Nhóm giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quốc oai (Trang 69 - 77)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn nói chung bao gồm những nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc một món vay. Ngân hàng cần chú trọng thực hiện những khâu cơ bản trong quy trình tín dụng, cụ thể là:

a. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý

Quy trình thẩm định và cho vay “một cửa” đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay đó là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình cho vay ở một số ngân hàng trong khu vực, nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:

- Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front office): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay;

thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.

- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay (back office): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng ngắn hạn theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay ngắn hạn:

+ Character: Lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng, tín dụng ngắn hạn.

+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay.

+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác.

+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp. + Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ.

Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

b. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản vay

Hoạt động ngân hàng là hoạt động gắn bó hữu cơ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế muốn phát triển, mở rộng quy mô thì phải bổ sung nguồn vốn bằng cách vay vốn ngân hàng. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai nói riêng khi cho các doanh nghiệp vay vốn phải giám sát chặt chẽ quá trình

sử dụng vốn của các doanh nghiệp. - Kiểm tra trước khi vay:

Kiếm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản vay và mẫu chữ ký những người có liên quan, ngày, tháng số liệu giấy tờ các loại văn bản đã khớp đúng chưa, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có liên quan thực hiện quy trình cho vay có đúng quy định không, có thiếu xót gì không.

- Kiểm tra trong khi cho vay:

Kiểm tra khi phát tiền vay, chuyển tiền thanh toán cho đối tác của khách hàng vay có đúng và phù hợp với mục đích xin vay hay không, có đủ căn cứ pháp lý hợp lệ hay không.

Khi món vay được kí duyệt giải ngân, cán bộ tín dụng phải lưu hồ sơ vay vốn và các văn bản giấy tờ bổ sung khác trong quá trình theo dõi thu nợ cho đến khi thu hết nợ và chuyển lưu trữ hồ sơ theo quy định.

- Kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi nợ:

Sau khi cấp vốn vay cho khách hàng, việc ngân hàng kiểm tra, theo dõi chặt chẽ với khách hàng vay vốn sẽ làm giảm ý muốn sử dụng vay vốn sai mục đích của khách hàng.

3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay

Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai của ngân hàng, do vậy chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay không những hạn chế rủi ro tín dụng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ khó đòi. Cụ thể:

- Một là, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai cần phải tuân thủ các điều

kiện qui định của Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với

khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Hai là, để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù

hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết chi nhánh cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án, phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.

- Ba là, mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm

chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác, sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

3.2.1.3. Chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề

Để nhận biết các khoản vay có vấn đề ta thường dựa vào những dấu hiệu như: - Khách hàng trả gốc và lãi chậm.

- Khách hàng có ý lảng tránh cán bộ tín dụng, trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính.

- Doanh số bán hàng giảm sút và lượng hàng tồn kho tăng lên đáng kể, chi phí tăng làm cho doanh nghiệp có dấu hiệu lỗ, số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm đáng kể.

- Các vụ kiện tụng do thiếu, nợ thuế xảy ra.

Khi phát hiện ra những khoản vay có dấu hiệu bất thường như vậy, cán bộ tín dụng cần tìm biện pháp khắc phục ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra:

- Cán bộ tín dụng cần kiểm tra hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay để chắc chắn rằng các bộ hồ sơ là hoàn thiện và đầy đủ, có đủ tính cưỡng chế đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.

- Gặp gỡ khách hàng, thông báo cho họ biết nguyên nhân sâu xa của khoản nợ có vấn đề, đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch cụ thể bằng văn bản nhằm giải quyết tình hình. Có thể yêu cầu khách hàng tạm dừng kế hoạch mở rộng sản xuất nếu có. Yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết như báo cáo tài chính hiện hành, khả năng sinh lời...

- Thực hiện bổ sung tài sản thế chấp, cầm cố.

- Ngân hàng cũng có thể áp dụng một số biện pháp khi đàm phán không thành công như:

+ Cho vay thêm: Nếu xét thấy phương án, dự án có khả năng phát triển và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm. Cần thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thêm, đồng thời phải vạch ra được kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể đối với khoản vay tránh tình trạng đảo nợ, làm ăn không hiệu quả.

+ Chuyển nợ quá hạn: Nếu cán bộ tín dụng xác minh những lý do xin gia hạn nợ của khách hàng không hợp lý, hoặc đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì phải chuyển nợ quá hạn, đồng thời bám sát các nguồn thu của khoản nợ, thường xuyên kiểm tra giá trị tài sản đảm bảo.

vẫn chưa đến hạn, thực hiện mọi biện pháp để thu hồi nợ như thu hồi tài sản đảm bảo để thanh lý, thậm chí kiện ra tòa nếu khách hàng có biểu hiện lừa đảo, chây ì quá mức...

3.2.1.4. Chú trọng công tác bồi dưỡng, tuyển chọn và quản lý nhân sự tín dụng

Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định, và việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những người làm tín dụng (cán bộ tín dụng) quyết định. Do đó nâng cao trình độ cán bộ tín dụng là cần thiết để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó giúp ngân hàng phát triển bền vững. Để có đội ngũ cán bộ tín dụng như vậy chi nhánh cần:

- Vấn đề tuyển dụng nhân sự:

Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý để thu hút được những sinh viên xuất sắc, có năng lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã tốt nghiệp những trường đại học có uy tín. Hơn nữa, việc tuyển chọn phải trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng. Những cán bộ ngân hàng, cán bộ quản lý điều hành hoặc trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng cần có tiêu chuẩn chung là:

+ Lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần đạo đức, có ý thức kỉ luật cao. + Phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy, đầy đủ các chính sách chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo trong từng công tác được giao.

+ Đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định dự án, đề xuất với lãnh đạo ra các quyết định xử lý thì ngoài yêu cầu chung còn đòi hỏi họ là những người thực sự khách quan, có hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, có thể đi sâu đi sát thực tế.

Ngân hàng cũng cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, chào mời các nhân viên giỏi ở các ngân hàng khác về làm

việc tại ngân hàng hoặc mời làm cố vấn, cộng tác viên. - Vấn đề đào tạo nhân sự:

+ Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhân viên của chi nhánh. Đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ, khuyến khích cán bộ tự học tập nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kinh nghiệm quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá và thẩm định sâu sát với món vay hơn.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học trong nước và nước ngoài. Cử các cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý: Ngân hàng cần tổ chức, phân công công việc cụ thể đến từng người, từng vị trí nhưng tránh chồng chéo theo hướng chuyên môn sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Cán bộ tín dụng này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, đi sâu tìm hiểu thân thế khách hàng, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ…

+ Thẩm định hồ sơ: Cán bộ thẩm định có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ khách hàng, các thông tin liên quan đến tính khả thi của dự án phương án, tài sản đảm bảo… và chịu trách nhiệm về các thông tin đưa ra với cấp trên.

+ Giải ngân: Cán bộ tín dụng thực hiện nhiệm vụ quản lý dư nợ cho vay với khách hàng, xác định lãi suất kỳ hạn vay, thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ.

- Vấn đề lương thưởng đãi ngộ: Hoạt động tín dụng của ngân hàng có được những kết quả tốt một phần là do cán bộ tín dụng. Ngân hàng muốn đội ngũ cán bộ giỏi, thu hút được những người có trình độ thì chính sách lương

thưởng phải hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả kinh doanh. Ban lãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của các cán bộ, tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực thực sự có điều kiện thăng tiến để họ tích cực hơn trong công việc.

3.2.1.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng

Ngoài việc kiểm tra thường xuyên món vay của khách hàng để đảm bảo khoản vay không bị sử dụng sai mục đích thì chi nhánh cần thường xuyên tổ chức kiểm tra nội bộ ngân hàng. Phòng kiểm soát nội bộ cần kiểm tra những vấn đề sau:

- Kiểm tra báo cáo tài chính của ngân hàng cũng như bảng tổng kết tài sản theo từng quý nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, gian lận để có biện pháp xử lý.

- Rà soát lại toàn bộ quy trình tín dụng xem cán bộ tín dụng có sơ hở, yếu kém hay bỏ sót khâu nào không. Kiểm tra đột xuất những vụ việc, những mặt, những khâu có vấn đề có thể dẫn tới rủi ro, từ đó thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín chi nhánh.

- Quản lý chặt chẽ những khách hàng có số dư nợ lớn, phân tích đánh giá khách hàng để có định hướng quản lý dư nợ và đầu tư trong từng thời kỳ. Ngoài ra, cũng cần giám sát chặt chẽ đối với khách hàng có gia hạn nợ lớn và

nhiều lần.

3.2.1.6. Tham gia bảo hiểm tín dụng

Đây là một giải pháp nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Trên thực tế ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm tín dụng dưới 3 hình thức:

ngành nghề mà họ kinh doanh. Như vậy khoản tín dụng trong trường hợp này được coi như đã tham gia bảo hiểm.

- Hai là, ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên

nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Ba là, ngân hàng tự bảo hiểm rủi ro cho mình bằng cách thành lập quỹ

dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại do rủi ro gây ra, tạo sự chủ động đối với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Việc trích lập quỹ dự phòng vẫn phải thực hiện nghiêm túc theo quy định nhưng cách trích lập có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro phải được thực hiện cho từng quý, và phải thực hiện ngay từ đầu năm tài chính. Tuy nhiên để phản ánh đúng số quỹ dự phòng rủi ro cần trích phù hợp với tình hình nợ quá hạn, NHNN nên cho phép các ngân hàng được đưa vào thu nhập bất thường hoặc thoái chi số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quốc oai (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)