Thành công trong việc giải quyết hỗ trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63 - 70)

2.2 .1Phương pháp nghiên cứu chung

3.3.1.2. Thành công trong việc giải quyết hỗ trợ xã hội

Thành công trong hỗ trợ đối với người già

Đây được xem là thành công đối với chính sách phúc lợi xã hội. Vì người già ngoài ăn uống, sinh hoạt thì chi phí cho chữa bệnh luôn chiếm tỷ lệ cao. Ngoài những quyền về chăm sóc sức khỏe cho người từ 40 tuổi trở lên còn được hưởng theo những dịch vụ sức khỏe như: giáo dục, tư vấn, kiểm tra, hướng dẫn sức khỏe... Tất cả các dịch vụ này đều được miễn phí. Chi phí cho dịch vụ ngoài việc khám chữa bệnh sẽ được nhà nước, tỉnh và chính quyền địa phương cấp theo tỷ lệ ngang nhau giữa 3 cấp chính quyền (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr74). Chính điều này, mức tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản trong vòng 50 năm qua là khá cao so với các nước tiên tiến khác. Nếu như năm 1947 tuổi thọ trung bình của nam là 50,06 và nữ 53,96 thì năm 1970 tương ứng là 69,3 và 74,7 % (Nguyễn Duy Dũng, 1998 tr58 và tr125).

Thứ hai, các chương trình chăm sóc người già được các cấp chính quyền địa phương cùng phối hợp hành động; với nhiều hình thức khác nhau và phong phú

Điều này, thể hiện qua chi phí cho triển khai các chương trình trên được chính phủ và địa phương cùng phối hợp đóng góp. Các cấp cùng phối hợp phải xây dựng các trung tâm sức khỏe cho người già. Các trung tâm này tiến hành giáo dục sức khỏe và tổ chức kiểm tra sức khỏe cho người già.

Nhằm khuyến khích các hoạt động này chăm sóc người già, các tổ chức phúc lợi đã ban hành quy chế giám sát và phối hợp công việc giữa người nhận dịch vụ - người thực hiện dịch vụ và tổ chức đứng ra thực hiện dịch vụ.

Các hình thức phúc lợi cho người già ở Nhật Bản được thực hiện với nhiều hình thức khá phong phú. Đáng chú ý nhất của dịch vụ này là là hệ thống chăm sóc tại gia như cử người đến giúp đỡ tại nhà, như giúp đỡ ngắn ngày, dịch vụ giúp đỡ ban ngày, dịch vụ giúp đỡ vật chất, như nhà dưỡng lão...

Thứ nhất, các chương trình trợ giúp về mặt kinh tế thường xuyên được Nhật Bản quan tâm

Thu nhập là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người tàn tật. Không phải người tàn tật nào cũng có thể tìm kiếm được việc làm. Để giảm bớt gánh nặng đối tượng này, nhà nước Nhật Bản đa có chính sách thuế riêng. Với gia đình có người tàn tật ở mức độ 60% thể lực, họ cũng có trách nhiệm đóng thuế thu nhập, nhưng mức thuế đóng của họ thấp hơn gần 4 lần ( giảm hơn 23.8 %) so với mức thuế của những người dân bình thường phải đóng. Với các loại thuế khác ở địa phương đối tượng này cũng được miễn giảm. Ngoài ra gia đình của người tàn tật cũng được miễn giảm [4, tr193]

Ngoài ra, nhà nước Nhật Bản còn tạo điều kiện để những người tàn tật tìm kiếm việc làm, giúp đỡ họ có cuộc sống tự lập. Đây chính là biện pháp hữu hiệu bởi thực tế cho thấy đưa người tàn tật vào các cơ sở nuôi dưỡng chưa phải là hình thức tốt nhất.

Bảng 3.4 Số lƣợng ngƣời tàn tật về mặt thể lực đang đƣợc thuê mƣớn làm việc

Năm Số người tàn tật về thể lực Tỷ lệ công ăn việc làm Tổng số Được thuê Không

được thuê Dân số nói chung Phần những người tàn tật về thể lực 7/1960 829000 387000 442000 70,6% 46,7% 8/1965 1048000 412000 636000 66,8% 39,3% 10/1970 1314000 579000 735000 68,8% 44,1%

Qua bảng 3.4, ta thấy nhờ những chính sách tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mà số người tàn tật về thể lực được thuê làm việc tăng từ 387000 người năm 1960 lên 579000 người năm 1970. Tỷ lệ công ăn việc làm của người tàn tật luôn xấp xỉ 50 %.

Thứ hai, trợ giúp đa dạng về mặt vật chất và phi vật chất của các cấp chính quyền

Đảm bảo để người tàn tật có nơi ở nhằm cho họ có thể sinh sống tại địa phương là một trong những nội dung chủ yếu của chính sách phúc lợi xã hội của Nhật Bản. Vì vậy Nhật Bản đã chú trọng xây dựng các trung tâm điều trị và điều dưỡng cho đối tượng này.

Nhà nước Nhật Bản coi trọng công tác phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm tìm ra nguyên nhân bệnh tật để nhờ sự tiến bộ của y học chữa trị. Từ năm 1968, Nhà nước Nhật Bản hỗ trợ các công trình nghiên cứu liên quan đến bệnh đao, bệnh suy nhược thần kinh và tàn tật cơ thể. Kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu này trong năm tài chính 1971 là 100 triệu yên, năm tài chính1975 là 550 triệu yên (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr212). Qua các hoạt động về phòng bệnh cho thấy phúc lợi xã hội đối với người tàn tật không chỉ giúp đỡ về kinh tế, vật chất mà còn các chính sách khác như tư vấn, chính sách phòng bệnh. Các chính sách này tuy không trực tiếp mang lại lợi ích ngay cho người tàn tật nhưng đã góp phần cải thiện sức khỏe toàn xã hội nói chung và người tàn tật nói riêng ở Nhật Bản.

Hoạt động tư vấn và hướng dẫn về tâm lý, cách phòng bệnh cũng được tiến hành bởi cá cơ quan nhà nước và dựa vào tư nhân hỗ trợ tài chính.

Bảng 3.5 Sự thay đổi hàng năm về số trƣờng hợp sử dụng tƣ vấn đối với ngƣời bị suy nhƣợc thần kinh tại các văn phòng phúc lợi

Năm Số người thực tế đến xin tư vấn Tổng số trường hợp xin tư vấn (người)

Nội dung tư vấn Vào các cơ sở Gửi con khi bố mẹ đi vắng Giới thiệu nghề nghiệp Bảo đảm y tế Liên quan đến vấn đề kinh tế Giáo dục Khác 1965 48527 59741 16021 2639 5447 4686 5600 5063 20285 1975 97804 142761 34877 1925 13322 16033 19237 8006 49361

(Nguồn: Nguyễn Duy Dũng, 1998, chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.)

Qua bảng số liệu cho thấy, số người thực tế đến xin tư vấn trong vòng 10 năm tăng từ 48527 thành 97804 người, tổng số người xin tư vấn tăng nhanh hơn từ 59741 người thành 142761 người. Tương tự các nội dung tư vấn khác cũng tăng lên. Điều này, minh chứng các hoạt động tư vấn cho người tàn tật phải có hiệu quả.

Thành công trong hỗ trợ người có thu nhập thấp

Thứ nhất, Nhật Bản đưa ra các chuẩn mực hỗ trợ khác nhau căn cứ vào tính chất yêu cầu, yếu tố tuổi tác, giá cả sinh hoạt

Từ khi hình thành đến nay, đối tượng của hoạt động cứu trợ luôn có sự thay đổi. Đó là người 65 tuổi, trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ mang thai và người tàn tật, người thất nghiệp...Đối tượng có mức sống thấp luôn luôn biến động cùng với tình hình kinh tế xã hội. Kinh tế phát triển thì người cần hỗ trợ giảm xuống và ngược lại. Ở Nhật Bản, giai đoạn này nền kinh tế phát triển cao,

xuống tương đối từ 1930000 người năm 1955 xuống còn 1624000 người năm 1957. Từ năm 1957 đến 1963 kinh tế Nhật Bản có suy thoái kinh tế, nên số người hỗ trợ tăng lên là 1745999 năm 1963. Do năm 1971 sự biến động đôla Mỹ nên số người cần hỗ trợ năm 1972 tăng lên đến 1349000 người (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr226). Xét theo cơ cấu độ tuổi, từ năm 1965 đến năm 1974, số người cần hỗ trợ cuộc sống ở độ tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng giảm xuống.

Ở Nhật Bản, lúc này có 2 chính sách chính trong hỗ trợ người có thu nhập thấp: Thứ nhất, các chính sách giúp đỡ người có thu nhập thấp như chính sách cho vay nợ, chính sách tạo công ăn việc làm, dịch vụ nhà ở công cộng. Thứ hai, hỗ trợ từ phía cộng đồng có: trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp giáo dục, trợ giúp nhà ở, trợ giúp về y tế, trợ giúp đối với sản phụ, trợ giúp hướng nghiệp, trợ giúp ma chay...Ngoài ra, Nhật Bản còn tồn tại nhiều hoạt động mang tính chất tự nguyện khác giúp đỡ người có thu nhập khác, như hiệp hội tiêu dùng để người thu nhập thấp có thể mua hàng rẻ.

Thứ hai, các chương trình hỗ trợ người có thu nhập phần nào cải thiện được cuộc sống của đối tượng này

Tuy chuẩn mực hỗ trợ cuộc sống có nhiều mức khác nhau nhưng việc xác định mức hỗ trợ phần nào cải thiện được cuộc sống của họ. Luật bảo hộ hộ cuộc sống được ban hành lần đầu tiên và sửa đổi năm 1950 đã có những nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc bảo đảm mức sống tối thiểu dựa vào trách nhiệm của nhà nước, nguyên tắc công bằng và bình đẳng. Vì vậy sự trợ giúp đối với người có thu nhập thấp, nhà nước Nhật Bản đã có sự thay đổi dựa vào tình hình kinh tế xã hội phát triển như thế nào.

Bảng 3.6 Số ngƣời đƣợc trợ giúp về y tế

Năm Con số thực tế Tỷ lệ xin trợ giúp

Tỷ lệ nhập Số người Số người xin trợ giúp về y tế

xin hỗ trợ chung (A) Tổng số(B) Nhập viện (C) Ngoại trú (D) về y tế (B/A) % viện (C/B) % 1960 1627509 460243 179618 280624 28,3 39 1965 1598821 616286 148921 467366 38.5 24,2 1970 1344306 701783 191103 510681 52,2 27,2 (Nguồn: [4, tr248])

Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy số người xin hỗ trợ chung giảm từ 1627509 năm 1960 xuống còn 1344306 người năm 1970 nhưng số người xin trợ giúp về y tế tăng lên: năm 1960 là 460242 người nhưng đến năm 1970 là 701783 người, với tỷ lệ là 28.3 % năm 1960 tăng lên 52,2 % năm 1970. Để lý giải tại sao tỷ lệ người xin trợ giúp y tế tăng là do mức chi phí chữa bệnh quá cao.

Thành công trong phúc lợi bà mẹ trẻ em

Thứ nhất, phúc lợi bà mẹ trẻ em ỏ Nhật Bản đã kết hợp tốt các hoạt động xã hội cộng đồng, gia đình, công ty trong lĩnh vực này.

Trước hết phải kể đến vai trò chủ đạo của các ban ngành như bộ y tế và phúc lợi. Tiếp theo là ban trẻ em và gia đình. Ban này chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo hướng dẫn các vấn đề bà mẹ trẻ em. Không chỉ có thế vai trò của gia đình, cộng đồng, công ty và các cấp chính quyền đều tham gia vào hỗ trợ phúc lợi bà mẹ trẻ em. Gia đình là nơi nuôi dưỡng trẻ em về vật chất và tình thần. Cộng đồng có chức năng hỗ trợ, giúp đỡ việc chăm sóc trẻ và các hoạt động phát triển của trẻ. Chẳng hạn, cộng đồng xã hội xây dựng các trung tâm, các câu lạc bộ vui chơi giải trí. Các công ty tạo điều kiện giúp đỡ người lao động đang nuôi con nhỏ như chế độ nghỉ chăm sóc con, giảm giờ làm...

Thứ hai, nhà nước Nhật Bản luôn điều chỉnh chế độ phụ cấp trẻ em và cải thiện môi trường sống xung quanh

Năm 1961 luật phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em ra đời. Sau đó, Hệ thống phụ cấp trẻ em bắt đầu từ năm 1972 giúp gia đình có con nhỏ giảm gánh nặng tài chính, và ổn định cuộc sống. Theo quy định tiền phụ cấp mỗi tháng 3000 yên cho việc nuôi mỗi đứa trẻ dưới 5 tuổi hoặc con thứ 3. Sau đó phụ cấp này tăng lên 5000 yên mỗi tháng đối với con thứ 3 hoặc trẻ ở độ tuổi giáo dục bắt buộc (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr103).

Môi trường sống xung quanh như sân vui chơi, nhà trẻ cũng được nhà nước Nhật Bàn quan tâm. Hệ thống nhà trẻ mẫu giáo thiết lập theo phúc lợi trẻ em ra đời năm 1948. Cuối năm 1960 có tới 1476 nhà trẻ trông ban ngày được thành lập và có 135503 cháu gửi (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr106).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63 - 70)