Các chỉ tiêu đánh chất lượng tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quốc oai (Trang 29 - 34)

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh chất lượng tín dụng ngắn hạn

Có rất nhiều tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như đánh giá một cách chính xác tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại thì chúng ta sẽ đánh giá các chỉ tiêu trên hai mặt định tính và định lượng.

Nhóm chỉ tiêu định tính thể hiện cho vay đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng. Nhóm chỉ tiêu định lượng nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo các thông số tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tín dụng như dư nợ của 10 khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng 30% tổng dư nợ, dư nợ của một khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng 10%vốn điều lệ và cấc quĩ, tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng dư nợ...

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu không lượng hóa được. Các chỉ tiêu định tính thường được sử dụng là:

a. Việc chấp hành pháp luật của ngân hàng: Như luật NHNN, Luật các

tổ chức tín dụng, việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và của ngân hàng, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và Thống đốc NHNN. Các nguyên tắc và điều kiện tín dụng không tách rời nhau do đó coi nhẹ bất kỳ một nguyên tắc nào, một điều kiện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

b. Khả năng thu hút khách hàng: Một ngân hàng không những duy trì

được khách hàng truyền thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới đến vay vốn thì cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt.

c. Thiện chí trong việc trả nợ của khách hàng: Đây cũng là một yếu tố

hết sức quan trọng. Khách hàng là một phần trong quan hệ tín dụng, quyết định đến sự thành công của hoạt động tín dụng. Chất lượng của tín dụng sẽ đựợc cải thiện nếu khách hàng vay và luôn luôn có thiện chí trả nợ. Tuy nhiên để biết được thiện chí trả nợ của khách hàng đến đâu thì quả là rất khó, bởi vì chỉ tiêu này không thể lượng hóa được.

Do đánh giá các chỉ tiêu định tính khó khăn như vậy, nên khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường sử dụng kết quả từ việc phân tích các chỉ tiêu định lượng.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng. a. Chỉ tiêu nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người

ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ NQH ngắn hạn =

Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn phản ánh chất lượng của khoản vay ngắn hạn . Tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Còn tỷ lệ này càng lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể từ việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn nữa là phá sản. Các ngân hàng luôn mong muốn giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn bởi nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Chỉ tiêu này có liên quan đến chính sách xoá nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Nếu ngân hàng thực hiện xoá nợ nhanh thì tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quá hạn theo thời gian: 90, 180, 360 và trên 360 ngày. Sự phân loại phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và là căn cứ để thiết lập dự phòng mất vốn.

Tỷ lệ mất vốn = Tổng dư nợ quá hạn được xoá nợ Dư nợ bình bình quân

Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt.

Những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục không trả được nợ thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Khi món nợ được xoá thì các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xoá nợ đơn giản là một phương pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ không phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng người vay không còn nợ

ngân hàng nữa.

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ.

b.Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận tín dụng ngắn hạn.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Trong kinh doanh tín dụng phải thực hiện lãi suất dương, có nghĩa là lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngân hàng có thể tùy từng thời gian điều kiện kinh doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tư tín dụng, thu hút

Tỷ lệ dự phòng = Dự phòng mất vốn Tổng dư nợ

Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng

ngắn hạn =

Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn Tổng lợi nhuận của ngân hàng

khách hàng nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không thu hồi được gốc mà còn thu hồi được lãi, đảm bảo độ an toàn của đồng vốn cho vay.

c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn. - Vòng quay vốn tín dụng:

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh

nghiệp trong phát triển kinh doanh.

- Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng

nguồn vốn ngắn hạn =

Dư nợ ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chưa.

e. Chỉ tiêu xử lý nợ:

Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của KH =

Số tiền thu nợ do bán tài sản của KH Tổng doanh số thu nợ

Để thu hồi nguồn vốn của mình ngân hàng có hai nguồn để thu đó là, từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu khách hàng làm ăn thua lỗ thì ngân

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình bình quân

hàng có nguồn thu thứ hai đó là tài sản thế chấp, cầm cố và bảo hiểm. Khi đến hạn nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có thể phát mãi tài sản. Như vậy nếu tỷ lệ này lớn thì không thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cao được, kể cả trường hợp số tiền bán tài sản thu được nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quốc oai (Trang 29 - 34)