Nền tảng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 45 - 48)

Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn

3.1 Tổng quan thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam

3.1.1 Nền tảng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể. Theo tỷ giá danh nghĩa, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.960 USD năm 2013, thuộc nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người ở ngưỡng trung bình [10]. Điều này đồng nghĩa với tiềm năng cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán như thẻ tín dụng sẽ tiềm năng hơn. Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chững lại do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của dịch vụ thẻ.

Môi trƣờng xã hội, văn hoá

Việt Nam là nước có dân số khá đông với cơ cấu dân số trẻ, năng động, khả năng nắm bắt các dịch vụ mới, hiện đại khá nhanh. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2011-2013 là 1.05%, tỷ lệ dân số trẻ tính đến năm 2013 trong độ tuổi 10-29 chiếm 40% dân số Việt Nam [11, 12]. Cư dân đô thị tăng lên rất nhanh cùng với quá trình đô thị hoá của nền kinh tế là đối tượng tiềm năng để triển khai dịch vụ thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán còn khá phổ biến, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán còn cao. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là 12,6% [20]. Ngoài ra, hiểu biết của người dân Việt Nam về các dịch vụ tài chính ngân hàng chưa cao, số người dân được tiếp cận với các dịch vụ thanh toán hay có tài khoản tại ngân hàng còn khá khiêm tốn. Có thể nói thị trường Việt Nam rất tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức lớn để các ngân hàng khai thác mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

Môi trƣờng pháp lý

Hiện nay có thể nói hệ thống các văn bản pháp lý hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng ở Việt Nam đã khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại Việt Nam có những chiến lược phát triển dịch vụ thẻ trong lâu dài.

Bảng 3.1: Khung pháp lý liên quan tới thanh toán thẻ

29/12/2006

Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam

15/5/2007

Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

24/08/2007

Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước

27/12/2011 Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 – 2015

28/12/2012

Thông tư số 36/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.

Đầu tiên, bản Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho giai đoạn 2006 – 2010 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đã giảm đáng kể, việc trả lương qua tài khoản đối với đối tượng hưởng lương qua ngân sách được thực hiện tốt, mạng lưới chấp nhận thẻ tăng lên đáng kể… Tiếp đó, để góp phần cụ thể hoá việc triển khai Đề án, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước.

Rút kinh nghiệm từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại từ bản Đề án đầu tiên, Chính phủ tiếp tục cho ban hành bản Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu tổng quát của các đề án này là nhằm đa dạng hoá dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Cụ thể, đề án hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 11%, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên 35 – 40%, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ mà trung tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ.

Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước cũng cho ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh thẻ thanh toán của các tổ chức tín dụng.

Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 36/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động. Thông tư này với những quy định cụ thể về trang bị AMT, về quản lý, vận hành ATM, về những yêu cầu cụ thể đối với ATM hay quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động sẽ là định hướng quan trọng để các ngân hàng thương mại đưa ra chiến lược phát triển mạng lưới thanh toán phù hợp.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư mới thay thế cho Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam, bảo đảm hội nhập phương tiện, kỹ thuật tiến tiến, hiện đại mới được ứng dụng trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả tổ chức phát hành thẻ và cả người sử dụng thẻ ngân hàng. Dự thảo Thông tư đã được soạn thảo khá công phu, chi tiết, bao trùm mọi lĩnh vực của hoạt động thẻ ngân hàng, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay tại Việt Nam [21].

Môi trƣờng công nghệ

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, việc phát triển môi trường công nghệ tại Việt Nam cũng rất được chú trọng. Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, xem khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực được đầu tư công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các ngân hàng đều chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình phát triển, điển hình là nâng cấp phần mềm lõi ngân hàng. Ngoài ra, sự phát triển của lĩnh vực viễn thông cũng góp phần quan trọng hiện đại hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có sản phẩm thẻ. Việt Nam được đánh giá là thị trường viễn thông đầy năng động, tiềm năng. Tổng doanh thu viễn thông tăng mạnh từ 3,5 tỷ USD lên 7,4 tỷ USD giai đoạn 2007 – 2013. Trong thời gian qua, số thuê bao di động cũng như doanh thu đi động tại Việt Nam có sự tăng trưởng rất ấn tượng, từ khoảng 44 triệu thuê bao năm 2007 tăng lên hơn 136 triệu thuê bao năm 2013. Số người dùng Internet tăng từ 17,7 triệu năm 2007 lên 33 triệu năm 2013, tương đương với 37% dân số tiếp cận được dịch vụ Internet [8, 22]. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực di động cũng như Internet tạo nền tảng quan trọng để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán, mở rộng kênh phân phối mới, hiện đại như Internet banking, Mobile banking, SMS banking…, từ đó thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)