CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU
4.5. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tạ
4.5.7. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về quản lý đầu tư cho BCA
Nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh và xây dựng mới các văn bản cần thiết tạo hành lang pháp lý về quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong lực lƣợng công an.
Xây dựng hoàn thiện các qui định thủ tục đầu tƣ, tiếp tục nghiên cứu phân cấp, thẩm quyền quyết định dự án đầu tƣ theo Luật xây dựng. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn định mức đầu tƣ, định mức trang bị cho các lực lƣợng công an.
Hoàn thiện các cơ chế chính sách về động viên nguồn lực, chuyển giao công nghệ liên quan đến đầu tƣ trang thiết bị cho lực lƣợng CAND.
Xây dựng các chính sách ƣu đãi đối với đầu tƣ trang thiết bị của ngành Công an nhƣ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng chuyên dùng của lực lƣợng công an. Quan tâm tạo điều kiện cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất của công an đƣợc tiếp nhận chuyển giao những thành tựu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong nƣớc và nƣớc ngoài, để đáp ứng
các yêu cầu sản xuất, trang bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật của lực lƣợng công an.
4.5.8. Về cơ chế riêng cho Bộ Công an
Có cơ chế hàng năm cấp cho Bộ Công an một khoản kinh phí để thực hiện nhiệm vụ an ninh (nhƣ Nghị quyết về cơ chế cấp kinh phí đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng). Bố trí riêng nguồn vốn đặc biệt để hoàn thành các dự án đang thực hiện và một số dự án cấp bách nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, giảm áp lực cho vốn đầu tƣ phát triển.
Báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành đề xuất bổ sung, sửa đổi để pháp luật hóa việc phân bổ ngân sách địa phƣơng cho Công an các tỉnh đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho Công an các cấp, nhất là cấp huyện, xã.
Báo cáo nhà nƣớc hàng năm cần dành ít nhất ngân sách nhà nƣớc trị giá trên 0,15% GDP đầu tƣ phát triển cho ngành công an.
Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn khác: Thu hút ODA đầu tƣ xây dựng các công trình có tính xã hội nhƣ y tế, đào tạo nghề, công nghiệp an ninh, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn giao thông...; Ngoài ra xây dựng cơ chế hỗ trợ cho Công an địa phƣơng trên một số lĩnh vực để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4.6.9. Về tổ chức thực hiện, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị
Tập trung, thống nhất trong chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nƣớc về kế hoạch đầu tƣ các dự án trang thiết bị của Lãnh đạo Bộ, của lãnh đạo công an các cấp. Xác định rõ vai trò, vị trí của cơ quan quản lý, thống nhất đầu mối kế hoạch của Bộ Công an về quy hoạch đầu tƣ trang thiết bị.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tƣ, thực hiện phân cấp cho chủ đầu tƣ để đánh giá đúng tình hình triển khai quy hoạch, thuận tiện cho công
tác kiểm tra, tránh chồng chéo.
Thƣờng xuyên có sự phối hợp giữa Bộ Công an và các Bộ chuyên ngành, các tỉnh, thành phố để xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo đúng với quy hoạch.
Chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nƣớc. Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tƣ, những vấn đề cần thiết, đề xuất, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài Chính, Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ... và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tổ chức thực hiện quy hoạch, xây dựng Đề án, dự án trang bị theo quy hoạch.
Chủ trì tổ chức hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án. Chỉ đạo các lực lƣợng trong Công an nhân dân thực hiện các nội dung của Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lƣợng Công an nhân dân.
Chỉ đạo xây dựng các dự án đầu tƣ theo đúng quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành, sắp xếp thứ tự ƣu tiên đầu tƣ phù hợp với khả năng đảm bảo ngân sách nhà nƣớc.
Các đơn vị trong toàn ngành, trên cơ sở năng lực trang thiết bị hiện có của toàn ngành Công an, tiến hành rà soát xây dựng quy hoạch chiến lƣợc đầu tƣ trang thiết bị cho các chuyên ngành, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp chiến đấu, các địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia và trật tự xã hội để làm cơ sở cho việc thực hiện đầu tƣ.
Đề xuất kế hoạch tăng cƣờng hợp tác giữa Công an Việt Nam với các đối tác truyền thống, các đối tác chiến lƣợc để giải quyết có hiệu quả việc mua sắm các trang bị chiến đấu để đảm bảo yêu cầu công tác, chiến đấu và bí mật của lực lƣợng Công an nhân dân trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tập trung chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh, kỷ cƣơng, mệnh lệnh công tác của cán bộ Công an, nhất là tại các bộ phận thƣờng xuyên tiếp xúc, làm việc với nhân dân.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, các Bộ: tổng hợp, xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, Đề án, dự án; xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực và phân bổ các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để thực hiện hiệu quả việc đầu tƣ dự án trang thiết bị cho lực lƣợng CAND. Căn cứ tiến độ thực hiện Đề án và các dự án thành phần đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí kinh phí và hƣớng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, quyết toán kinh phí của đề án, dự án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.
Phối hợp với Bộ Tƣ pháp chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với lực lƣợng Công an rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, đầu tƣ trang bị; tham mƣu chính quyền các cấp bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản mới cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lƣợng Công an nhân dân.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng và thi hành pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm; phổ biến rộng rãi gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong phòng, chống tội phạm; giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi phạm tội.
Phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phƣơng. Cân đối ngân sách địa phƣơng để cấp phát kinh phí, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phƣơng tiện cho lực lƣợng Công an nhân dân đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.
KẾT LUẬN
Quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị từ vốn ngân sách Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả là vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm. Đầu tƣ trang thiết bị trong ngành Công an là đầu tƣ đặc thù cho cơ sở vật chất ngành An ninh - Quốc phòng càng đòi hỏi quản lý có hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị trong lực lƣợng Công an nhân dân là việc làm có ý nghĩa to lớn nâng cao uy tín của Ngành, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, tiết kiệm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc góp phần phát triển Đất nƣớc văn minh, hiện đại.
Nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay trong quản lý và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong ngành Công an, đề tài đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong Công an nhân dân trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị trong Công an nhân dân.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua công tác quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng; tuy nhiên, công tác này còn tồn tại một số hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.
Để hoàn thiện quản lý các dự án đầu tƣ trang thiết bị tại Bộ Công an, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: (1) Lựa chọn danh mục đầu tƣ trang thiết bị đảm bảo hiệu quả đầu tƣ; (2) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch các dự án đầu tƣ trang thiết bị; (3) Hoàn thiện công tác đấu thầu; 4, Hoàn thiện quản lý thực hiện dự án; (5) Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án; (6) Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý dự án đầu tƣ trang thiết bị; (7) Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về quản lý đầu tƣ cho BCA.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an, 2011. Thông tư số 08/2011/TT-BCA ngày 18/02/2011 quy định về giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân. Hà Nội. 2. Bộ Công an, 2012. Thông tư số 70/2012/TT-BCA ngày 20/11/2012 quy
định quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư không xây dựng công trình trong Công an nhân dân. Hà Nội.
3. Bộ Công an, 2014. Thông tư số 19/2014/TT-BCA ngày 13/5/2014 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong Công an nhân dân. Hà Nội. 4. Bộ Công an – Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2007. Thông tư
Liên tịch số 15/2007/TTLT-BCA-BTC-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2006/NĐ-CP về tiêu chuẩn vật chất hậu cần trong Công an nhân dân. Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2000. Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 19/9/2000 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/1999/TT-BKH. Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2003. Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 1999. Thông tư số 06/1999/TT-BKH, ngày 24/11/1999 hướng dẫn về tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu tư. Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015. Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Hà Nội.
9. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách. Hà Nội.
10. Chính phủ, 1997. Nghị định số 36/1997/ NĐ-CP ngày 24/4/1997 về Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Hà Nội.
11. Chính phủ, 1999. Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP ngày 08/7/1999 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Hà Nội.
12. Chính phủ, 2000. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngµy 05/5/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Hà Nội.
13. Chính phủ, 2003. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngµy 30/01/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Hà Nội.
14. Chính phủ, 2005. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/3/2005 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.
15. Chính phủ, 2006. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/3/2005 về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.
16. Chính phủ, 2006. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức. Hà Nội.
17. Chính phủ, 2006. Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng CAND. Hà Nội.
18. Chính phủ, 2008. Nghị định số 58/2006/NĐ-CP ngày 5/5/2008 thay thế Nghị định số 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu. Hà Nội.
19. Chính phủ, 2009. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát đánh giá đầu tư. Hà Nội.
20. Chính phủ, 2009. Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 hướng dẫn về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hà Nội.
21. Chính phủ, 2009. Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. Hà Nội.
22. Chính phủ, 2014. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội.
23. Chính phủ, 2015. Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 hướng dẫn về kế hoạch đầu tư công trung hạn. Hà Nội.
24. Trần Nguyệt Hà (2009), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
25. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2011), “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội,”.
26. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác - Lê Nin. Hà Nội: NXB Lý luận Chính trị. 27. Đặng Ngọc Viễn Mỹ (2014), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước trên địa bản tỉnh Ninh Bình”.
28. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội. 29. Quốc hội, 2013. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội. 30. Quốc hội, 2002. Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. Hà Nội. 31. Quốc hội, 2003. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. Hà Nội. 32. Sử Đình Thành (2010), “Giáo trình đầu tư công”, Trƣờng Đại học Kinh
33. Tô Quang Thiện (2011), “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện (từ thực tiễn huyện Đông Anh)”.