡng tay nghề 0 0 165 180 180

Qua số liệu bảng 3.10 cho thấy tính từ năm 2009 số lƣợng ngƣời học nghề khu vực miền núi đƣợc tăng lên, năm 2009 tổng số lao động miền núi tăng từ 1.073 ngƣời lên 4.307 ngƣời. Về từng cấp trình độ, ngoài số học cao đẳng nghề tăng với mức độ chậm thì số trung cấp nghề và sơ cấp nghề tăng nhanh. Trung cấp nghề tăng gấp 3,03 lần; sơ cấp nghề tăng 2,38 lần vào năm 2013 so với năm 2009.

Công tác đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề đang dần từng bƣớc tiếp cận với thực tiễn sản xuất, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền núi, với tiến bộ của khoa học và công nghệ, bƣớc đầu chất lƣợng đào tạo đã đƣợc nâng lên. Học sinh tốt nghiệp đã tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)