Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 76 - 79)

2.2 .1Phương pháp nghiên cứu chung

4.2 Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản

và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt rất căn bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nươc.

Về chính trị, Nhật Bản là một nước đa đảng trong khi Việt Nam là đảng cộng sản lãnh đạo. Cho nên Việt Nam sẽ có sự nhất quán và chiến lược phát triển kinh tế nhất quán hơn.

Về kinh tế, trước hết, Nhật Bản và Việt Nam có nền tảng kinh tế ban đầu khác nhau, mục tiêu, con đường phát triển kinh tế xã hội và môi trường hỗ trợ bên ngoài của mỗi nước khác nhau. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã giúp đỡ Nhật Bản tăng được khối lượng ngoại thương và tăng hiệu quả kinh tế nhờ đưa các công ty Nhật Bản tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong khi đó sau chiến tranh, Việt Nam bij Mỹ cấm vận trong suốtt 20 năm (1975 – 1995) . Do đó Nhật Bản đã tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ngược lại, Việt Nam do có cơ sở hạ tầng lạc hậu nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp manh mún, năng suất thấp; nên Việt Nam chú ý nhiều vào khu vực nông nghiệp.

4.2 Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản Bản

4.2.1Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách bảo hiểm xã hội

Đối với bảo hiểm y tế

Nhật Bản đã thực hiện bảo hiểm y tế từ những năm 60 của thế kỷ XX. Việc áp dụng chính sách bảo hiểm sức khỏe toàn dân đã đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân có quyền khám chữa bệnh. Nhờ đó, mà người dân tránh được những rủi ro hoặc khó khắn khi lâm bệnh và họ có quyền tự do lựa chọn nơi khám bệnh. Trong chế độ bảo hiểm y tế quốc gia Nhật Bản đã có những thành công nhất là việc chia sẻ giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong việc thực hiện bảo hiểm y tế. Nhật Bản đã xây dựng được mức đóng góp phụ

thuộc vào khu vực, thu nhập, tài sản của mỗi hộ. Đặc biệt hệ thống bảo hiểm y tế đã có những chính sách chăm sóc cho người già miễn phí. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế của Nhật luôn luôn trong tình trạng chi phí cho y tế và chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn so với thu nhập quốc dân làm cho ngân sách nhà nước ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân là do chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người già, chi phí thuốc quá nhiều.

Đối với bảo hiểm hưu trí

Chế độ bảo hiểm hưu trí ở Nhật Bản phần nhiều đã đảm bảo cho người lao động khi về hưu một khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống. Theo quy định chung thông thường khi người lao động dù ở xí nghiệp tư nhân hay nhà nước khi về hưu đều nhận được một khoản lương hưu. Trợ cấp hưu trí của Nhật Bản được trả một lần hay trả nhiều lần. Có thể nói chế độ hưu trí của Nhật Bản rất đa dạng theo từng đối tượng tham gia với nhiều loại loại hình hưu trí khác nhau. Bên cạnh chế độ bảo hiểm, một số quỹ còn tồn tại chế độ giúp đỡ vật chất nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động khi về hưu. Điều đáng lưu ý là trong những năm 70 của thế kỷ XX Nhật Bản đã xách lập quyền hưu trí của người vợ không làm việc của những người lao động làm thuê. Như vậy, người vợ sẽ được nhận một khoản hưu cơ bản hay còn gọi là tiền ăn theo. Những khoản chi phí này là do chính những người lao động và bản thân người lao động đóng góp. Tuy nhiên, bảo hiểm hưu trí luôn được cải cách, nhưng ở giai đoạn này nhìn chung mức lương hưu vẫn còn thấp so với nhu cầu cuộc sống và so với một số quôc gia phát triển khác.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp (bảo hiểm việc làm)

Luật bảo hiểm thất nghiệp vào năm 1947, đã phần nào hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động. Trong giai đoạn này bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất việc. Ngoài ra, bảo hiểm thất

đối mặt với gánh nặng về tài chính cho ngân sách nhà nước. Các dịch vụ phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ làm cho người lao động tự nguyện xin nghỉ việc khi tiền lương quá thấp. Điều này làm cho sự ràng buộc giữa người lao động và chủ trở nên lỏng lẻo.

4.2.2. Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách hỗ trợ xã hội

Dịch vụ chăm sóc người già

Từ năm 1963 Nhật Bản đã thông qua luật phúc lợi ngưởi già. Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong giai đoạn này đã cho phép Nhật Bản thực hiện chăm sóc miễn phí cho người già. Ở Nhật Bản việc chăm sóc sức khỏe cho người gia đã được chính phủ phối hợp với các chính quyền địa phương tiến hành hàng loạt biện pháp. Từ chi phí triển khai các chương trình, đến các chính sách đều có sự phối hợp đồng bộ. Dịch vụ chăm sóc phúc lợi cho người già ở Nhật Bản được thực hiện với nhiều hình thức khá phong phú. Các dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người già.Tuy nhiên, dịch vụ này chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. Sự chăm sóc miễn phí cho người già đã làm cho ngân sách nhà nước luôn thâm hụt.

Chế độ phúc lợi người tàn tật

Chính sách đối với người tàn tật dần trở thành một nội dung chủ yếu của chế độ phúc lợi xã hội. Trong chế độ chăm sóc người tàn tật Nhật Bản đã có những chính sách liên quan đến kinh tế như giảm thuế đối với gia đình có người tàn tật, tạo việc làm cho người có thu nhập thấp.... Chính sách hỗ trợ vật chất như hỗ trợ nơi ở, các chương trình điều trị bệnh... Các chương chình này được phối hợp giữa các cấp chính quyền. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ cộng đồng đây là biện pháp được coi trọng và khuyến khích đẻ giúp đỡ người tàn tật. Việc kết hợp sự hỗ trợ từ trung ương đến địa phương sẽ tạo điều kiện để giúp đỡ người tàn tật cải thiện cuộc sống, xóa bỏ mọi mặc cảm để họ có thể nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp

Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp ở Nhật Bản đã áp dụng một số chủ trương và được thực hiện như lĩnh vực y tế, nhà ở, và thuế. Ngoài ra còn có hỗ trợ từ phía cộng đồng. Các hình thức hỗ trợ được chia làm nhiều loại phù hợp nhu cầu đa dạng của người gặp khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gay gắt do biến động kinh tế - xã hội.

Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ trẻ em

Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ trẻ em đã góp phần san sẻ gánh nặng nuôi dạy trẻ em thông qua qua việc cải thiện môi trường sống, dịch vụ chăm sóc trẻ em. Đồng thời, việc kết hợp hoạt động hỗ trợ tài chính, dịch vụ của các cấp chính quyền, gia đình, công ty... đã giúp bà mẹ trẻ em có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên chế độ phúc lợi bà mẹ trẻ em còn gặp phải bất lợi do trẻ em của Nhật Bản ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 76 - 79)