1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn
Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thì chúng ta phải hiểu biết về những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm những nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Các nhân tố này được chia thành 3 nhóm:
1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng a. Khả năng thẩm định cho vay.
Thẩm định cho vay là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Thẩm định đó là khâu đánh giá, dự đoán, thẩm tra về độ chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Mặt dù không chính xác tuyệt đối nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn và lãi đầy đủ khi khoản vay đến hạn thanh toán. Trong quá trình thẩm định yêu cầu phải có trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt, tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin nhưng cũng phải nhanh chóng để đáp ứng vốn lưu động kịp thời cho các doanh nghiệp.
b. Chất lượng cán bộ tín dụng.
Để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng do đó cán bộ tín dụng phải có sự nhạy bén, linh hoạt và sự hiểu biết phong phú để đánh giá được một khoản cho vay.
c. Vấn đề thông tin tín dụng.
Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng. Đối với nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thường không đủ về thông tin về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án mà người vay định tiến hành. Việc thiếu thông tin tạo ra sự lựa chọn đối nghịch, đó là hiện tượng người vay tạo ra một kết cục không mong muốn – rủi ro không trả được nợ. Do vậy nắm bắt không đầy đủ chính xác về thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
d. Kiểm soát nội bộ.
Các quy chế, thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do đó, công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác nắm được sai sót, lệch lạc trong hoạt động tín dụng có biện pháp khắc phục kịp thời.
1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn vay hợp lý, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho chất lượng tín dụng được nâng cao. Những yếu tố từ khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là:
a. Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh phải có mọi phương án và tính đến mọi yếu tố có liên quan như vật liệu được cung cấp từ đâu, điều kiện giao thông vận tải có thuận lợi không, cơ sở hạ tầng như thế nào, hàng làm ra có tiêu thụ và cạnh tranh được không,... Những điều đó cán bộ kinh doanh không hiểu biết sẽ dẫn
tới làm ăn thua lỗ. Bởi vì, khi năng lực quản lý kinh doanh bị hạn chế thì các phương án sản xuất kinh doanh là không phù hợp với thực tế. Do đó, khả năng trả nợ của khách hàng kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng.
b. Khả năng điều kiện hiện tại của các khách hàng.
Hiện nay hầu hết các khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay thế chấp của ngân hàng. Theo pháp lệnh thì khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế. Trên thực tế 80% các pháp nhân và thể nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 100% tài sản của doanh nghiệp nhà nước không có chứng nhận sở hữu. Mặt khác doanh nghiệp nhà nước vốn tự có rất bé. Trong khi đó chức năng nhiệm vụ trong giấy phép kinh doanh là rất lớn, yêu cầu vay vốn thậm chí gấp 20-50 lần vốn tự có. Thực tế nhiều bộ phận khách hàng khi vay không thực hiện đúng pháp lệnh về cho vay. Điều đó làm cho không có một ràng buộc pháp lý nào giữa ngân hàng và khách hàng và làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân hoặc các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh thì trình độ quản lý và tổ chức còn kém, năng lực máy móc còn hạn chế.
Tuy nhiên xem xét từ khía cạnh trả nợ của khách hàng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của mới là quan trọng.
Khả năng trả nợ của khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, bởi vì đặc trưng của tín dụng ngắn hạn là thời gian khoản vay ngắn, do đó việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng. Do đó để đảm bảo chất lượng tín dụng, ngân hàng chỉ bỏ vốn vào những dự án khả thi, phù hợp với tình hình tài chính, điều kiện thực tế của khách hàng để có thể thu được lợi nhuận.
c. Đạo đức của người vay.
liên quan đến tính chân thật của người vay trong việc trả nợ. Tuy nhiên tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món cho vay đã được thực hiện. Rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hàng sử dụng món vay vào mục đích khác nhiều rủi ro hơn. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Trên thế giới có nhiều cách đánh giá khác nhau về chất lượng tín dụng ngân hàng. Nhưng tại Việt Nam hiện việc quy định tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu định lượng như đã trình bày rất khó, do đó chỉ mang tính tương đối.
1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường
Hoạt động của mỗi NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế - xã hội. Một ngân hàng dù có cố gắng đến mấy trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng nếu môi trường kinh tế - xã hội không ổn định thì cũng khó mà thành công. Ta có thể xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM từ các yếu tố sau:
a. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Một môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng cũng sẽ được nâng lên. Nhưng môi trường kinh tế cũng có thể có những thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực tế sẽ giảm xuống và nếu như ngân hàng không cân đối giữa các khoản mục bên nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất thì có thể các khoản tín dụng đó có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến tình trạng dòng tiền vào không như kế hoạch làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Như vậy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà nó hoạt động, vấn đề
đối với các ngân hàng là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng.
b. Môi trường pháp lý
Một ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, cũng như của ngân hàng Nhà nước như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
c. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng. Điều này giúp cho ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tác động của môi trường chính trị - xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng là không thường xuyên, nhưng khi có những biến động về chính trị, tác động của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn. Một sự thay đổi hệ thống chính trị bạo động có thể làm cho các ngân hàng mất toàn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này sẽ đẩy nó đến bờ vực phá sản.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUỐC OAI