2.2 .1Phương pháp nghiên cứu chung
3.3.1.1. Thành công trong việc giải quyết bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Thứ nhất, chi phí của chính phủ cho các chương trình bảo hiểm sức
khỏe tăng lên nhanh chóng. Sự hỗ trợ của các nhà nước phân bổ theo nguyên
tắc cân đối tài chính giữa các chương trình bảo hiểm khác nhau, chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng, “trong đó đóng góp của các hãng bảo hiểm sức khỏe là 13.163,2 tỷ yên chiếm 54%, do bệnh nhân trả 2834,7 tỷ yên chiếm 11,6 % , do hệ thống bảo hiểm người già đóng góp 7177,8 tỷ yên chiếm 29,5% và do các quỹ công cộng là 1187,4 tỷ yên chiếm 4,9 %. Chi phí chăm sóc y tế của Nhật Bản tăng nhanh so với mức tăng thu nhập quốc dân. Từ chỗ chiếm chỉ 3% thu nhập quốc dân năm 1960 đã tăng lên 6,5 % năm 1992 ( Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr72). Qua số liệu cho thấy người dân được đảm bảo quyền bình đẳng về quyền khám chữa bệnh. Người dân được cung cấp các dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy họ có nhiều cơ hội lựa chọn nơi khám bệnh.
Thứ hai, tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tăng nhiều lần
Mức hưởng của bảo hiểm y tế toàn dân năm 1968 là 70 %. Năm 1973, nhà nước đưa ra quy định những người trên 70 tuổi không phải trả chi phí y tế. Cùng năm, theo bảo hiểm y tế người lao động, gia đình của người lao động được hưởng tới 70% tỉ lệ lợi ích của bảo hiểm y tế (Nguyễn Duy Dũng, 1998). Qua số liệu cho thấy người dân được nhà nước hỗ trợ rất nhiều phí bảo hiểm y tế. Đặc biệt ngươi già là đối tượng không phải chi trả chi phí. Đây
chính là một trong những thành công trong giải quyết phúc lợi. Tuy nhiên cũng là thách thức lớn đối với thâm hụt ngân sách nhà nước.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế thời kỳ thời kỳ này cũng được mở rộng. Điều này là do Nhật bản áp dụng chính sách bảo hiểm sức khỏe toàn dân. Nhờ đó, người dân tránh được những rủi ro, khó khăn khi lâm bệnh. Chẳng hạn, năm 1973 tỷ lệ người được hưởng bảo hiểm y tế tăng từ 50 % lên 60 % số người được hưởng, tăng 2,5 lần mức trợ cấp quốc dân và bổ sung chính sách chống nghèo đói thông qua chế độ quy định trượt giá (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr50). Qua số liệu, cho thấy việc hưởng chế độ phúc lợi không ngừng tăng lên.
Thứ ba, dịch vụ chăm sóc y tế ngày càng đa dạng, phong phú
Ngoài sự đầu tư của nhà nước các hoạt động này còn có sự kết hợp giữa nhà nước, gia đình và cộng đồng. Các chi phí cho triển khai các chương trình trên được chính phủ và địa phương cùng phối hợp đóng góp. Bên cạnh đó, Nhật Bản xây dựng các trung tâm sức khỏe và tổ chức định kỳ. Sau đó, Nhật Bản hình thành hệ thống y tế công cộng bảo phủ hầu hết các địa phương để thực hiện công tác chăm sóc y tế nói chung. Trong cả nước đã bắt đầu xuất hiện nhiều dịch vụ mới như: chăm sóc tình nguyện, phục vụ tại nhà, nuôi dưỡng người già. Nhà nước đầu tư xây dựng thêm các trung tâm dưỡng lão : Nếu năm 1963 chỉ có 1 cơ sở thì đến năm 1970 đã có tới 152 cơ sở [4, tr50].
Bảo hiểm đối với người già (bảo hiểm hưu trí)
Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản luôn xem xét, cải cách chế độ hưu trí cũng như đưa ra các mức tiền hưu khác nhau với những đối tượng, độ tuổi,
mức đóng góp khác nhau.
Hệ thống hưu trí của Nhật Bản những năm này bao gồm nhiều quỹ khác nhau hướng tới những các tầng lớp dân cư nhất định. Ví dụ, quỹ bảo hiểm với tên gọi “các hiệp hội tương trợ”. Quỹ này hướng tới tầng lớp có thu
nhập cao. Hạn mức đóng góp bảo hiểm từ 10 – 16 % lương tháng. Ngoài ra nhà nước còn có đảm bảo 15 -18 % tổng mức trả tiền hưu của quỹ. Với mức xác lập này tiền lương khá cao. Quỹ “hưu trí quốc dân” là quỹ bảo hiểm rộng rãi cho những người làm việc trong nông nghiệp, trong các xí nghiệp. Theo quỹ này người nghỉ hưu là 65 tuổi và thời gian bảo hiểm phải đạt 25 năm. Những người tham gia bảo hiểm ở quỹ này có mức thu nhập thấp. Năm 1961 Nhật Bản thực hiện cuộc cải cách chế độ hưu trí. Đó là, chính phủ cho phép mọi người dân có 20 năm cống hiến đều có thể hưởng quyền lợi hưu. Năm 1973 Nhật Bản tiếp tục cuộc cải cách chế độ hưu trí . Cải cách tập trung vào mở rộng diện bảo hiểm, đơn giản hóa điều kiện cung cấp tiền hưu và nâng cao mức thu nhập cho những người về hưu.
Thứ hai, mặc dù số tiền hưu còn thấp, song đại đa số người già ở Nhật Bản vẫn phải dựa vào đồng lương hưu trí, xem đây là nguồn đảm bảo chính cho cuộc sống của mình.
Năm 1973 Nhật Bản đã cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí. Mục tiêu lần này là đưa thu nhập của người về hưu lên đạt 60 % mức lương hàng tháng của những người còn đang làm việc. Một thực tế cho thấy người già sau khi về hưu họ rất ít có nguồn thu nhập khác trong khi chi phí cuộc sống hàng ngày vẫn phải đảm bảo. Cho nên, họ vẫn xem lương hưu là nguồn để đảm bảo cuộc sống cho bản thân. Theo số liệu ở Nhật Bản có tới “52,1% người già ở độ tuổi 65 -74 và 65 % người ở độ tuổi từ 75 trở lên xem tiền hưu là nguồn thu chính để trang trải cuộc sống cá nhân” ( Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr152). Như vậy việc cải cách chế độ hưu trí đã giúp phần nào giúp họ có thu nhập để trang trải cuộc sống.
Thứ ba, Nhật Bản đã xác lập quyền hưu trí của người vợ (chồng) không làm việc của những người lao động làm thuê
Trước đây người vợ (chồng) không đi làm chỉ có thể được bảo hiểm trong trường hợp người chồng (vợ) về hưu hoặc phải gia nhập vào hội hưu trí quốc gia. Với cách xác định này cho phép tất cả người lao động và vợ (chồng) con đều nhận được khoản tiên hưu cơ bản gọi là tiền ăn theo. Những khoản này do người lao động phải đóng. Điều này, phần nào kích thích được sự tham gia bảo hiểm của người lao động cũng như kích thích được người lao động làm việc.
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp phần nào giải quyết được thu nhập cũng như những dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm
Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn này, có chế độ trợ cấp cơ bản cho người thất nghiệp. Lợi ích thất nghiệp cũng rất đa dạng như lợi ích nhận trợ cấp cơ bản trong ngày không có việc làm, trợ cấp đào tạo và tập huấn đào tạo hướng nghiệp...
Bảng 3.3: Sự biến động của thất nghiệp và tỷ lệ đƣợc hƣởng thất nghiệp của Nhật Bản giai đoạn 1953 – 1973
Năm Số người thất nghiệp hoàn toàn (vạn người)
Tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn
Tỷ lệ người được hưởng bảo hiể
m thất nghiệp 1953 75 1,9 4,5 1954 92 1,6 5,6 1955 105 2,5 5,5 1956 98 2,3 3,7 1957 82 1,9 3,1 1958 90 2,1 4,2 1959 98 1,7 3,5
1960 75 1,4 2,8 1961 66 1,3 2,6 1962 59 1,3 2,9 1963 59 1,1 3,4 1964 54 1,2 3,4 1965 57 1,2 3,2 1966 65 1,3 3,0 1967 63 1,3 2,8 1968 59 1,2 2,6 1969 57 1,1 2,4 1970 59 1,1 2,3 1971 64 1,2 2,5 1972 73 1,4 2,6 1973 67 1,3 2,3
(Nguồn:kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai – Nhà xuất bản khoa học xã hội 1992)
Qua bảng ta thấy tỷ lệ người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp luôn cao hơn tỷ lệ người thất nghiệp hoàn toàn. Điều này cho thấy nhờ vào chính sách phúc lợi xã hội được giải quyết tốt nên số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp luôn cao. Tỷ lệ thất nghiệp từ 2,5% năm 1955 xuống còn 1,1 % năm 1960 và 1,1 % năm 1965 có quan hệ mật thiết với biến động của tỷ lệ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (năm 1955 tỷ lệ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 5,5% và năm 1965 là 3,2 %).