Sự phát triển dân số qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 68)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh cho

3.2.1.1. Sự phát triển dân số qua các năm

- Tốc độ gia tăng dân số:

Hà Tĩnh nói chung và khu vực miền núi nói riêng có quy mô dân trung bình và ngày càng tăng đang là một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực. Tính đến thời điểm 31/12/2013 toàn Tỉnh có 1.255.080 ngƣời, trong đó khu vực miền núi là 574.080 ngƣời bằng 45% dân số toàn Tỉnh.

Trong giai đoạn 2009 - 2013 cùng với những chuyển biến sâu sắc về kinh tế - xã hội, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở miền núi tỉnh Hà Tĩnh đã vƣợt qua nhiều khó khăn trở ngại về tâm lý xã hội, về tập tục lạc hậu tồn tại qua nhiều thế hệ, những khó khăn mang tính đặc thù của từng dân tộc, địa phƣơng để đạt đƣợc quy mô dân số giảm nhanh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ này là 2%. Nhƣ vậy, sau 5 năm khu vực miền núi tăng 13.140 ngƣời. Số trẻ sinh ra sống hàng năm khoảng từ 8.000 cháu đến 8.500 cháu, qua đó cho thấy miền núi tỉnh Hà Tĩnh có dân số đông và có tốc độ phát triển nhanh.

Bảng 3.2: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số miền núi tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009-2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dân số trung bình (người) 560.940 60.810 560.990 565.660 574.080

Tỷ suất sinh () 14,03 12,81 14,40 17.42 16,59

Tỷ suất chết () 6,08 6,73 6,71 6,64 6,64

Tỷ suất tăng tự nhiên () 7,95 6,08 7,69 10,78 9,95

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) 21,57 22,24 20,28 23,43 24,34

Số con trung bình 2,46 2,22 2,06 2,81 3,25

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh

Từ số liệu ở bảng 3.2, chúng ta thấy:

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từ 21,57 % năm 2009 giảm xuống còn 20,28% vào năm 2011, bình quân mỗi năm giảm đƣợc 0,43%. Thời gian sau 2011 số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hƣớng tăng nhanh do chính sách dân số và việc chuyển đổi cơ chế quản lý nên có sự buông lỏng công tác này, đặc biệt là ở miền núi tỉnh Hà Tĩnh nhận thức cùng với các tập tục còn nặng nề về giới tính của ngƣời dân.

+ Cơ cấu dân số theo giới tính:

Bảng 3.3: Dân số miền núi tỉnh Hà Tĩnh chia theo giới tính thời kỳ 2009-2013

Năm

Tổng dân số miền núi

(người)

Chia theo giới tính

Nam Nữ Số người % Số người % 2009 560.940 279.330 49,8 281.610 50,2 2010 560.810 279.260 49,8 281.550 50,2 2011 560.990 279.180 49,77 281.810 50,23 2012 565.660 282.040 49,86 283.620 50,14 2013 574.080 285.000 49,64 289.080 50,36

Nguồn: Niên gián Thống kê tỉnh Hà Tĩnh.

Nghiên cứu số liệu ở bảng 3.3 chúng ta thấy đƣợc cơ cấu giới tính dân số các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009 - 2013. Miền núi tỉnh Hà Tĩnh có tỷ lệ nữ cao hơn nam từ 0,4 - 0,72%, điều này cho thấy ở miền núi tỷ suất chết của nam cao hơn nữ và tuổi thọ của nữ lại cao hơn nam, tuy tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở nam cao hơn nữ. Đây là nét đặc thù riêng có ở các huyện miền núi nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi: Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi cũng làm thay đổi về nguồn lao động. Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh thì dân số tỉnh Hà Tĩnh nói chung và của miền núi nói riêng thuộc dạng “dân số trẻ”. Số trẻ em dƣới 14 tuổi năm 2013 là 133.762 chiếm 23% dân số miền núi, số ngƣời trong độ tuổi lao động năm 2013 là 344.448 chiếm tỷ lệ 60% so với dân số miền núi.

Mức sinh của miền núi tỉnh Hà Tĩnh khá cao của những năm trƣớc, do đó nguồn lực lao động đƣợc bổ sung sẽ ngày càng tăng vào thời kỳ 2020-2025. Đây

cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sức ép về lao động việc làm ngày càng cao ngay tại nông thôn miền núi.

+ Mức độ đô thị hóa: Chỉ số sử dụng để xác định mức độ đô thị hóa là số phần trăm (%) dân số sống ở khu vực thành thị so với tổng số dân số. Các chỉ số này đƣợc trình bày qua số liệu ở bảng số 3.4 của miền núi tỉnh Hà Tĩnh và toàn tỉnh qua các năm từ 2009 - 2013.

Bảng 3.4: Dân số đô thị của miền núi và toàn tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009-2013

Năm

Tỉnh Hà Tĩnh Khu vực miền núi

Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh Số lượng (người) % so dân số toàn tỉnh 2009 185.82 15,15 48.010 3,90 2010 189.91 15,47 49.170 4,01 2011 191.53 15,58 49.560 4,03 2012 194.26 15,67 49.560 4,01 2013 196.80 15,68 51.060 4,05 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh.

Dân số ở các thị trấn miền núi năm 2013 bằng 1,03 lần so với năm 2009 và nếu so toàn tỉnh bằng 3,87 lần; bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2013 dân số các thị trấn miền núi tăng 0,02% làm cho quy mô dân số đô thị tăng thêm 3.050 ngƣời. Tốc độ tăng dân số các thị trấn cho thấy tốc độ đô thị hóa ở các huyện miền núi cũng tăng theo. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với mọi địa phƣơng. Mặc dù vậy, số lƣợng dân số sinh sống và làm kinh tế ở các thị trấn miền núi vẫn còn ít, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)