Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh
3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho phát triển nguồn
tỉnh, hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề, có tri thức để khai thác tiềm năng sẵn có của khu vực miền núi.
3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế và những thách thức:
Thứ nhất, do nhận thức và trình độ dân trí còn thấp nên tốc độ phát triển dân số đối với ngƣời dân miền núi còn lớn khi mà kinh tế chƣa phát triển, giáo dục, y tế và đào tạo cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản chƣa đáp ứng, đang gây sức ép rất lớn cho đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của đại đa số ngƣời lao động miền núi.
Thứ hai, lực lƣợng lao động tăng nhanh trong một vài năm gần đây nhƣng chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, các ngành nông, lâm nghiệp sử dụng trên 43% lực lƣợng lao động của vùng. Lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ đang chuyển dần theo hƣớng tích cực phù hợp dần với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm.
Thứ ba, các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên khó khăn, dân cƣ có mức sống nghèo, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 390,6kg/năm, GDP bình quân 810 USD/ngƣời (năm 2013) bằng 42,6% mức trung bình cả nƣớc. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa chƣa phát triển mạnh, quy
mô kinh tế còn nhỏ bé ... là hạn chế rất lớn đối với việc huy động vốn đầu tƣ từ nội bộ nền kinh tế để phát triển nhanh trong giai đoạn tới.
Thứ tư, sự hình thành các nguồn lao động còn chƣa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chƣa đáp ứng kịp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực cũng đang đặt ra nhiều vấn đề tồn tại cần phải đƣợc giải quyết. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, thời gian lao động ở miền núi còn thấp mới đạt 67,5%, lao động thủ công, phân tán, năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách về tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu phân công lao động theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Thứ năm, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng còn có nhiều bất cập cả về hệ thống trƣờng lớp, quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lƣợng, hiệu quả đào tạo … chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó việc gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng nguồn lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ lao động đã đƣợc đào tạo nhƣng lại gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm và có việc làm ổn định ngay trên quê hƣơng.
Thứ sáu, hiện nay khung chính sách đối với việc dạy và học nghề cho học sinh, thanh niên miền núi đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đầy đủ. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thời gian đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Trong thời gian học nghề đối tƣợng học sinh trên đƣợc hƣởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác. Thực tế cho thấy, dù chính sách đã đƣợc ban hành nhƣng cũng chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 20 - 25% nhu cầu học nghề.
Ngoài ra, chƣa có chính sách ƣu đãi, khuyến khích, hỗ trợ cụ thể cho thanh niên miền núi, dân tộc.