Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những đặc điểm ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực các huyện miền
3.1.2. Các tài nguyên thiên nhiên chính
- Về tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng của FAO- UNESCO, đất ở miềm núi tỉnh Hà Tĩnh gồm có 2 nhóm chính và đƣợc phân bố nhƣ sau:
+ Nhóm pheralit nâu vàng: Diện tích 351.726 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện; Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hƣơng Khê và Vũ Quang. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có tầng dày, dễ thoát nƣớc, thích hợp cho phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhƣ: cao su, chè, cam, chanh, …
+ Nhóm đất đỏ Bazan: Diện tích 26.713 ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở độ cao trên 350m tại huyện Hƣơng Sơn. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn.
- Về tài nguyên rừng: Với trên 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tài nguyên rừng và đất rừng miền núi tỉnh Hà Tĩnh khá lớn, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu kiểm kê
của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh, đến 30/12/2013 diện tích đất có rừng là 364.801ha, trong đó rừng tự nhiên là 221.789ha, rừng trồng 75.140ha, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 50%, tăng gần 15,9% so với năm 2009. Đánh giá tài nguyên rừng theo mục đích sử dụng cho thấy:
Rừng của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống và loài. Về thực vật có các loại gỗ quý nhƣ lát, lim, pơmu, trầm hƣơng, sến, vàng tâm; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bƣơng, tre; ngoài ra còn có mây, song, dƣợc liệu, cây thả cánh kiến, …
Về trữ lƣợng, rừng của tỉnh Hà Tĩnh thuộc loại dƣới trung bình, chỉ ƣớc khoảng 7,8 triệu m3
gỗ và hơn 700 triệu cây thuộc họ tre nứa. Hơn 90% rừng hiện nay thuộc rừng non và rừng nghèo, các loại tre, nứa hỗn giao cũng ở tình trạng nghèo. Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 7,3% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chỉ còn phân bố ở rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt - Lào xa đƣờng giao thông và khu dân cƣ, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn nên ít có giá trị khai thác.
- Về tài nguyên du lịch
Miền núi tỉnh Hà Tĩnh có tiềm năng du lịch khá phong phú, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn nhƣ du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Ngoài các bãi tắm đẹp và nổi tiếng ở vùng biển (Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm), Chùa Hƣơng Tích (huyện Can Lộc). Tỉnh Hà Tĩnh còn có nhiều điểm du lịch ở miền núi nhƣ: Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang (huyện Vũ Quang), Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên), Suối nƣớc nóng Sơn Kim (huyện Hƣơng Sơn), Thác rào Rồng, Thành vua Hàm Nghi
(huyện Hƣơng Khê),… Đây là những tài nguyên rất có ý nghĩa đối với du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Ngoài ra, hệ thống sông, hồ cùng với cảnh quan tự nhiên đa dạng, … là lợi thế lớn để miền núi tỉnh Hà Tĩnh phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi và giải trí.
- Về tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở miền núi tỉnh Hà Tĩnh khá phong phú về chủng loại và đa dạng về cấp trữ lƣợng. Hiện có 183 mỏ và điểm quặng, với 25 loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực nhƣ: Crôm, Chì, Kẽm, Thiếc, Vonfram. Trữ lƣợng Vàng, có 13 mỏ và điểm vàng (cả vàng sa khoáng và vàng gốc) phân bố rộng ở 5 huyện miền núi. Nhiều mỏ khoáng sản khác nhƣ Photphorit, Đá vôi trợ dung, Cao lanh, Sét làm xi măng có trữ lƣợng lớn tập trung ở các huyện miền núi cho phép khai thác với quy mô công nghiệp. Đây là một lợi thế lớn của miền núi trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng.