1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Hoạt động này mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngay cả khi các khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố thì rủi ro vẫn xảy ra với tỷ lệ cao khoảng 50%. Để giảm thiểu rủi ro cho bản thân ngân hàng, cũng là giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, thì việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ đó ta có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng ngắn hạn là sự đáp ứng yêu
cầu trước mắt (thường là một năm) của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NHTM. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín”.[1]
Một cách chi tiết hơn thì:
- Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được), vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ..) và
khách quan (sự thay đổi của môi trường kinh tế, do chủ quan của khách hàng…) - Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức cạnh tranh của một ngân hàng trong môi trường hoạt động.
- Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: thu hút được nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín dụng…
- Chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa các con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung: an toàn, hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các khoản tín dụng.
Tức là, chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình.