Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 48 - 50)

2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác

2.1.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Hầu hết các trường hợp tranh chấp nội bộ công ty phát sinh thì các bên thường tự nguyện liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng, với mục đích chung là giữ mối quan hệ kinh doanh tối đẹp đã có giữa họ, giữ hình ảnh của thương hiệu công ty trong thương trường. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới trong đó có pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng giữa các bên, sau đó mới sử dụng phương thức khác, cụ thể LTM 2005 thừa nhận giải quyết tranh chấp nội bộ được quyền lựa chọn phương thức thương lượng để giải quyết và ưu tiên hàng đầu co với các phương thức khác [32, Điều 317]. Tuy nhiên, luật không bắt buộc các bên phải thương lượng trước khi gải quyết bằng các phương thức tài phán như trọng tài hoặc tòa án.

Ngoài ra, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định về điều kiện hay trình tự thủ tục cho việc thương lượng giải quyết tranh chấp giữa các bên. Đồng thời pháp luật cũng không quy định kết quả thương lượng là bắt buộc thi hành. Do đó, việc thương lượng giữa các bên được thực hiện một cách tự

do tùy thuộc vào nhu cầu và ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng trọng tài hay tố tụng tư pháp thì trọng tài viên hoặc thẩm phán phụ trách việc xét xử sẽ ra văn bản công nhận kết quả thương lượng của các bên theo yêu cầu của các bên. Văn bản này có giá trị như một quyết định của trọng tài hay tòa án [16, Tiểu mục 7.1, Mục 7].

Đối với tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài, thì nếu các bên tự thương lượng được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Như vậy, trường hợp này tuy không có phán quyết của trọng tài nhưng kết quả thương lượng có khả năng cưỡng chế thi hành [33, Điều 8].

2.1.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Tương tự như phương thức thương lượng, phương thức hòa giải được pháp luật của nhiều nước trên thế giới trong đó có pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết tranh chấp, sau đó mới sử dụng phương thức khác, cụ thể LTM 2005 thừa nhận giải quyết tranh chấp nội bộ được quyền lựa chọn phương thức hòa giải để giải quyết và ưu tiên hàng đầu so với các phương thức khác [32, Điều 317]. Pháp luật hiện hành quy định có hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.

Đối với hòa giải ngoài tố tụng, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định về điều kiện hay trình tự thủ tục cho việc hòa giải tranh chấp giữa các bên. Đồng thời pháp luật cũng không quy định kết quả hòa giải là bắt buộc thi hành. Do đó, việc hòa giải giữa các bên được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu và ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, đối với hòa giải trong tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Theo đó hoà giải là trách nhiệm của Toà án nhằm giúp đỡ đương sự thoả thuận với nhau. BLTTDS 2004 quy định hòa giải có tính bắt buộc phải tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trừ những vụ án không được tiến hành hòa giải hoặc không

hòa giải được và ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo, nếu thấy có khả năng hòa giải thành thì tòa án cũng tiến hành hòa giải [34, Điều 180, 220, 268].

Hòa giải được pháp luật tố tụng dân sự quy định thuộc trách nhiệm của tòa án, được tòa án thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nhằm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình. Thực hiện hòa giải cũng là việc tận dụng tối đa cơ hội rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc củng cố tình tương thân, tương ái, giữ gìn khối đoàn kết cộng đồng.

Trong hoạt động hòa giải, Tòa án xuất hiện không phải với tư cách một bên tham gia hòa giải mà là người tổ chức, bố trí cho các đương sự thỏa thuận với nhau. Với vai trò của mình, Tòa án giải thích cho các đương sự hiểu được quyền, nghĩa vụ pháp luật có liên quan đến tranh chấp cần hòa giải. Kết quả hòa giải do Tòa án tiến hành là những văn bản có tính chất pháp lý (biên bản hòa giải thành hoặc không thành), là cơ sở để tiếp tục các hành vi tố tụng tiếp theo.

Trong thủ tục giải quyết bằng trọng tài, các bên muốn hòa giải thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài [33, Điều 58].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 48 - 50)