Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Số liệu tổng thể về tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đƣợc thu thập ở toàn bộ 5 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trên cơ sở điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với số mẫu lựa chọn là 5 xã (mỗi xã 60 mẫu), đại diện cho 5 huyện.
2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp hay số liệu đã đƣợc công bố là số liệu quan trọng, nếu thiếu nó thì đề tài sẽ giảm đi tính thuyết phục. Các bố là số liệu quan trọng, nếu thiếu nó thì đề tài sẽ giảm đi tính thuyết phục. Các thông tin số liệu: Đất đai; chỉ tiêu kinh tế; dân số; lao động; cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, các dẫn chứng cho phát triển nguồn nhân lực trên thế giới và Việt Nam đƣợc thu thập qua các văn bản, các số liệu niên giám thống kê của các cấp, các ngành, các cơ quan huyện, xã, từ sách, báo, Internet, …
2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Các thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng trực tiếp phỏng vấn cán bộ Ban chỉ đạo các cấp và cán bộ địa phƣơng.
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Phƣơng pháp quan sát: Phƣơng pháp quan sát là một trong những phƣơng pháp đƣợc vận dụng để thu thập thông tin. Dùng phƣơng pháp này để tìm hiểu về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động miền núi.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: Là phƣơng pháp đƣợc vận dụng trong nghiên cứu để thu thập thông tin sơ cấp. Vận dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đào tạo nghề có 2 hình thức: Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu;
*.Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Các hộ và một số cán bộ sẽ trả lời câu hỏi về các chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ trong đào tạo nghề cho lao động miền núi đã đƣợc chuẩn bị trong bảng hỏi.
*. Phỏng vấn sâu: Trong phỏng vấn bảng hỏi có một số vấn đề cần phát triển thêm thì ta tiến hành phỏng vấn sâu. Chủ yếu tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến nhu cầu, sự cần thiết của công tác đào tạo nghề cho lao động miền núi.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp những ngƣời quản lý chƣơng trình lao động – dạy nghề ở địa phƣơng.