Cấu trúc hệ thống phúc lợi xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 26)

5. Kết cấu luận văn

1.4 Cấu trúc hệ thống phúc lợi xã hội

Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của phúc lợi xã hội có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn này,tác giả sử dụng quan điểm phân chía cấu trúc của hệ thống phúc lợi xã hội thành hai bộ phần gồm: bảo hiểm xã hội và bảo trợ (cứu trợ) xã hội.

1.4.1 Bảo hiểm xã hội

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có tư hưu về tư liệu sản xuất, mọi người cùng lao động, sản phẩm làm ra phân phối bình quân, nên khi gặp khó khăn của mỗi người sẽ được cộng đồng san sẻ. Trong xã hội phong kiến, quan lại dựa theo bổng lọc của vua, dân cư khi gặp khó khăn chờ đợi sự giúp đỡ của cộng đồng làng xóm. Với những cách này, người gặp khó khăn hoàn toàn thụ động trông chờ vào sự hảo tâm.

Trong điều kiện kinh tế thị trường xuất hiện việc thuê mướn công nhân. Ban đầu người chủ chỉ cam kết chi trả công lao động sau phải đảm bảo sự chi trả cả sự rủi ro nhất định của người lao động. Cuộc đấu tranh giữa người lao động với chủ để chi trả những khoán rủi ro nhất định của người lao động diễn ra rộng. Dần dần nhà nước phải can thiệp và điều chỉnh điều này. Toàn bộ những hoạt động để đề phòng sự rủi ro của người lao động gọi là hệ thống bảo hiểm xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là cộng hòa Liên Bang Đức) dưới thời của thủ tướng Otto von Bismarck, sau đó được lan dần sang nhiều nước trên thế giới. Theo tổng kết của ILO (công nước 102 năm 1952 tại Giơnevo), bảo hiểm xã hội bao gồm chín chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi giả, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất. Các quốc gia khác nhau thường cũng khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, tùy thuộc vào khả

năng tài chính và khả năng quản lí,...Tuy nhiên các nước ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật.

Trong các công ước quốc tế, mỗi chế độ bảo hiểm xã hội đều được cụ thể hóa bằng những điều, những mục vừa cụ thể, vừa mang tính định hướng để các nước vận dụng. Nếu nhìn nhận một cách khái quát, mỗi chế độ đều được kết cấu bởi các nội dung sau: mục đích thực hiện chế độ, đối tượng được bảo hiểm, điều kiện trợ cấp, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp.

Ở nước ta, xét về mặt lịch sử bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX với một số chế độ ốm đau, chế độ hưu trí áp dụng cho đối tượng phục vụ cho bộ máy của Pháp. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, những quy định về bảo hiểm xã hội được thể hiện trong điều 14 Hiến pháp năm 1946 quy định: “những người công dân già cả hoặc tàn tật, không làm được việc thì giúp đỡ.” Hiện nay, nước ta thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội ở những nội dụng sau: chế độ bảo hiểm ốm đau và nghỉ dưỡng sức; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm thai sản; chế độ hưu trí, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ tử tuất.

Như vậy, Bảo hiểm xã hội “là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao dộng do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời

góp phần đảm bảo an sinh xã hội.” (Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013,tr114).

Dưới góc độ kinh tế: bảo hiểm xã hội là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện

vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

Dựa theo các chế độ bảo hiểm xã hội mà các nước thực hiện theo công ước ILO tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các chế độ sau: Bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm thai sản, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và và bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất.

Bảo hiểm y tế

Theo công ước 102 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế ILO, thì bảo hiểm y tế là một cơ chế của hệ thống phúc lợi xã hội. Trên thực tế, có một bộ phận bảoyuyut hiểm y tế mang đặc trưng của bảo hiểm xã hội và một bộ phận khác cũng liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe con người mang tính chất kinh doanh như bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm trợ cấp nằm viện...Ở đây tác giả chỉ xét bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 1, điều 2 luật bảo hiểm y tế của Việt Nam thì bảo hiểm y tế: “

là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có

trách nhiệm tham gia” (Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013,tr245).

Mục đích của chế độ này cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để duy trì, khôi phục và cải thiện sức khỏe và khả năng làm việc cũng như đáp ứng nhu cầu cá nhân của đối tượng được bảo vệ. Bảo hiểm y tế không nhằm bù đắp thu nhập của người lao động hưởng bảo hiểm (như chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, thai sản...) mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khỏi bệnh tật trên cơ sở quan hệ bảo hiểm y tế mà họ tham gia, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.

Như vậy bảo hiểm y tế có đối tượng tham gia rộng rãi. Chủ yếu bao gồm những người làm công ăn lương. Ngoài ra còn có các đối tượng khác theo quy định của pháp luật của mỗi nước dựa vào công ước của ILO.

Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây trong trường hợp gặp rủi ro về sức khỏe, thai sản. Tuy nhiên bảo hiểm y tế không chi trả cho những trường hợp tự hủy hoại bản thân sức khỏe.

Mức trợ cấp và thai gian trợ cấp dựa trên cơ sở số chi phí y tế phát sinh trong thời gian điều trị và chăm sóc sức khỏe ( khám, chữa bệnh, vận chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên..)

Bảo hiểm ốm đau

Ốm đau, tai nạn là điều mà hầu như con người không thể tránh khỏi. Bảo hiểm ốm đau là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm ốm đau là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm ốm đau là một trong những chế độ bảo hiểm bắt buộc, có ý nghĩa to lớn đối với người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.

Đối với người lao động, bảo hiểm ốm đau nhằm hỗ trợ kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày đề người lao động nhanh chóng quay trở lại làm việc. Đối với người sử dụng lao động, bảo hiểm ốm đau gắn kết trách nhiệm của ngưởi chủ đối với người lao động khi sử dụng lao động. Từ chỗ bảo đảm cuộc sống, tâm lý cho người lao động để họ nhanh quay trở lại sản xuất, tăng năng suất lao động. Đối với nhà nước, cũng như bảo hiểm xã hội nó có ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế, xã hội.

Điều kiện được hưởng bảo hiểm này là những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau, phải gián đoạn thu nhập, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Những người lao động phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe như say rượu thì không được hưởng.

Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp phụ thuộc vào điều kiện làm lao động và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, tình trạng bệnh tật, mục đích của bảo hiểm của Nhà nước và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Từ những có sở này, mức hưởng bảo hiểm ốm đau thông thường thường thấp hơn mức tiền lương của người lao động khi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt có thể bằng 100 % tiền lương.

Bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản là một bộ phận của bảo hiểm xã hội bắt buộc, “bao gồm tổng hợp các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người

lao động nói chung khi nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai”

(Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013,tr149). Tuy nhiên hiện nay nhiều nước quy định lao động nữ và lao động nam đều được hưởng chế độ thai sản như nhau, ví dụ Thụy Điển, Bulgaria. Dù khác nhau về đối tượng hưởng thời gian nghỉ, mức trợ cấp nhưng pháp luật các nước đều giống nhau về mục đích hướng tới của chế độ bảo hiểm thai sản. Đó là thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là những trường hợp người lao động trong thời kỳ thai nghén, sinh đẻ, nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu.

Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp theo công ước 102 năm 1952 là các trường hợp thai nghén, sinh đẻ, và những hậu quả tiếp theo, còn sự gián đoạn thu nhập này sinh do pháp luật của quốc gia này quy định. Thời gian nghỉ cho các trường hợp này luôn cao hơn hoặc bằng mức Công ước nêu ra. Trợ cấp thai sản có hai loại là trợ cấp thay lương và trợ cấp một lần.

Chế độ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, “ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất khả

năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp”

(Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013,tr167). Như vậy, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội. Mục đích của chế độ này là bù đắp thu nhập cho người lao động, góp phần khôi phục sức khỏe và sức lao động của họ một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để họ tái hòa nhập vào sản xuất.

Đối tượng và điều kiện được hưởng trợ cấp là những người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động từ 5% trở lên. Đối tượng được hưởng trợ cấp này có thể bao gồm cả vợ góa hoặc con cái của người lao động trong trường hợp họ bị tai nạn lao động, bị tử vong.

Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp với các mức tương ứng như sau từ quỹ bảo hiểm xã hội: chi trả dám định y khoa cho người bệnh, trợ cấp thương tật một lần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Thời gian trợ cấp là suốt thời gian người lao động gặp rủi ro khi không có thu nhập.

Bảo hiểm hưu trí

Trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho người không còn tham gia lao động nữa. Người lao động khi nghỉ hưu, họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này. Trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm được thực hiện sớm nhất. Vì vậy, theo nghĩa chung nhất: “chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm

lao động nữa. Dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động nữa”

(Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013, tr181).

Đối tượng được hưởng bảo hiểm hưu trí là người hết tuoir lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa với điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 50 %. Theo Công ước 102 quy định đội tuổi nghỉ hưu không quá 65 tuổi.

Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp phụ thuộc vào tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ hoặc chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn.

Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất: “là chế độ bảo hiểm xã hội đối với người thân nhân trong của người lao động đang tham gia lao động hoặc đã tham gia quan hệ lao động nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ bảo hiểm mà bị chết (có thể gọi tắt là thân nhân của người lao động). Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiền tang lễ và trợ giúp cho thân nhân của người lao động khi mất đi người

trụ cột trong gia đình” (Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013,,tr182). Các chế độ bảo

hiểm xã hội khác dành cho người trực tiếp tham gia bảo hiểm xã hội, còn chế độ tử tuất dành cho thân nhân của họ. Như vậy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không những được đảm bảo thu nhập trong quá trình lao động, sau quá trình lao động mà ngay cả khi chết người thân của họ vẫn nhận được tiền hỗ trợ chế độ tử tuất. Trong chế độ tử tuất thân nhân người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp mai táng nhằm hỗ trợ một phần những chi phí cho người lao động trong việc tang lễ chôn cất họ. Trong chế độ tử tuất, thân nhân người lao động còn nhận được khoản tiền trợ cấp mà người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều kiện được hưởng trợ cấp tử tuất theo điều 60, Công ước 102 của ILO quy định: “Trường hợp bảo vệ phải gồm việc người vợ góa hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết” (Nguyễn Thị Kim Phụng, 2013)

Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp là chế độ chi trả bằng tiền theo định kỳ. Đối với người vợ góa có 2 con nhỏ, Công ước 102 quy định mức trợ cấp tối thiểu là 40% thu nhập trước đó của người lao động là trụ cột gia đình. Thời gian trợ cấp chế độ tử tuất phải đảm bảo cho con cái người lao động đủ tuổi trưởng thành. Đối với người vợ góa, trợ cấp trên đến khi họ tìm được việc làm và có thu nhập hoặc tái hôn.

Bảo hiểm thất nghiệp

Theo công ước số 102 của ILO năm 1952, bảo hiểm thất nghiệp: “được hiểu là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích

hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp” (Nguyễn

Thị Kim Phụng, 2013,tr210). Dưới góc độ kinh tế xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, giúp người thất nghiệp tạm thời đảm bảo cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 26)