Một số đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 66 - 71)

Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn

3.3 Một số đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP

TMCP Quân đội

3.3.1 Những kết quả đạt được

mang đến lợi thế đi tắt đón đầu cho dòng thẻ tín dụng của MB. Các tiện ích, tính năng mới, hiện đại liên tục được tích hợp vào thẻ tín dụng nhằm tăng cường chất lượng để phục vụ tốt nhất khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của MB. Tiêu biểu phải kể đến việc áp dụng công nghệ thẻ chip thông minh EMV trong sản xuất thẻ tín dụng giúp tăng cường tính bảo mật, an toàn cho chủ thẻ trong quá trình sử dụng thẻ.

Ngân hàng TMCP Quân đội đã tận dụng hạ tầng thanh toán thẻ được đầu tư từ trước để phục vụ thanh toán thẻ tín dụng, cùng với đó là tiếp tục đầu tư tăng cường số lượng các máy ATM, POS cũng như hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch nhằm mở rộng kênh tiếp cận dịch vụ tới khách hàng.

Việc hoàn thành và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ khá sớm (năm 2008) mang lại cho MB một lợi thế lớn trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng cũng như cấp hạn mức cho khách hàng chính xác hơn, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Ngoài ra, dưới sự tư vấn chuyên nghiệp của đối tác Deloitte, MB là một trong những ngân hàng tiên phong xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế Basel 2, từ đó giúp ngân hàng hạn chế tối đa những tổn thất xuất phát từ nguyên nhân con người, sự không tuân thủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn trên nền tảng quản trị rủi ro vững mạnh.

Trong thời gian qua, chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội không ngừng được cải thiện. MB không ngừng tăng cường liên kết với các đối tác trong nhiều lĩnh vực nhằm mang lại nhiều ưu đãi cho khách hàng. Tiêu biểu là chương trình Get & More cho phép chủ thẻ tận hưởng những sản phẩm, dịch vụ hàng đầu với mức giá ưu đãi trong các lĩnh vực: mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, ẩm thực… Thậm chí, có những tiện ích cao cấp cũng được tích hợp sẵn vào những dòng thẻ tín dụng hạng chuẩn/vàng như việc hỗ trợ bảo hiểm du lịch toàn cầu với giá trị tương đối lớn. Ngoài những kênh giao dịch truyền thống, MB cũng đã

chú trọng phát triển các kênh mới, hiện đại như kênh ngân hàng điện tử eMB, kênh Mobile Banking…

Việc tham gia là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế VISA, đặc biệt là cho phát hành thành công dòng thẻ tín dụng cao cấp Visa Platinum chỉ hai năm kể từ khi triển khai dịch vụ thẻ tín dụng cũng là kết quả rất đáng ghi nhận của Ngân hàng TMCP Quân đội, giúp uy tín cũng như danh tiếng thương hiệu thẻ tín dụng của MB tăng lên đáng kể.

So với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đã có vị thế nhất định trên thị trường thẻ tín dụng, sản phẩm thẻ tín dụng của MB có sức cạnh tranh tương đối về nhiều mặt như hạn mức tín dụng, tính bảo mật, biểu phí (phí chậm thanh toán, phí ứng tiền mặt…) hay là điều kiện phát hành thẻ dễ dàng hơn. Đây cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để MB tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Công tác quảng bá sản phẩm cũng được Trung tâm thẻ Ngân hàng Quân đội chú trọng, nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại liên tiếp được triển khai giúp dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội có sức thu hút hơn đối với khách hàng.

3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1 Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đã đạt được, dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Quân đội còn khá non trẻ, số lượng thẻ tín dụng phát hành khá khiêm tốn. Tổng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng cũng như đóng góp của dịch vụ thẻ tín dụng vào thu nhập của MB còn ở mức thấp.

So với các đối thủ hiện nay, mạng lưới phục vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng Quân đội nhìn chung còn khá mỏng, số lượng máy ATM/POS của MB còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc phân bố các ATM/POS chưa đồng đều, tập trung chủ yếu tại các đô thị, thành phố lớn. Các kênh ngân hàng điện tử và SMS tuy đã được đưa vào triển khai nhưng các tiện ích mà

khách hàng có thể khai thác chưa thật sự phong phú. Dịch vụ SMS mới chỉ có chức năng thông báo thông tin giao dịch thẻ tín dụng cho chủ thẻ.

Các sản phẩm thẻ tín dụng tại MB vẫn chưa đa dạng. MB vẫn chưa cho phát hành các dòng thẻ đồng thương hiệu với các đối tác hay các loại thẻ hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể.

Chính sách phí của MB còn tồn tại một số điểm cần khắc phục. Việc duy trì phí phát hành thẻ cũng như quy định tỷ lệ thanh toán tối thiểu còn khá cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức hấp dẫn của thẻ tín dụng MB đối với khách hàng.

3.3.2.2 Nguyên nhân

Những nguyên nhân khách quan

Dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng Quân đội ra đời vào thời điểm nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá thấp, thu nhập của người dân giảm sút, sức cầu yếu của nền kinh tế, từ đó ảnh hướng khá nhiều đến nhu cầu tiêu cùng của người dân.

Thói quen sử dụng tiền mặt tại Việt Nam nhìn chung còn khá phổ biến, mức độ hiểu biết của người dân về lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa cao, số người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều. Tất cả điều này đều cản trở rất lớn sự phát triển lĩnh vực thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng.

Sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các ngân hàng khác: Trong những năm gần đây, các ngân hàng đều chuyển hướng chiến lược kinh doanh, chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, trong đó có sản phẩm thẻ tín dụng. Các đối thủ đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng từ khá lâu, sản phẩm của họ đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường mới. Hơn thế nữa, sự cạnh tranh quyết liệt còn đến từ các ngân hàng nước ngoài vốn đã rất mạnh về lĩnh vực thanh toán.

Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Việt Nam chưa thật sự phát triển cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tín dụng của Ngân hàng Quân đội.

Mô hình chuyển mạch thẻ phân tán tại Việt Nam làm cho tính liên thông giữa các ngân hàng trong thanh toán thẻ tín dụng chưa cao, từ đó gây ra tâm lý e ngại cho

khách hàng, buộc họ ưu tiên sử dụng dịch vụ của một ngân hàng nhất định (thông thường là dịch vụ của ngân hàng mà Công ty họ trả lương qua tài khoản). Điều này cũng hạn chế đáng kể khả năng mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng tại MB.

Những nguyên nhân chủ quan

Ngân hàng Quân đội cho triển khai sản phẩm thẻ tín dụng của mình khá muộn. Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến dịch vụ thẻ của MB chưa thật sự phát triển.

Ngân hàng Quân đội đã cho triển khai khá nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các chương trình này còn giới hạn trong một phạm vi nhất định: chương trình Get&More triển khai chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài ra, các đơn vị liên kết với MB trong thanh toán thẻ tín dụng cũng chưa thật sự nhiều.

Đội ngũ nhân viên thẻ tại Ngân hàng Quân đội còn khá mỏng, chưa thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.

Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội 001 (Trang 66 - 71)