Xác định mục tiêu, yêu cầu áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh hà giang (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

4.1. Xác định mục tiêu, yêu cầu áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:

trong thời gian tới đối với cơ quan QLNN về kinh tế tỉnh Hà Giang

4.1.1. Mục tiêu:

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 nhằm xây dựng và thực hiện một Hệ thống quản lý chất lƣợng trong một tổ chức dựa trên các nguyên tắc cơ bản ISO 9000 để tạo ra một phƣơng pháp làm việc khoa học có hệ thống, đảm bảo công việc dịch vụ có chất lƣợng ổn định, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và qua đó nâng cao tính chất phục vụ, gắn bó giữa Nhà nƣớc và nhân dân

4.1.2. Yêu cầu:

- Đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã xây dựng và áp dụng HTQLCL thì tiếp tục áp dụng và duy trì HTQLCL đã xây dựng, đồng thời phải thƣờng xuyên cải tiến HTQLCL theo yêu cầu, nhiệm vụ mới

- Tiến hành bổ sung cơ chế áp dụng HTQLCL theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 ở Hà Giang kết hợp với thực hiện Đề án 30 của Chính phủ. - Kết hợp việc áp dụng HTQLCL với việc chuẩn hoá công vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc thực hiện việc sàng lọc, chuẩn hoá, công khai hoá công vụ. Áp dụng các công nghệ mới vào quản lý nhƣ công nghệ thông tin, truyền thông, các chƣơng trình nâng cao năng suất chất lƣợng trong quản lý chuẩn hoá về tổ chức, về trang thiết bị làm tăng năng suất trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.

- Khẳng định HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 có thể hỗ trợ tốt cho CCHC, trƣớc hết là cải cách thủ tục hành chính (công khai, minh bạch,

đơn giản, thuận lợi) trong xử lý công việc, trong tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của tổ chức và công dân qua cơ chế “một cửa liên thông”. Các quy trình xử lý công việc đƣợc ISO hóa là căn cứ không thể thiếu để viết các phần mềm vận hành mạng. Khi đi vào vận hành ổn định, hệ thống này sẽ giúp cho cán bộ, công chức (trƣớc hết là thủ trƣởng cơ quan) bớt sự vụ, bớt họp hành, gia tăng giá trị, kiểm soát công việc tốt hơn.

- Xác định nhu cầu, nội dung cụ thể và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của từng cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008, mỗi cơ quan buộc phải tuân thủ các yêu cầu chung và các yêu cầu cụ thể của hệ thống, bám sát các mục tiêu, yêu cầu của CCHC. Phạm vi áp dụng của hệ thống phải bao gồm các công việc chính của cơ quan (gồm các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nƣớc và các nhiệm vụ hỗ trợ quan trọng).

- Cần khắc phục tình trạng chuyên gia tƣ vấn không đủ năng lực bằng cách cơ quan tƣ vấn rút kinh nghiệm, bổ túc kiến thức về quản lý hành chính và CCHC cho các chuyên gia với sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN và nội vụ. Thủ trƣởng cơ quan áp dụng cần giúp chuyên gia tƣ vấn nắm vững yêu cầu và đặc điểm của cơ quan, nắm bắt và hiện thực hóa tối đa giải pháp hợp lý (kể cả cải tiến và đổi mới) trong các quy trình xử lý công việc, không đƣợc sao chép thực tế máy móc và không đƣợc vận dụng máy móc mô hình của các doanh nghiệp vào cơ quan hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh hà giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)