CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN/TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước :
Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hệ thống quản lý chất lƣợng và các vấn đề liên quan đến áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng.
Trong đó nổi bật nhất là 02 cuốn sách khoa học kỹ thuật của nƣớc ngoài của tác giả Weimerskirch và của IXKAOA đã có những công trình nghiên cứu rất bài bản và sâu sắc về chất lƣợng.
Trong tác phẩm MBA trong tầm tay – Quản lý chất lượng toàn diện
của tác giả Stephen George –Arnold Weimerskirch (2009), Tác giả đi sâu vào nghiên cứu về tổng quan tình hình quản lý chất lƣợng, hiệu quả Áp dụng hệ thống QLCL, đƣa ra các mô hình quản lý hay, tiến bộ đƣợc và có dẫn chứng bằng việc các công ty lớn, các tổ chức đã áp dụng thành công hệ thống QLCL. Tuy nhiên tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trong các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, chƣa đề cập đến vấn đề áp dụng trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Trong cuốn Quản lý chất lượng theo phương pháp nhật của tác giả KAORU IXKAOA (1990) đã nghiên cứu một cách sâu sắc về chất lƣợng và quản lý tổng hợp chất lƣợng. Từ kinh nghiện thực tiễn của bản thân trong hơn 30 năm hoạt động chất lƣợng, tác giả đã nghiên vấn đề về lịch sử về quản lý tổng hợp chất lƣợng, kinh nghiệm quản lý của nhật so với của phƣơng Tây, những đặc điểm của công tác quản lý chất lƣợng của nhật; tác giả đƣa ra định nghĩa về quản lý chất lƣợng, về chất lƣợng và cách tiếp cận vấn đề quản lý, các mô hình hoạt động nhóm chất lƣợng, các kinh nghiệm áp dụng hệ thống
quản lý chất lƣợng theo phƣơng pháp nhật vào hoạt động sản xuất kinh doanh... Tóm lại, cuốn sách của tác giả IXKAOA chứa đựng nhiều lời khuyên và chỉ dẫn về chuyện làm gì và không nên làm cái gì, có thể áp dụng cho mọi công ty. Hạn chế trong nghiên cứu của ông là không phân tích nhiều cơ sở lý luận khác nhau mà chủ yếu là đƣa ra kinh nghiệm từ thực tế của bản thân trong quá trình hoạt động chất lƣợng
Tóm lại, đối với các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đã cung cấp cho chúng ta đƣợc rất nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng và duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất một cách hiệu quả nhất đối với các mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch, nơi mà tạo ra các sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lƣợng dựa trên một quy trình quản lý tốt. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia có một môi trƣờng văn hóa và điều kiện kinh tế khác nhau nên việc áp dụng các mô hình tiến bộ theo tiêu chuẩn của quốc tế vào các tổ chức, đơn vị ở Việt Nam đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới chứng minh đƣợc tính hiệu quả của mô hình quản lý chất lƣợng, đặc biệt là việc áp dụng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài chƣa đề cập đến, nhất là về vấn đề văn hóa công sở, môi trƣờng làm việc...
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Thông qua các báo cáo kết quả thực hiện ISO tại Việt Nam để có đƣợc một bức tranh tổng quan về tình hình triển khai và áp dụng HTQLCL, tìm kiếm những vấn đề còn khó khăn, bất cập và đề xuất giải pháp thực hiện. Các bài viết, báo cáo, công trình nghiên cứu cũng đã đề ra nhiều vấn đề cần giải quyết, song cũng có những vấn đề mang tính kỹ thuật, cơ chế chính sách thì chƣa đƣợc nghiên cứu sâu và đƣa ra đƣợc giải pháp toàn diện.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, mặt bằng dân trí thấp... Trong những năm qua đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, sự hỗ tài trợ kinh phí của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là có sự quan tâm, đóng góp của các nhà khoa học giúp Hà Giang nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát bền vững triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang. Đã có nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, xây dựng ; nông lâm nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa... tạo ra đƣợc nhiều mô hình khoa học vó giá trị kinh tế cao. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và cải các hành chính công, năm 2006 đã nhận đƣợc sự quan tâm của Viên năng suất chất lƣợng tƣ vấn cho Tỉnh Hà Giang đƣa vào nghiên cứu áp dụng thử nghiệm Hệ thống QLCL vào hoạt động tại Sở KH&CN tỉnh Hà Giang với mục đích nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về KH&CN, tạo môi trƣờng làm việc minh bạch, có trách nhiệm cho cán bộ CCVC, nâng cao vai trò lãnh đạo của Giám đốc sở... Kết quả nghiên cứu ứng dụng của dự án đã chứng minh tính hiệu quả của Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO, đồng thời cũng đƣa ra những khó khăn thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất gải pháp mở rộng áp dụng đối với các cơ hành chính nhà nƣớc của tỉnh Hà Giang. Kết quả của dự án khoa học đã rút ra đƣợc một số kinh nghiệm sau:
- Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện quyết tâm khi triển khai áp dụng ISO vào hoạt động của tổ chức mình, thể hiện qua hành động chỉ đạo sâu sát, trao quyền hạn và tăng cƣờng trách nhiệm cho các bộ phận, bố trí nguồn lực cần thiết.
- Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của tất cả thành viên trong tổ chức, đảm bảo sự hiểu biết nhất định về vai trò của quản trị chất lƣợng và những lợi ích của nó mang lại cho hoạt động của cơ quan.
- Khảo sát kỹ và đánh giá khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị, để từ đó xác định đƣợc cấu trúc hệ thống QLCL đảm bảo tập trung, gọn và hiệu quả. Tránh xây dựng tràn lan quy trình, làm cồng kềnh hệ thống và mất nhiều thời gian, hiệu quả thấp.
- Dành nhiều thời gian cho thời gian Ban hành và áp dụng trƣớc đánh giá chứng nhận (khoảng 4 - 5 tháng), tổ chức đánh giá nội bộ nghiêm túc và thƣờng xuyên tổ chức việc xem xét của lãnh đạo để kịp thời sử lý các phát sinh, hoàn thiện hệ thống văn bản QLCL.
Các kiến nghị của dự án:
- Tỉnh tiếp tục tăng cƣờng chỉ đạo các ngành, huyện, thị xã quán triệt và chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan mình. Ƣu tiên những cơ quan, địa phƣơng có điều kiện cơ sở vật chất tƣơng đối khá và đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có nhiều hoạt động thƣờng xuyên tiếp xúc với dân và các tổ chức kinh tế, để áp dụng trƣớc.
- Tuyên truyền thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện thông tin: Báo Hà Giang, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các kinh nghiệm, mô hình tốt khi triển khai áp dụng.
- Bộ Khoa học và công nghệ xem xét và quy định (phân cấp) cho các tổ chức đánh giá chứng nhận và cơ quan chứng nhận để đảm bảo cho các cơ quan, địa phƣơng áp dụng thực hiện đƣợc thuận lợi.
Từ kết quả của dự án, năm 2007 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án mở rộng áp dụng HTQLCL vào hoạt động tại các cơ quan HCNN giai đoạn 2007- 2010, đến năm 2011 tiếp tục phê duyệt Kế hoạch áp dụng HTQLCL vào hoạt động tại các cơ quan HCNN giai đoạn 2011 – 2013. Đến nay vẫn chƣa có một
công trình nghiên cứu nào đánh giá về kết quả triển khai mở rộng áp dụng HTQLCL trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Nhận xét chung : Việc nghiên cứu triển khai Dự án Ứng dụng Hệ thống QLCL tịa Sở KH&CN đã làm rõ hơn được về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng HTQLCL vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời thời cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện và đưa ra các đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng và mở rộng HTQLCL. Tuy nhiên, do thời gian áp dụng ngắn, chưa nhìn nhận rõ được những khó khăn bất cập tiềm ẩn trong việc triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, cho nên việc áp dụng và duy trì hệ thống QLCL của các cơ quan hành chính nhà nước còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp tháo gỡ.