Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 98 - 100)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực các huyện miền nú

4.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2011-2020 đã chỉ rõ: Từ nay đến năm 2020 cần tập trung đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, phƣơng tiện giảng dạy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên của trƣờng Đại học Hà Tĩnh và một số trƣờng chuyên nghiệp khác nhƣ: Trƣờng Trung cấp nghề Việt – Đức, Trƣờng Trung cấp nghề Việt Anh, Trƣờng Cao đẳng y tế, Trƣờng Cao đẳng nông - lâm nghiệp, Trƣờng kỹ thuật công nghiệp … đủ điều kiện đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, gắn đào tạo với nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Nâng cấp một số trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lên cao đẳng và đại học theo hƣớng đào tạo đa ngành và liên thông để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Để đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích việc thành lập mới, nâng cấp các trƣờng nghề, các trung tâm dạy nghề, UBND tỉnh phải có chính sách cụ thể ƣu tiên dành quỹ đất cho việc mở rộng, xây dựng đảm bảo diện tích tƣơng ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở dạy nghề.

- Huy động mọi nguồn vốn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân tham gia góp vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất một cách đồng bộ các hạng mục cơ bản tùy theo từng loại hình đào tạo. Hàng năm UBND tỉnh cần ƣu tiên dành vốn ngân sách từ 11 - 13% đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề công lập để xây dựng, nâng cấp phòng học lý thuyết, xƣởng thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đặc biệt đối với miền núi phải có nơi ở, nơi ăn cho học sinh học nghề.

- Tập trung đầu tƣ chiều sâu từ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nâng cao năng lực dạy nghề để mua thiết bị, máy móc lắp đặt cho các xƣởng

thực hành nghề, bởi đây là nơi trực tiếp để ngƣời học nghề rèn luyện, nâng cao khả năng tác nghiệp trên các loại công cụ lao động, thiết bị sản xuất ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)