Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam (Trang 33)

Là tập hợp các yếu tố có ảnh hƣởng đến quá trình quản lý, hoạt động quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị, bao gồm các yếu tố bên trong, bên ngoài...

- Yếu tố bên ngoài:

+ Hệ thống các văn bản QPPL; cơ chế chính sách về đầu tƣ công, quản lý các dự án đầu tƣ công nói chung, quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong tổ chức công nói riêng.

+ Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ công, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan.

+ Tình hình thị trƣờng các trang thiết bị liên quan đến các dự án đầu tƣ trang thiết bị.

- Yếu tố từ bên trong:

+ Chiến lƣợc phát triển của tổ chức công;

+ Năng lực của bộ máy quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị (chủ đầu tƣ).

1.6. Tiêu chí đánh giá quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá quản lý dự án nói chung nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ có sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo chất lƣợng, thời gian và tiến độ đầu tƣ đã đặt ra.

Đồng thời, thông qua việc xây dựng tiêu chí quản lý dự án để hạn chế tối đa những bất cập có thể ảnh hƣởng đến việc quản lý dự án.

Do vậy, tiêu chí đánh giá quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị gồm:

- Việc áp dụng các quy định của pháp luật, hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý trong việc ra quyết định đầu tƣ dự án trang thiết bị và quản lý các dự án này.

- Việc thực hiện các nguyên tắc quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị.

- Công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị: lựa chọn đƣợc nhà thầu đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ.

- Chi phí, khối lƣợng thực hiện, thời gian hoàn thành dự án đầu tƣ trang thiết bị.

- Chất lƣợng trang thiết bị: thể hiện ở hiệu quả sử dụng, độ bền, phù hợp với đối tƣợng sử dụng.

- Công tác kiểm tra giám sát dự án đầu tƣ trang thiết bị: phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình xây dựng, thực hiện dự án, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý dự án.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU

2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Phƣơng pháp duy vật biện chứng cho ta cách thức nhìn nhận, đánh giá hoạt động quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an trong trạng thái luôn luôn có sự vận động biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tác động qua lại của nhiều vấn đề khác nhau ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án đầu tƣ nhƣ: cơ cấu tổ chức, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng đầu tƣ, hệ thống các quy hoạch, định hƣớng phát triển ngành, ...

2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử

Đây là phƣơng pháp xem xét vấn đề trong cả một quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nó. Phƣơng pháp duy vật lịch sử cho thấy các vấn đề, hiện tƣợng không phải tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi mà đó là cả một quá trình phát sinh, phát triển liên tục đan xen lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Dựa trên quan điểm này, tác giả sẽ tập trung xem xét và đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017.

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin

Luận văn sử dụng các số liệu, thông tin: thứ cấp.

Thu thập dữ liệu thứ cấp : đây là phƣơng pháp thu thập các dữ liệu thông tin đã qua xử lý. Phƣơng pháp này giúp tác giả hình dung sự vận động của các sự vật, hiện tƣợng. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là dữ liệu thông tin dễ bị sai lệch, mang tính chủ quan phụ thuộc vào ngƣời xử lý dữ liệu trƣớc đó.

Thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc thực hiện qua các tài liệu, dữ liệu: Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ qua các năm, các văn bản, chỉ thị hƣớng dẫn thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm của Bộ Công An, văn bản pháp lý của nhà nƣớc về quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị..., các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

2.3.1. Phương pháp phân tích- tổng hợp

Trong thống kê, phân tích tổng hợp (tiếng Anh: meta-analysis) kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhƣng mục tiêu của phân tích tổng họp là ƣớc lƣợng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hon trong các nghiên cứu riêng lẻ.

Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống. Ví dụ, một phân tích tổng họp có thể đuợc tiến hành đối với vài thử nghiệm lâm sàng cho việc chữa trị bệnh nhằm hiểu phuơng pháp chữa trị đó hiệu quả nhƣ thế nào.

Phân tích truớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đuợc đối tuợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đuợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất

của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia.

Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đuợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lƣợng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích

định lƣợng. các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lƣợng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

- Ở Chƣơng 1 của Luận văn:

+ Trên cơ sở phân tích nội dung cơ bản của từng công trình khoa học đƣợc đƣa vào tổng quan, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp luận văn rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu.

+ Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị trong tổ chức công ở các vấn đề: khái niệm; nội dung; yếu tố ảnh hƣởng; tiêu chí đánh giá, tổng hợp lại thì đó là khung phân tích của đề tài.

- Ở Chƣơng 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an; đặc biệt là hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Ở Chƣơng 4: Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là việc sử dụng những đánh giá, những tiêu chuẩn có sẵn để đánh giá một sự vật mới căn cứ trên những tiêu chuẩn đó.

Diễn đạt theo một cách khác, so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tƣơng đồng để làm tăng sức thuyết phục cho sự diễn đạt.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRANG THIẾT BỊ TẠI BỘ CÔNG AN VIỆT NAM

3.1. Khái quát về Bộ Công an và các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại BCA

3.1.1. Giới thiệu khái quát về Bộ Công an

Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tƣ pháp; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lƣợng Công an Nhân dân Việt Nam..

- Hệ thống tổ chức đƣợc tổ chức thành 4 cấp, bao gồm: + Bộ Công an;

+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; + Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; + Công an xã, phƣờng, thị trấn.

* Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư trong Bộ Công An

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư: là Bộ trƣởng Bộ Công an và Thủ trƣởng các đơn vị trong Công an nhân dân đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công an ủy quyền quyết định đầu tƣ.

Chủ đầu tư trong Công an nhân dân: là các đơn vị trong Công an nhân dân đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công an giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tƣ và xây dựng trong Công an nhân dân.

Nội dung ủy quyền

Cục Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức thẩm định dự án đầu tƣ và kế hoạch đấu thầu dự án;

Cục Tài chính thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành;

-Nội dung ủy quyền khác (nếu có), Bộ trƣởng Bộ Công an xác định cụ thể trong quyết định đầu tƣ;

- Đối với dự án Bộ trƣởng Bộ Công an phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tƣ:

+ Đơn vị đƣợc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tƣ tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án.

+ Cục Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành trên cơ sở văn bản xác định khối lƣợng, chất lƣợng xây lắp hoàn thành.

* Cơ quan quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an

Cơ quan quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an là Cục Kế hoạch và Đầu tƣ – Bộ Công an.

Cục Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc thành lập từ năm 2005, trƣớc là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật – Bộ Công an, năm 2014 đƣợc tách ra trực thuộc Bộ Công an, không thuộc quản lý của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật.

Cục Kế hoạch và Đầu tƣ gồm 6 phòng: - Phòng Tổng hợp;

- Phòng Tiêu chuẩn định mức; - Phòng Kế hoạch đầu tƣ trang bị;

- Phòng Kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản; - Phòng thẩm định và giám sát đánh giá đầu tƣ; - Phòng Quản lý đấu thầu.

Sơ đồ tổ chức:

-

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch và Đầu tư – BCA

- Tiếp nhận, thẩm định chủ trƣơng đầu tƣ trình lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tƣ và xây dựng của các đơn vị và đề xuất hƣớng xử lý đối với trƣờng hợp vi phạm;

-Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định các dự án đầu tƣ và xây dựng có tổng mức vốn đầu tƣ điều chỉnh vƣợt hạn mức vốn đƣợc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tƣ;

- Báo cáo đề xuất Bộ Công an tạm dừng đầu tƣ hoặc không đầu tƣ đối với những dự án đầu tƣ và xây dựng đƣợc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tƣ không thực hiện đúng quy định của pháp luật;

- Quản lý về định mức tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các loại suất đầu tƣ cho phù hợp với hệ thống quản lý ngành của nhà nƣớc;

- Phối hợp với cơ quan chức năng hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung liên quan đến chức năng quản lý ngành trong phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tƣ và xây dựng;

BỘ CÔNG AN PHÒNG TỔNG HỢP CỤC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ XD CƠ BẢN PHÒNG TIÊU CHUẨN ĐỊNH MỨC PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ TRANG BỊ PHÒNG THẨM ĐỊNH,VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƢ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

- Thống kê tình hình thực hiện phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tƣ và xây dựng trong Công an nhân dân;

- Tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tƣ và xây dựng trong Công an nhân dân.

3.1.2. Giới thiệu về các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an

3.1.2.1. Phân loại dự án đầu tư trang thiết bị

- Nhóm dự án đầu tƣ về vật tƣ kỹ thuật nghiệp vụ (khoảng 13-15 dự án) - Nhóm dự án đầu tƣ về các công cụ hỗ trợ (khoảng 8-10 dự án)

- Nhóm dự án về phƣơng tiện đi lại (khoảng 5-6 dự án)

- Nhóm dự án đầu tƣ về trang thiết bị y tế và thuốc tại các bệnh viện trong ngành Công an (khoảng 3-4 dự án)..

3.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư trang thiết bị

Huy động từ nhiều nguồn, trong đó 3 nguồn chính là:

- Nguồn ngân sách chi an ninh thƣờng xuyên (khoảng 19%)

- Nguồn ngân sách đầu tƣ phát triển, nguồn vốn đặc biệt thông qua các dự án đầu tƣ trang thiết bị (khoảng 73%)

- Nguồn kinh phí do chính quyền địa phƣơng hỗ trợ (khoảng 5%)

Ngoài ra còn huy động từ nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)