Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 48 - 52)

Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn

3.1 Tổng quan thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam

3.1.2 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam

Lĩnh vực thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam còn khá non trẻ, với chỉ hơn 20 năm tuổi. Trong những năm đầu triển khai (1991 – 1992), các ngân hàng thương mại đi tiên phong về dịch vụ thẻ tại Việt Nam như Vietcombank, ACB mới chỉ thực hiện vai trò là đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và MasterCard [3]. Phải đến năm 1996 – 1997, một số NHTM của Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của các Tổ chức thẻ quốc tế, thiết lập hệ thống nối

mạng trực tiếp với các Tổ chức thẻ quốc tế đó để song song thực hiện dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ quốc tế. Trong giai đoạn 1996 – 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Đến nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đã có những bước phát triển khá ấn tượng.

Về hoạt động phát hành thẻ

Trong thời gian qua, hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Năm 2008, tại Việt Nam có 25 tổ chức phát hành thẻ với tổng số thẻ là 15,03 triệu thẻ, trong đó có 0,74 triệu thẻ tín dụng. Đến quý I/2014, toàn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, số lượng thẻ tín dụng đạt 2,52 triệu thẻ (trong tổng số 68,55 triệu thẻ), tăng 3,7% so với cuối năm 2013 [13]. Tuy đã có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá non trẻ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số thẻ thanh toán phát hành tại Việt Nam. Số lượng thẻ tín dụng phát hành cũng như số thương thiệu thẻ còn quá khiêm tốn so với quy mô dân số hơn 90 triệu dân tại Việt Nam. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác trong thời gian tới.

Bảng 3.2: Thống kê thẻ tín dụng phát hành tại Việt Nam Năm Số tổ chức phát hành thẻ (triệu thẻ) Tổng số thẻ (triệu thẻ) Số thẻ tín dụng (triệu thẻ) 2008 25 15,03 0,74 2009 34 22 0,81 2010 39 31,7 0,89 2011 46 42,3 1,16 2012 52 54,29 1,62 2013 52 66,21 2,43 Quý I/2014 52 68,55 2,52

Nguồn: Hiệp hội thẻ, NHNNVN

Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các ngân hàng cũng quan tâm đến nâng cao chất lượng, độ bảo mật của thẻ thanh toán. Công nghệ thẻ thông minh EMV đang dần phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn giới hạn trong một số ngân hàng nhất định. Các ngân hàng cũng đã tích cực tham gia các Tổ chức thẻ quốc tế.

Về phát triển mạng lƣới thanh toán thẻ

Thời gian qua, các ngân hàng đã quan tâm phát triển hệ thống ATM và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ POS cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Bảng 3.3: Thống kê ATM, POS tại Việt Nam

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Quý

I/2014 ATM 7.051 8.500 11.500 12.350 14.269 15.265 15.498 POS 29.215 36.620 51.860 55.000 104.516 129.653 137.774

Số lượng ATM, POS tăng đáng kể trong thời gian qua: ATM tăng từ 7.051 máy năm 2008 lên 15.498 máy vào quý I/2014; POS năm 2008 là 29.215 máy đến quý I/2014 tăng lên 137.774 máy [3, 13]. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư… các ngân hàng còn nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên ATM như thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông…), nộp tiền tại ATM… từ đó mang lại tiện ích cho khách hàng, giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Đáng chú ý, trong quá trình mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ, các ngân hàng đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động hợp tác liên kết, tận dụng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Ngay từ năm 2004 – 2005, liên minh thẻ do Vietcombank và 15 ngân hàng thương mại đã chính thức đi vào hoạt động, hình thành công ty chuyển mạch thẻ Smartlink. Sau Smartlink, các ngân hàng tiếp tục thực hiện liên kết và cho ra đời hai tổ chức chuyển mạch thẻ nữa là Banknetvn và VNBC. Đến nay, mạng lưới ATM về cơ bản đã liên thông toàn thị trường, chủ thẻ các ngân hàng đã có thể giao dịch trên ATM của các ngân hàng khác.

Tiếp sau sự thành công của kết nối mạng lưới ATM, bắt đầu từ tháng 10/2010, NHNN đã chỉ đạo và phối hợp với các ngân hàng, các công ty chuyển mạch mở rộng kết nối mạng POS trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng [3]. Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ của các NHTM mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của NHTM, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.

Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ của Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thượng hiệu quốc tế như Visa, MasterCard, JCB, Amex, Diners Club, China UnionPay. Ngoài những kênh thanh toán truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đẩy mạnh phát triển, cung ứng các kênh hiện đại như Internet banking, Mobile banking…

Bên cạnh những kết quả đạt được, mạng lưới thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn có những mặt tồn tại cần khắc phục: cơ sở hạ tầng phân bố chưa đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc nghẽn; lỗi phát sinh khi thực hiện giao dịch vẫn xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chủ thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 48 - 52)