Những hạn chế trong việc giải quyết phúc lợi của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 70)

2.2 .1Phương pháp nghiên cứu chung

3.3.2. Những hạn chế trong việc giải quyết phúc lợi của Nhật Bản

trong giai đoạn phát triển thần kỳ.

3.3.2.1Những hạn chế trong việc giải quyết bảo hiểm xã hội

Hệ thống bảo hiểm y tế

Thứ nhất, chi phí cho y tế và chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn nhiều so với thu nhập quốc dân, làm cho hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia luôn ở tình trạng thâm hụt ngân sách.

Chi phí chăm sóc y tế theo đầu người không phải là cao so với các nước khác nhưng vì chi tiêu trong chế độ bảo hiểm y tế công cộng nhiều hơn so với nguồn thu được và công chúng thì không mong muốn tăng tỉ lệ phí bảo hiểm, nên luôn có sự thiếu hụt ngân quỹ.

Điều này là do chi phí chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người già. Trong giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai đoạn này việc miễn phí dịch vụ y tế cho người già được đánh giá cao. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí của y tế, làm thâm hụt ngân sách. Do không mất tiền chữa trị

đã đưa đến hiện tượng lạm dụng nằm viện, gây ra sự quá tải trong các bệnh viện. Đồng thời, trong giai đoạn này do tỷ lệ già hóa dân số của Nhật Bản cho nên việc chi trả bảo hiểm cho dịch vụ chăm sóc người già cũng tăng lên

Ngoài ra việc tiêu thụ và lạm dụng quá nhiều thuốc ở Nhật Bản cũng làm tăng chi phí cho bảo hiểm y tế. Sự hỗ trợ của nhà nước phân bổ theo nguyên tắc cân đối tài chính giữa các chương trình bảo hiểm sức khỏe khác nhau, chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng, chẳng hạn năm 1993 chi 24.363,1 tỉ yên gấp 10 lần so với năm 1970 và 20 lần so với năm 1965. Chi phí chăm sóc y tế của Nhật Bản đã tăng nhanh so với mức tăng thu nhập quốc dân. Từ chỗ chiếm 3% thu nhập quốc dân năm 1960 đã tăng lên 6,5% năm 1992 (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr72).

Nguyên nhân khác dẫn tới tăng chai phí chăm sóc y tế là do Nhật Bản xây dựng thêm cở sở vật chất và đào tạo cán bộ cho hệ thống dịch vụ y tế. Đặc biệt mức lương của bác sĩ ở Nhật được nhà nước ưu đãi.

Thứ hai, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản tương đối cao và hệ thống y tế được phân bố khá đồng đều khắp cả nước song vẫn tồn tại sự

bất bình đẳng giữa các vùng. Sự cách biệt này chủ yếu giữa nông thôn và

thành thị. Thực tế rất nhiều nhà chuyên môn về sức khỏe chỉ muốn làm việc và áp dụng kỹ thuật mới ở các thành phố. Tỷ lệ bác sĩ ở vùng nông thôn ít hơn hẳn và thiết bị cũng kém hơn.

Hệ thống bảo hiểm hưu trí

Thứ nhất, hệ thống bảo hiểm khá phức tạp

Vấn đề hưu trí ở Nhật Bản có hàng loạt quy định chi tiết cụ thể khác nhau, ngay cả người Nhật đôi khi cũng khó hiểu cặn kẽ. Hệ thống hưu trí của Nhật Bản có nhiều quỹ khác nhau hướng đến các tầng lớp khác nhau: ví dụ quỹ bảo hiểm với tên gọi “ các hiệp hội tương trợ”, “ hưu trí quốc dân”

Thứ hai, Mặc dù chế độ hưu trí Nhật Bản luôn được cải cách, song nhìn chung mức lương hưu của người già vẫn còn thấp, so với nhu cầu cuộc sống và so với các quốc gia phát triển khác.

Cuộc cải cách lương hưu năm 1961 cho phép người dân có 20 năm công hiến đều có quyền lợi hưởng lương hưu. Song mức lương hưu theo quy định lúc này người già khó có thể bảo đảm cuộc sống khi về già. Theo tài liệu của chính phủ Nhật Bản mức tiền hưu trung bình cho đại đa số công nhân của các xí nghiệp tư nhân năm 1976 chỉ bằng 42% tiền lương trung bình của họ khi làm việc (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr152) Với việc tăng mức lương hưu và sự tăng lên của số người già đã dẫn đến tỷ lệ tiền lương hưu trong thu nhập quốc dân tăng lên. Năm 1970 phần giành trả lương hưu đối với người già đặt 0,42 % thu nhập quốc dân, năm 1975 là 1,75 % (Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr153). Đặc biệt sự tăng lên của lạm phát, thu nhập của người già vốn đã không đủ đảm bảo cuộc sống lại càng bị giảm bớt.

Nguyên nhân, mức lương hưu của người già vẫn còn thấp do, Nhật Bản trong giai đoạn này tập trung cho tăng trưởng kinh tế, không chú ý đến các vấn đề xã hội nói chung, đến cuộc sống người già, người về hưu nói riêng. Điều này dẫn đến tình trạng chênh lệch thu nhập giữa các thế hệ ở Nhật Bản.

Bảo hiểm thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp cao và khủng hoảng tài chính của bảo hiểm việc làm

Đây là giai đoạn đầu triển khai bảo hiểm thất nghiệp của Nhật Bản cũng là giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ”, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn luôn cao. Đặc biệt số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp luôn được nhà nước quan tâm ( bảng 3.2). Từ năm 1967, những người thuộc chương trình bảo hiểm trợ cấp toàn dân (cho người thất nghiệp và người làm tư) mỗi tháng nhận được 10.000 yên (tương đương 27,8 USD lúc đó). Đến năm 1969 mức trợ cấp này tăng lên gấp đôi (tương đương với 55,5 USD).

Đến năm 1973, bảo hiểm trợ cấp người lao động đều tăng lên 50000 yên/ tháng (tương đương 162 USD) (Trần Thị Nhung, 2002). Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp phải đứng trước sự chi trả về tài chính ngày cảng cao trong khi nguồn thu chủ yếu do ngân sách nhà nước chi trả.

3.3.2.2.Những hạn chế trong việc giải quyết cứu trợ xã hội

Dịch vụ chăm sóc người già

Thứ nhất, việc miễn phí chăm sóc người già là một trong nguyên nhân làm ngân sách nhà nước trong tình trạng thâm hụt.

Việc chăm sóc miễn phí cho người già đã đảm bảo cho người già cuộc sống thoải mái. Tuy nhiên, số lượng người già ngày càng tăng lên cùng tạo nên khoản tiền trợ cấp hưu trí và dịch vụ chăm sóc người già tăng lên. Hơn nữa việc chăm sóc miễn phí y tế cho người già đã dẫn đến hiện tượng lạm dụng nằm viện, gây nên quá tải trong các bệnh viện. Nếu lấy năm 1973 làm cơ sở là 100 % thì năm 1981 chi phí y tế cho người già từ ngân sách nhà nước đã tăng lên 566% (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr79).

Thứ hai, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống phúc lợi xã hội cho người già đa tầng cấp, tuy nhiên các dịch vụ này chưa thống nhất, thiếu sự

phối hợp. Trên thực tế, việc thay đổi các chính sách thường diễn ra chậm

chạp, bởi lẽ nó chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. Bản thân chính phủ đôi khi không thể ban hành các quyết định một cách nhanh chóng mà thường phải bàn bạc, thỏa thuận với nhiều đảng, tổ chức. Ngay cả việc phân cấp thực hiện chế độ phúc lợi vấn còn nhiều vấn đề nổi cộm.

Hệ thống phúc lợi đối với người có thu nhập thấp

Thứ nhất, các thủ tục xin trợ giúp khá phức tạp và mất thời gian đối với người xin trợ giúp

quan giải quyết hỗ trợ với điều kiện cơ quan này thông qua quỹ chi trả hỗ trợ phúc lợi xã hội. Thực tế tồn tại nhiều khe hở trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Ngay cả trong nhận thức giới chủ vẫn coi việc đóng góp cho phúc lợi xã hội là gánh nặng và là nguyên nhân làm ăn không phát đạt. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản cao nhưng tỷ lệ người có thu nhập thấp vẫn còn khá đông. Một phần do thủ tục hành chính còn khá phức tạp. Việc thay đổi các chính sách diễn ra chậm chạp, bởi lẽ nó chịu áp lực từ nhiều phía. Cho nên có rất nhiều chính sách trở nên lạc hậu trong khi nhiều vẫn đề cấp bách vẫn chưa giải quyết kịp thời.

Thứ hai, những người có thu nhập thấp nhận được sự quan tâm và được hưởng nhiều lợi ích xã hội song sự bất bình đẳng vẫn còn là vấn đề khá

gay gắt.

Điều này thể hiện sự chênh lệch về các khoản trợ cấp, bảo hiểm hưu trí, điều kiện nhà ở, sinh hoạt... Mức chênh lệch này thể hiện rõ giữa các thành phố và các địa phương. Vì vậy những người có thu nhập thấp lại càng trở nên nghèo khổ hơn. Điều này cho thấy chính sách phúc lợi xã hội đã bỏ sót không ít người.

CHƢƠNG 4

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG VẬN

DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.1 Những điểm tƣơng đồng và khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa Nhật Bản và Việt Nam

4.1.1 Những điểm tương đồng

Về thể chế chính trị, Nhật Bản là một trong những nước đa đảng trong khi Việt Nam là đảng cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo duy nhất. Song hầu như trong suốt thời gian dài từ 1955 cho đến gần đây, đảng Dân chủ Tự do đều thắng lợi trong các cuộc bầu cử và do đó, có quyền quyết định những đường lối chính sách chủ yếu của Nhật Bản.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản và Việt Nam đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Kinh tế rơi vào khủng hoảng, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp đều ở mức cao. Đồng thời xã hội cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như trẻ mồ côi, người tàn tật do chiến tran, người già không nơi nương tựa,.. đòi hỏi một chế độ phúc lợi phù hợp.

Về mặt văn hóa, Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đặc biệt trong nếp suy nghĩ và cách ứng xử hàng ngày. Trước đây, ở Nhật Bản và Việt Nam, gia đình đa thế hệ đều tồn tại phổ biến trong xã hội. Những mối quan hệ gia đình đều dựa trên chế độ gia trưởng, tôn ti trật tự.

Bên cạnh những điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt rất căn bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nươc.

Về chính trị, Nhật Bản là một nước đa đảng trong khi Việt Nam là đảng cộng sản lãnh đạo. Cho nên Việt Nam sẽ có sự nhất quán và chiến lược phát triển kinh tế nhất quán hơn.

Về kinh tế, trước hết, Nhật Bản và Việt Nam có nền tảng kinh tế ban đầu khác nhau, mục tiêu, con đường phát triển kinh tế xã hội và môi trường hỗ trợ bên ngoài của mỗi nước khác nhau. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã giúp đỡ Nhật Bản tăng được khối lượng ngoại thương và tăng hiệu quả kinh tế nhờ đưa các công ty Nhật Bản tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong khi đó sau chiến tranh, Việt Nam bij Mỹ cấm vận trong suốtt 20 năm (1975 – 1995) . Do đó Nhật Bản đã tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ngược lại, Việt Nam do có cơ sở hạ tầng lạc hậu nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp manh mún, năng suất thấp; nên Việt Nam chú ý nhiều vào khu vực nông nghiệp.

4.2 Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản Bản

4.2.1Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách bảo hiểm xã hội

Đối với bảo hiểm y tế

Nhật Bản đã thực hiện bảo hiểm y tế từ những năm 60 của thế kỷ XX. Việc áp dụng chính sách bảo hiểm sức khỏe toàn dân đã đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân có quyền khám chữa bệnh. Nhờ đó, mà người dân tránh được những rủi ro hoặc khó khắn khi lâm bệnh và họ có quyền tự do lựa chọn nơi khám bệnh. Trong chế độ bảo hiểm y tế quốc gia Nhật Bản đã có những thành công nhất là việc chia sẻ giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong việc thực hiện bảo hiểm y tế. Nhật Bản đã xây dựng được mức đóng góp phụ

thuộc vào khu vực, thu nhập, tài sản của mỗi hộ. Đặc biệt hệ thống bảo hiểm y tế đã có những chính sách chăm sóc cho người già miễn phí. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế của Nhật luôn luôn trong tình trạng chi phí cho y tế và chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn so với thu nhập quốc dân làm cho ngân sách nhà nước ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân là do chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người già, chi phí thuốc quá nhiều.

Đối với bảo hiểm hưu trí

Chế độ bảo hiểm hưu trí ở Nhật Bản phần nhiều đã đảm bảo cho người lao động khi về hưu một khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống. Theo quy định chung thông thường khi người lao động dù ở xí nghiệp tư nhân hay nhà nước khi về hưu đều nhận được một khoản lương hưu. Trợ cấp hưu trí của Nhật Bản được trả một lần hay trả nhiều lần. Có thể nói chế độ hưu trí của Nhật Bản rất đa dạng theo từng đối tượng tham gia với nhiều loại loại hình hưu trí khác nhau. Bên cạnh chế độ bảo hiểm, một số quỹ còn tồn tại chế độ giúp đỡ vật chất nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động khi về hưu. Điều đáng lưu ý là trong những năm 70 của thế kỷ XX Nhật Bản đã xách lập quyền hưu trí của người vợ không làm việc của những người lao động làm thuê. Như vậy, người vợ sẽ được nhận một khoản hưu cơ bản hay còn gọi là tiền ăn theo. Những khoản chi phí này là do chính những người lao động và bản thân người lao động đóng góp. Tuy nhiên, bảo hiểm hưu trí luôn được cải cách, nhưng ở giai đoạn này nhìn chung mức lương hưu vẫn còn thấp so với nhu cầu cuộc sống và so với một số quôc gia phát triển khác.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp (bảo hiểm việc làm)

Luật bảo hiểm thất nghiệp vào năm 1947, đã phần nào hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động. Trong giai đoạn này bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất việc. Ngoài ra, bảo hiểm thất

đối mặt với gánh nặng về tài chính cho ngân sách nhà nước. Các dịch vụ phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ làm cho người lao động tự nguyện xin nghỉ việc khi tiền lương quá thấp. Điều này làm cho sự ràng buộc giữa người lao động và chủ trở nên lỏng lẻo.

4.2.2. Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách hỗ trợ xã hội

Dịch vụ chăm sóc người già

Từ năm 1963 Nhật Bản đã thông qua luật phúc lợi ngưởi già. Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong giai đoạn này đã cho phép Nhật Bản thực hiện chăm sóc miễn phí cho người già. Ở Nhật Bản việc chăm sóc sức khỏe cho người gia đã được chính phủ phối hợp với các chính quyền địa phương tiến hành hàng loạt biện pháp. Từ chi phí triển khai các chương trình, đến các chính sách đều có sự phối hợp đồng bộ. Dịch vụ chăm sóc phúc lợi cho người già ở Nhật Bản được thực hiện với nhiều hình thức khá phong phú. Các dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người già.Tuy nhiên, dịch vụ này chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. Sự chăm sóc miễn phí cho người già đã làm cho ngân sách nhà nước luôn thâm hụt.

Chế độ phúc lợi người tàn tật

Chính sách đối với người tàn tật dần trở thành một nội dung chủ yếu của chế độ phúc lợi xã hội. Trong chế độ chăm sóc người tàn tật Nhật Bản đã có những chính sách liên quan đến kinh tế như giảm thuế đối với gia đình có người tàn tật, tạo việc làm cho người có thu nhập thấp.... Chính sách hỗ trợ vật chất như hỗ trợ nơi ở, các chương trình điều trị bệnh... Các chương chình này được phối hợp giữa các cấp chính quyền. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ cộng đồng đây là biện pháp được coi trọng và khuyến khích đẻ giúp đỡ người tàn tật. Việc kết hợp sự hỗ trợ từ trung ương đến địa phương sẽ tạo điều kiện để giúp đỡ người tàn tật cải thiện cuộc sống, xóa bỏ mọi mặc cảm để họ có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 70)