.Khả năng vận dụng các chính sách bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 88 - 92)

Bảo hiểm y tế - cần từng bước thực hiện hiện bảo hiểm y tế toàn

dân. Trong điều kiện hiện nay có thể thực hiện việc quy định mức hưởng lợi ích từ bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình và điều chỉnh tăng dần theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Căn cứ trên kinh nghiệm của Nhật Bản và xuất phát từ nhận thức về thành công và hạn chế trong thực hiện bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay cần phải xây dựng chính sách quản lý bảo hiểm y tế toàn dân. Để đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân trong điều kiện quỹ bảo hiểm còn hạn chế, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả toàn bộ tiền khám bệnh và chữa bệnh các trường hợp phải nằm viện; đối với điều trị ngoại trú, trừ

những trường hợp thuộc diện chính sách, các trường hợp khác phải tự chi trả. Như vậy sẽ bớt gánh nặng cho quỹ bảo hiểm, góp phần san sẻ cho những đối tượng chưa đủ khả năng chi trả bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho những người có thẻ bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào thuận tiện nhất. Tuy nhiên, nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm y tế. Nhà nước khuyến khích và đưa ra những quy định quản lý đối với dịch vụ bảo hiểm y tế tư nhân nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế. Bảo hiểm y tế toàn dân thực hiện với nhiều mức đóng góp khác nhau với nhiều quyền lợi thụ hưởng cao thấp khác nhau. Nhà nước chỉ hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người cao tuổi và những người tàn tật. Để xây dựng được bảo hiểm y tế toàn dân cẩn phải thực hiện:

Thứ nhất, nhà nước cần quan tâm đầu tư đối với việc đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ lĩnh vực y tế. Chúng ta cần một đội ngũ cán bộ y tế có đức, có tài nhưng phải đảm bảo đời sống vật chất cho họ. Do đó, chế độ đãi ngộ cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp. Chỉ có như vậy, họ mới có thể an tâm làm việc, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân vào lương tâm, khả năng của thầy thuốc.

Thứ hai, cần cải cách đồng bộ hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh của nhà

nước như cải cách chế độ viện phí theo hướng công khai, minh bạch về tài chính. Bên cạnh hệ thống các cơ sở y tế công cộng, cần khuyến khích hơn nữa sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân song song với việc ban hành những quy định rõ ràng về chất lượng và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân. Đồng thời khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân và tạo môi trường cạnh tranh giúp chi phí

toàn dân cần chú trọng đến thành lập doanh nghiệp riêng chuyên kinh doanh về bảo hiểm y tế để thực hiện hài hòa giữa mục đích phúc lợi và mục đích lợi nhuận. Lý do trong nhân dân có người giàu, người nghèo, cho nên họ sẽ tự quyết định lựa chọn sử dụng bảo hiểm y tế toàn dân hay dịch vụ y tế do tư nhân cung cấp.

Thứ ba, chú trọng đầu tư cho phát triển y tế nông thôn. Điều này một

mặt giúp tăng cường phúc lợi cho khu vực nông thôn, mặt khác làm giảm sức ép với hệ thống cơ sở y tế các tuyến trên. Trên thực tế, dân số ở khu vực nông thôn chiếm khoảng ¾ dân số, lại là khu vực có mức sống trung bình của người dân thấp. Rất nhiều người không có điều kiện đi khám ở tuyến trên. Phát triển y tế nông thôn là một điều hết sức cần thiết, góp phần chuyển thành quả tăng trưởng knh tế nông thôn là một điều hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ tư, xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động phúc lợi y tế.

Nhật Bản đã tiến hành xây dựng các luật lệ làm cơ sở pháp lý và các quy chuẩn cho hoạt đổng phúc lợi xã hội. Hàng loạt các bộ luật ra đời như: luật bảo hiểm y tế quốc gia (1958), luậ phụ cấp trẻ em (1971). Với hệ thống luật khá đầy đủ để quản lý co hiệu quả. Người dân chấp hành nghiêm túc theo quy định của luật định.

Thứ năm, nên có sự phối hợp nhà nước, tư nhân và cộng đồng xã hội

trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Chính nhờ sự hoạt động này mà các đối tượng trong xã hội đều được khám chữa bệnh theo nhu cầu. Các hoạt động y tế nhà nước vẫn là một trong những chủ thể chính trong lĩnh vực giải quyết phúc lợi. Sự phối hợp chặt chẽ tư nhân và cộng đòng góp phần tạo nên nét độc đáo về phúc lợi xã hội và phúc lợi y tế.

Hệ thống hưu trí hiện hành ở Việt Nam là hệ thống đơn lẻ, lương hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội là thu nhập chính của số đông người nghỉ hưu với mức chi trả lương hưu thấp. Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện mức lương hưu bình quân khoảng 3 triệu đồng/ người/ tháng. Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á, tỷ lệ người già trên 65 tuổi/ số dân từ 15 - 64 tuổi của Việt Nam tăng từ 10% năm 2000 lên trên 30% vảo năm 2050 . Như vậy việc xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột nhằm cùng cố sự bền vững của hệ thống phúc lợi xã hội trong dài hạn nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng sẽ làm giảm phần chi trả từ ngân sách nhà nước. Hiện nay từ thực tế của Việt Nam một loại hình đang thu hút các doanh nghiệp, người dân là bảo hiểm tự nguyện. Đây là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới.. Đây là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới.

Để xây dựng được hệ thống lương hưu đa tầng, nhà nước phải có hệ thống luật lệ chặt chẽ để các bên tham gia đều tuân thủ đúng pháp luật. Nâng cao vai trò của các hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp trong xây dựng và tuyên truyền để các chính sách, luật lệ được thể hiện cụ thể.

Bảo hiểm thất nghiệp – xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo

hướng dịch vụ ổn định việc làm

Đây là giai đoạn mà bảo hiểm thất nghiệp hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trong chương trình khắc phục tình hình thất nghiệp quốc gia. Bảo hiểm thất nghiệp của Nhật Bản có hai chức năng. Chức năng thứ nhất, là cấp tiền cho người làm công ăn lương trong trường hợp họ bị mất việc. Chức năng thứ hai là ổn định việc làm, dịch vụ phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ phúc lợi người làm công ăn lương. Chức năng thứ hai để ngăn chặn tình trạng thất

nghiệp và để những công nhân đã bị thất nghiệp tìm được việc làm nhanh chóng bằng sự phối hợp giữa các chương trình lợi ích bảo hiểm.

Thị trường lao động của Việt Nam trong năm 2012 có số người tham giai lực lượng lao động trên 51 triệu người. Do vậy, Việt Nam cần ban hành luật việc làm qua đó chế độ bảo hiểm ngoài hướng tới chi trả tiền cho người làm công ăn lương trong trường hợp họ bị mất việc mà đặc biệt phải hướng tới dịch vụ ổn định việc làm.

Vậy dịch vụ ổn định việc làm mà Việt Nam cần hướng tới là đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Đồng thời Việt Nam cần hoàn thiện các chế độ chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, việc hoàn thiện phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 88 - 92)