Những kết quả chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU

3.3. Đánh giá chung:

3.3.1. Những kết quả chủ yếu

- Thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật, hƣớng dẫn của cơ quan quản lý về đầu tƣ công ở tất cả các hoạt động.

- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong tổ chức công gồm có: Tập trung thống nhất trên cơ sở mở rộng dân chủ; công khai; triệt để; dứt điểm; trọng tâm, trọng điểm.

- Về cơ bản, chi phí, khối lƣợng thực hiện, thời gian hoàn thành dự án đầu tƣ trang thiết bị đều đảm bảo mục tiêu và kế hoạch.

- Công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị: thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ trong mua sắm trang thiết bị.

- Chất lƣợng trang thiết bị: nhìn chung đƣợc đảm bảo, thể hiện ở hiệu quả sử dụng, độ bền, sự phù hợp với đối tƣợng sử dụng.

- Công tác kiểm tra, giám sát đã đƣợc quan tâm, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý dự án.

Dƣới đây là kết quả quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị:

Việc ban hành, xây dựng các văn bản QPPL về quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an:

-Thông tƣ số 57/2016/TT-BCA ngày 31/12/2016 quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong CAND;

-Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tƣ trong CAND;

-Thông tƣ quy định tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý sử dụng máy móc trong lực lƣợng CAND;

-Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý sử dụng xe ô tô trong CAND.

Việc đầu tư trang thiết bị trong CAND

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ngân sách nhƣng đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, lực lƣợng CAND đã triển khai nhiều dự án trang bị kỹ thuật quan trọng, từng bƣớc trang bị nhiều hệ thống kỹ thuật tiên tiến, hiện đại qua từng giai đoạn, đáp ứng cơ bản yêu cầu công tác của lực lƣợng. Trong giai đoạn 2014 2017 lực lƣợng CAND đã đƣợc đầu tƣ với nhiều danh mục, chủng loại trang bị, trong đó đã mua trang bị những thiết bị nghiệp vụ, chủ yếu nhập hàng mua sắm từ nƣớc ngoài. Những trang bị, phƣơng tiện kỹ thuật đƣợc đƣa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong công tác, chiến đấu của lực lƣợng CAND, thực hiện thành công hàng trăm chuyên án và kế hoạch trinh sát lớn, phục vụ kịp thời công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; đảm bảo an toàn, an ninh tại các vùng chiến lƣợc trong những dịp lễ, tết, hội nghị lớn của Đảng, Nhà nƣớc.

Từ năm 2014 đến 2017, lực lƣợng CAND đƣợc Chính phủ và Bộ quan tâm trang bị một số hệ thống kỹ thuật lớn, đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và quá trình sử dụng các hệ thống này cần đƣợc nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác trong quá trình vận hành hỏng hóc cần khắc phục, nhƣng nguồn kinh phí hàng năm có hạn, không đủ để sửa chữa hoặc nâng cấp.

Các đơn vị trực tiếp chiến đấu đã đƣợc quan tâm đầu tƣ trang bị hàng trăm danh mục, theo đó các phƣơng tiện, thiết bị nghiệp vụ ngày càng hiện đại, công dụng, chức năng ngày càng đa dạng phù hợp với yêu cầu công tác chiến đấu của từng lực lƣợng.

Đầu tƣ dự án trang thiết bị cho lực lƣợng Công an nhân dân là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với các trang bị hiện có khác sẽ góp phần tích cực cho công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Tăng cƣờng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần cho cán bộ chiến sỹ trực tiếp chiến đấu, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác phòng, chống các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm mới, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo vị thế của lực lƣợng CAND trong khu vực và trên trƣờng quốc tế.

Trong các năm gần đây tình hình cháy nổ trên địa bàn các thành phố lớn đặc biệt nhƣ Hà Nội, Hải phòng, Hồ Chí Minh tƣơng đối phức tạp và khó khăn,do hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém trong khi mật độ dân cƣ tập trung tại các thành phố tƣơng đối đông, ý thức của ngƣời dân về bảo đảm an toàn cháy nổ trong các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các hộ gia đình còn hạn chế, vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ của cá nhân, hoặc chập cháy trong sử dụng điện sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến những vụ cháy lớn

gây thiệt cả ngƣời về của. Đứng trƣớc tình trang đó, mặc dù ngân sách chi cho an ninh hàng năm còn nhiều hạn chế so với nhu cầu kế hoạch.

Đề án xây Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lƣợng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2011 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy cứu hộ đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ tài sản quốc gia , góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Giai đoạn 1 của đề án( từ 2013-2015) cơ bản đã hoàn thiện việc xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức và đầu tƣ phƣơng tiện, cơ sở vật chất ở mức tối thiếu cho lực lƣợng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơn, ƣu tiên đàu tƣ cho các tỉnh, thành phố lớn, các địa bàn trọng điểm về kinh tế- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của 03 miền Bắc, Trung, Nam.

Qua giai đoạn 1 đã cơ bản xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức : Thành lập mới 12 Sở cảnh sát, 90 đội chữa cháy, và 108 đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp tập trung ở các địa bàn trọng điểm cháy nổ và tối thiểu mỗi địa phƣơng thành lập mới 01 đội. Về trang thiết bị đã tập trung đầu tƣ trang bị các phƣơng tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nhƣ sau :

Với tổng kinh phí đầu tƣ: 7.542,91 tỷ đồng trong đó đầu tƣ cho các dự án trang thiết bị, phƣơng tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là 4.610,779 tỷ đồng chiềm 61% kinh phí, các kinh phí đầu tƣ cho xây dựng cơ bàn là 2.874,02 tỷ đồng chiếm 38%, chi phí cho đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là 58,12 tỷ đồng chiếm 1%.

Dƣới đây là bảng phƣơng tiện trang bị cho lực lƣợng Công an phòng cháy chữa cháy theo Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 17/8/2011:

Bảng 3.10: Phƣơng tiện trang bị cho lực lƣợng công an phòng cháy chữa cháy

STT LOẠI PHƢƠNG TIỆN SỐ LƢỢNG( chiếc)

1 Xe chữa cháy 205 2 Xe cứu hộ 121 3 Xe chở nƣớc 5 4 Xe thang 45m 3 5 Xe thang 32m 41 6 Xe cứu hộ dƣới nƣớc 6

7 Máy bơm chữa cháy 155

8 Cano cứu hộ 5

9 Cano chữa cháy 9

( Nguồn: 1110/QĐ-TTg)

- Về công tác đào tạo cán bộ chiến sỹ trong lực lƣợng CAND về quản lý dự án đầu tƣ:

Hàng năm, Bộ Công an đều lên kế hoạch kết hợp với Bộ kế hoạch và đầu tƣ tổ chức các đợt học cho cán bộ thẩm định dự án, quản lý đầu tƣ dự án học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay, hầu hết cán bộ tại các phòng chuyên môn đều có chứng chỉ về nghiệp vụ quản lý dự án đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)