CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
3.2. Thực trạng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:20
3.2.2. Đánh giá hiệu quả áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 vào hoạt động của cơ QLNN về kinh tế tỉnh Hà Giang
Áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 phục vụ cho cải cách hành chính công tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế tỉnh Hà Giang bƣớc đầu đã cơ bản tạo ra một phƣơng pháp làm việc khoa học, nâng cao đƣợc năng lực và tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, nâng cao chất lƣợng công việc, đơn giản và công khai hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian.
Một số hiệu quả cụ thể qua áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đƣợc nhiều cơ quan hành chính ở tỉnh Hà Giang xác nhận là:
o Qua qui trình hóa công việc giúp các cơ quan xác định rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của từng thành viên trong đơn vị từ lãnh đạo đến các chuyên viên, ranh giới trách nhiệm và mối quan hệ các phòng ban trong đơn vị (kể cả các bên liên quan ngoài đơn vị) đều đƣợc xác định rõ trong tổ chức, qua đó tránh đƣợc sự chống chéo, đồng
thời tăng cƣờng đƣợc sự phối hợp trong xử lý công việc; Qua bản mô tả chức danh, công việc của từng cá nhân, từ đó nâng cao trách nhiệm, tác phong làm việc cán bộ công chức góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; Qui trình thực hiện công việc rõ cách làm hơn (theo trình tự nào, cơ sở pháp lí nào) giúp cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan làm việc theo đúng quy trình về nội dung, thời gian, trình tự các bƣớc xử lý công việc;
o Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ chặt chẽ hơn hẳn so với trƣớc . Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới từng lĩnh vực và hồ sơ ứng với từng vụ việc đã giải quyết đƣợc thu thập, sắp xếp, mã hóa, lƣu giữ ở từng đơn vị chức năng…Tình trạng tài liệu, hồ sơ để phân tán, thất lạc, không đƣợc cập nhật kịp thời đã đƣợc khắc phục đáng kể, rất thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng. Đây là hiệu quả rõ rệt nhất thể hiện yêu cầu của CCHC về tính minh bạch trong xử lý công việc, đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao kỹ năng (yêu cầu cơ bản về năng lực) của cán bộ, công chức.
o Giúp thủ trƣởng cơ quan và cán bộ, công chức nắm vững và chủ động hơn trong xử lý công việc (tức khả năng kiểm soát công việc tốt hơn), giảm đáng kể việc đùn đẩy, chờ đợi, tranh cãi giữa các đơn vị chức năng hay giữa các cán bộ, công chức liên quan trong xử lý công việc (nhờ đã xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, trình tự, căn cứ pháp lý… trong các quy trình tác nghiệp).
o Các quy trình xử lý công việc theo ISO là cơ sở không thể thiếu để xây dựng các phần mềm xử lý công việc qua mạng theo yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính (rất rõ ở những nơi đã nối mạng, xử lý công việc trên mạng nhƣ ở Sở Khoa học và Công nghệ).
o Tạo nề nếp làm việc khoa học, tiết kiệm thời gian góp phần thực hiện tốt nội dung cải cách hành chính, hạn chế tình trạng gây khó khăn, sách nhiễu do công khai, minh bạch thời gian giải quyết công việc giúp các bộ phận liên quan hoặc công dân kiểm tra đƣợc dễ dàng, thuận tiện.
o Góp phần tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quản lý, kiểm soát các quá trình công việc tốt hơn. Giải quyết các văn bản chính xác, kịp thời, công khai minh bạch, gọn nhẹ, rõ ràng, Cải tiến chất lƣợng phục vụ nhân dân, bảo đảm chất lƣợng đầu vào, đầu ra ổn định theo hƣớng nhanh gọn đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc và thực hiện thành công Quyết định 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 và Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng