Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giải quyết phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79 - 88)

2.2 .1Phương pháp nghiên cứu chung

4.3. Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giải quyết phúc

phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay

4.3.1.Những thành công và hạn chế của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta, xét về mặt lịch sử bảo hiểm xã hội xuất hiện vảo những năm 30 của thế kỷ XX với một số chế độ được thực hiện như: chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, chế độ hưu trí được áp dụng cho những người phục vụ cho bộ máy hành chính, quân đội của Pháp. Pháp luật bảo hiểm được áp dụng rộng rãi, đó là Nghị định số 218/Cp năm 1961 kèm theo điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước. Sau đó, điều 56 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 ghi nhận nhà nước quy định chế độ bảo hiểm xã hội và được cụ thể hóa trong bộ luật lao động. Luật bảo hiểm xã hội ra đời và được áp dụng chính thức từ ngày 01/01.2007 đối với bảo hiểm bắt

Nam được thực hiện với 5 chế độ sau đây: trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí và trợ cấp tử tuất.

Cơ chế đóng góp theo quy định của hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội bắt buợc là 24% tiền lương, tiền công hàng tháng (17% từ doanh nghiệp và 7 % từ người lao động đóng góp, từ năm 2014 con số tương ứng là sẽ là 18% và 8%), trong đó 3% được trích vào quỹ bảo hiểm ốm đau, thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và 20% vảo quỹ hưu trí, tử tuất.

Chế độ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế ra đời theo nghị định 299 – HĐBT ngày 15/8/1992. Bộ y tế đã có quyết định thành lập cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam và giao cho bảo hiểm y tế Việt Nam trách nhiệm tổ chức thực hiện điều lệ bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc. Đến năm 2002, bảo hiểm y tế lại chuyển giao sang bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đến nay, bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bộ y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai theo quy chế tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hệ thống tổ chức hiện hành của bảo hiểm xã hội Việt Nam không tổ chức riêng bộ máy chuyên trách về nghiệp vụ bảo hiểm y tế.

Thành công:

Thứ nhất, hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam tuy mới được triển khai nhưng số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tăng, phạm vi và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế từng bước được mở rộng.

Từ năm 2008 luật y tế được thông qua. Số người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh chóng.

Bảng 3.7 Số lƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm y tế

Năm gia BHYT

2008 84752 35595 42,0 2009 85847 48589 56,6 2010 86950 52170 60,0 2011 87840 55954 63,7

(Nguồn: thống kê của bảo hiểm xã hội năm 2008 -2011)

Qua bảng số liệu cho thấy người tham gia bảo hiểm y té tăng liên tục số người tham gia, lẫn tỷ lệ bao phủ. Năm 2011 có tới 55954 người tham gia chiếm 63,7 % gấp 1,6 lần so với năm 2008.

Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng nhiều quyền lợi khác nhau như khám sức khỏe định kỳ, khám thai định kỳ, sinh con, khám và chữa bệnh theo yêu cầu, trẻ em dưới 6 tuổi không phải mất tiền viện phí...

Thứ hai, quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo thu chi

Quỹ bảo hiểm hiện nay đảm bảo cân đối thu chi do mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và mức đóng phí bảo hiểm.

Bảng 3.8 cân đối thu chi bảo hiểm y tế giai đoạn 2008 -2011

Năm Chỉ số

2008 2009 2010 2011

Thu 9608 13035 25238 29023 Chi 10365 15481 19665 25012 Cân đối quỹ -757 -2446 5573 5011 Lũy kế -656 -3083 2818 7829

(Nguồn:thống kê của bảo hiểm xã hội từ năm 2008 -2011)

Từ bảng số liệu, ta thấy những năm 2008, 2009 luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Riêng năm 20010 có mức tăng vượt bậc gấp 1,9 lần so với năm 2009.

Thứ nhất, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở một số nhóm dân cư còn thấp

Việc tham gia bảo hiểm y tế có nhiều ích lợi khi người dân đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, năm 2012 vẫn còn gần 37% dân số chưa tham gia, trong đó, khoảng 87% người cận nghèo, 66% lao động trong các hợp tác xã và 47 % lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ 50% mức đóng bảo hiểm y tế cho người cận nghèo. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, mặc dù được hỗ trợ 100% cũng chỉ thực hiện được 81,3% đối với nhóm học sinh, sinh viên, mặc dù được hỗ trợ 30 % mức đóng, cũng mới thực hiện được 76% . Nguyên nhân trên là do triển khai bảo hiểm y tế cho một số đối tượng còn nhiều khó khăn .

Trong những năm qua, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng khá nhanh đến cuối năm 2011 đạt tỷ lệ bao phủ là 63,7%. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng mới chỉ theo chiều rộng, trong khi cần đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và hướng tới bảo hiểm y tế cho toàn dân ở những vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Thứ hai, hệ thống cung ứng dịch y tế còn nhiều khó khăn.

Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế còn chưa đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, thủ tục hành chính. Các trạm y tế tuyến dưới còn thiếu bác sỹ, thiếu thốn vật chất,, kỹ thuật. Cho nên các bệnh viện tuyến trên luôn trong tình trạng đông đúc.

Cơ chế thu, chi trả viện phí còn chậm tiến độ. Tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế thường xuyên diễn ra, gây khó khăn cho việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh.

Thứ ba, mức đóng và quyền lợi bảo hiểm y tế chưa hài hòa

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm còn thấp, trong khi khám chữa bệnh lại phải chi phí cao do sử dụng kỹ thuật cao. Gói quyền lợi về bảo hiểm y tế không được cập nhật thường xuyên nên người bệnh không được thụ hưởng

đầy đủ. Ngoài ra, tính thuận tiên và thân thiệt của dịch vụ y tế công lập còn chưa thật sự đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu. Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành yêu cầu cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Ngày 29/7/2006 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội, trong đó có những điều khoản quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó, Nhà nước đã lần lượt ban hành Nghị đinh số 127/ 2008/NĐ/ - CP và thông tư số 04/ 2009/TT –BLĐTBXH ngày 22/01/2009 nhằm cụ thể hóa các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội. Các chế độ trong bảo hiểm thất nghiệp là: chế độ trợ cấp thất nghiệp, chế độ hỗ trợ học nghề, chế độ hỗ trợ việc làm...

Thành công:

Số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng.

Theo báo cáo mới nhất cục việc làm – bộ lao động thương binh – xã hội, năm 2009 cả nước mới chỉ có 5,993 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp với số thu hơn 35000 tỷ đồng, thì đến năm 2012 đã có hơn 8,3 triệu người tham gia, bằng gần 16% tổng lực lượng lao động và khoảng 47% số lao động làm công ăn lương thu hơn 7973 tỷ đồng và hơn 460000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp ( tổng chi 2600 tỷ) . Năm 2012, cả nước trên 482 nghìn người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trong đó có hơn 421 nghìn người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, số được tư vấn giới thiệu việc làm là 342 nghìn người, được trợ cấp học nghề là gần 5 nghìn người .

Hạn chế:

Việc xác định đối tượng cụ thể có tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, khiến nhiều cán bộ các trung tâm giới thiệu việc làm lúng túng; các văn bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai. Nhiều người lao động phản ánh, họ có đi đăng ký thất nghiệp nhưng lại không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả cán bộ ở trung tâm giới thiệu việc làm cũng không hướng dẫn đăng ký thất nghiệp một cách cụ thể, thủ tục còn rườm rà, phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định. Về các quy định của bảo hiểm thất nghiệp: Quy định về điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm, nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều bất cập, trình tự thủ tục (từ khâu đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp) quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp còn ngắn, người lao động không đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ.

Chế độ bảo hiểm hưu trí

Hệ thống hưu trí Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1962. Năm 2007 luật bảo hiểm xa hội được thông qua và có hiệu lực thi hành những quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc và năm 2008 đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các quy định của luật bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí được kế thừa các quy định trước đây.

Hệ thống hưu trí của Việt Nam hiện nay chủ yếu bao gồm chế độ hưu trí nằm trong bảo hiểm xã hội theo các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm hưu trí do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp. Chế độ bảo hiểm xã hội trước 1995 chỉ có lao động của khu vực nhà nước tham gia hệ thống và được nhiều cơ quan chức năng quản lý dựa dưới sự giám sát của chính phủ. Trong hệ thống đó, mức hưởng lương hưu được xác định dựa trên

số năm đóng góp và thu nhập cơ sở. Khoản hưởng lợi được chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội (từ đóng góp người sử dụng lao động và từ trợ cấp của chính phủ). Chế độ bảo hiểm sau 1995, cơ quan quản lý là bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện. Đối tượng tham gia là tất cả các lao động trong tư nhân và nhà nước

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Năm 2012 theo số liệu của bảo hiểm xã hội Việt Nam có 10.4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 40,6 %, tương ứng tăng hơn 3 triệu người so vơi so với năm 2007 .

Mức lương hưu bình quân của người được hưởng cao hơn so với mức lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Lương hưu là nguồn đảm bảo cuộc sống cho người già. Mức lương hưu trong những năm qua đã có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Năm 1995 mức lương hưu từ ngân sách nhà nước là 2,88 triệu đồng / tháng nhưng đến năm 2012 mức lương hưu có sự tăng lên do quỹ bảo hiểm chi trả là 3,07 triệu đồng / tháng. Đây là mức lương cao hơn so với mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động (2,156 triệu đồng/ người/ tháng).

Việc phân cấp quản lý theo chiều dọc với các chi nhánh ở cấp huyện và các địa phương chịu trách nhiệm cả thu và chi. Việc phân cấp quản lý theo hình thức này giúp việc tiếp cận người tham gia hệ thống ở địa phương trở nên dễ dàng hơn

Tuy nhiên, hệ thống bảo hiểm hưu trí đang dần mất cân đối trong thu chi cho quỹ. Theo số liệu thống kê của bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 1995 cho đến 2001, hàng năm số thu cho quỹ hưu trí đều lớn hơn số chi ( tỷ lệ

là 11551 tỷ đồng, tỷ lệ sử dụng chi / thu là 77%) , nên đảm bảo chi trả và có kết dư . Tuy nhiên, trong tương lai dự báo mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định hiện hành thì quỹ bảo hiểm xã hội sẽ đứng trước nguy cơ mất cân đối nghiêm trọng.

Mức lương hưu thực tế thấp do tiền lương sử dụng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng thấp.

4.3.2.Thành công và hạn chế trong hoạt động bảo trợ ( cứu trợ )xã hội ở Việt Nam hiện nay

Cụ thể hóa chính sách bảo trợ xã hội, thời gian quan chúng ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật quy định chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Nhiều văn bản luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư... quy định trực tiếp hay gián tiếp về chế độ bảo trợ xã hội đã được ban hành như Bộ luật lao động, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, pháp lệnh người cao tuổi, luật người khuyết tật, pháp lệnh phòng chống bão lụt. Trong bảo trợ xã hội, văn bản pháp luật quan trọng nhất quy định nội dung chế độ là nghị định của Chính Phủ số 67/2007/NĐ – CP năm 2007 và nghị định số 13/2010/NĐ –CP sửa đổi một số điều của nghị định 67/2007/ NĐ -CP về chính sách bảo trợ xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Theo pháp luật hiện hành bảo trợ xã hội chủ yếu gồm bảo trợ thường xuyên và bảo trợ đột xuất (Cứu trợ). Do những đặc điểm riêng và điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội nên đối tượng có nhu cầu bảo trợ ở Việt Nam là rấy lớn, các đối tượng là khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật về bảo trợ quy định những đối tượng được hưởng bảo trơ thường xuyên là: trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người già từ 85 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có người khuyết tật nặng, gia đình, cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người đơn thân nuôi con. Đối tượng được hưởng cứu trợ đột xuất rất

linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ thiên tai, khả năng tài chính. Ví dụ hộ gia đình có người chết mất tích, người bị bỏ đói do thiếu lương thực.... Như vậy thực trạng của giải quyết vấn đề bảo trợ xã hội được đánh giá như sau:

Thành công:

Thứ nhất, cơ sở bảo trợ xã hội ngày càng phát triển.

Các hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội có nhiều người tham gia. Bên cạnh các hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước, sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hinh như chăm sóc người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật. Đến cuối năm 2011, cả nước có khoảng 432 cở sở bảo trợ xã hội, trong đó có 182 cơ sở công lập và 250 cơ sở ngoài công lập, nuôi dưỡng trên 41 nghìn người[24].

Thứ hai, chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần quan trọng ổn đinh đời sống cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Các chính sách trợ giúp này được thực hiện thường xuyên . Năm 2012 cả nước có gần 2,9 triệu người hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm 80.028 trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi ( chiếm 2,76%); 1523209 người cao tuổi cô đơn, người từ 80 tuổi trở lên (52,52%); 700702 người khuyết tật (24,16%); 210000 người tâm thần (7,24%); 100760 người nghèo đơn thân nuôi con (3,47%); 25444 người, gia đình nuổi trẻ em bị bỏ rơi (0,88%); 8900 gia đình có từ 2 người khuyết tật nặng trở lên (0,31%); 250000 người nhiêmc HIV/AIDS (8,62) .

Hạn chế

Thứ nhất, mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp

Hiện nay, mức trợ cấp hỗ trợ xã hội còn thấp mới bằng 45 % so với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79 - 88)