7. Bố cục của luận văn
1.4. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và các phương thức giải quyết tranh
tranh chấp nội bộ công ty
1.4.1. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột trong nội bộ công ty nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên công ty và các chủ thể khác, bảo vệ trật tự kỷ cương của công ty.
Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, trong đó bao hàm quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có quyền lực chon phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất cho mình. Việc lựa chọn phương thức nào thường căn cứ vào một số yêu cầu như: Phương thức đó có thể giải quyết nhanh chóng, thuận lợi tranh chấp xảy ra, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh không? Việc giải quyết bằng phương thức đó có khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh không? Giải quyết bằng phương thức đó có giữ được bí mật kinh doanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường hay không? Đó có phải là phương thức giải quyết kinh tế nhất (ít tốn kém nhất) hay không?
Tùy thuộc vào trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội và do những ảnh hưởng của những đặc điểm về phong tục, tập quán, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật của mỗi quốc gia được quy định không giống nhau. Tuy nhiên xuất phát từ đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật, việc giải quyết tranh chấp thương
mại có thể bằng các phương thức như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
1.4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm tranh chấp nội bộ công ty như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án [32, Điều 317]. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty theo phương thức tố tụng tại tòa án.