2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác
3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật
Khi áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp nội bộ công ty nói riêng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Trọng tài viên phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Trọng tài thương mại, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nhằm đưa ra bản án và phán quyết chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp không hoàn thiện, thì chất lượng áp dụng pháp luật sẽ không cao, thậm chí không thực hiện được. Vì vậy, để hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định; sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức ngành tòa án và nhân dân.
Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật của toà án phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật của toà án nhân dân nói chung, trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án nói riêng, đó là: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ngành Toà án mà trước hết là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách
nhiệm của đội ngũ Thẩm phán. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Ở họ cần phải có những tố chất nghề nghiệp nhất định, họ vừa là người thay mặt cho quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, vừa phải là công dân gương mẫu trong cuộc sống hằng ngày. Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi họ phải có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là người giữ vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử tại Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là những người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn và kỹ năng xét xử. Như chúng ta đã biết, Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Xét xử là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi người tham gia phải có trình độ am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng sống, có khả năng nắm bắt được diễn biến phức tạp của vấn đề. Chính vì vậy, ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện trở thành Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã được pháp luật qui định thì họ còn phải có những năng lực khác được hình thành thông qua quá trình giao tiếp xã hội, qua học tập để ngày càng hoàn thiện về chuyên môn và các kỹ năng liên quan, đáp ứng được nhu cầu giải quyết các tranh chấp ngày càng phức tạp và mở rộng do sự phát triển kinh tế, xã hội mang đến. Ngoài các điều kiện về chuyên môn, họ còn phải có trình độ lý luận chính trị, phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, coi đây là một yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến quá trình xét xử của Toà án nhân dân hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ tư pháp là tiêu chuẩn tối quan trọng, bởi vì hoạt động nghề nghiệp của họ mang tính đặc thù, có tác động trực tiếp đến đến danh dự, quyền tự do, quyền tài sản và các quyền khác của con người.
Cơ sở vật chất của trụ sở Toà án, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành Toà án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụng pháp luật nói chung, trong giải quyết tranh chấp. Điều kiện vật chất, cụ thể là máy móc; phương tiện làm việc, đi lại; trụ sở làm việc, phòng xét xử, phòng nghị án… được trang bị đầy đủ, hiện đại thì sẽ góp phần trực tiếp vào việc thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công quyền; đội ngũ cán bộ Toà án có đủ phương tiện làm việc thì việc xét xử sẽ đảm bảo chất lượng hơn, họ sẽ tập trung vào công việc mà không bị chi phối bởi sự khó khăn về điều kiện, phương tiện làm việc.
Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, chống lại sự tha hoá, biến chất, mua chuộc. Ngược lại, chế độ đãi ngộ không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lơ là công việc, không hăng say phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, thậm chí mang đến những sự biến chất về đạo đức một cách đáng tiếc của cán bộ ngành. Chế độ chính sách đãi ngộ giữ vai trò hết sức quan trọng, từ chế độ đề bạt, bổ nhiệm bố trí đến chế độ khen thưởng, chế độ tiền lương và kỷ luật… đây là động lực thúc đẩy cán bộ ngành toà án không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án. Đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của Hội đồng xét xử.
Để pháp luật trọng tài có thể tiếp tục phát triển, hỗ trợ giải quyết tranh chấp nội bộ công ty. Về phía doanh nghiệp, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài đều sử dụng phương thức trọng tài cho nên doanh nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật chung đó. Các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài có xu hướng ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận phương thức trọng tài như là điều khoản cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế.
Về phía các trung tâm trọng tài, cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài, tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết, thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các doanh nghiệp.
Về phía các cơ quan có liên quan đến việc đảm bảo quyết định trọng tài được thi hành, cần có những quy định cụ thể về quá trình hỗ trợ của các cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài. Tòa án cần tiết chế việc tuyên hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố không có thỏa thuận trọng tài, trọng tài không có thẩm quyền trừ khi có căn cứ rõ ràng và hợp pháp. Đồng thời, cũng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để giảm bớt sự tụt hậu, chênh lệch về kỹ thuật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng trọng tài giữa trọng tài viên trong nước và nước ngoài, song song đó cũng sẽ góp phần ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam.
KẾT LUẬN
Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo công bằng cho các thành viên công ty, công ty. Khi có tranh chấp, tranh chấp được giải quyết theo pháp luật, nếu tranh chấp được giải
quyết đúng sẽ góp phần tạo ra kỷ cương trật tự trong kinh doanh, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. Trên cơ sở phân tích làm rõ bản chất các mối quan hệ nội bộ trong công ty, nguyên nhân của tranh chấp nội bộ, luận văn đã tìm hiểu và đưa ra khái niệm tranh chấp nội bộ công ty, những đặc điểm cơ bản của loại tranh chấp này, cách thức phân biệt tranh chấp nội bộ công ty với một số tranh chấp khác xảy ra trong công ty. Đồng thời, luận văn còn liên hệ với các quy định của pháp luật để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về tranh chấp nội bộ công ty, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định đó. Luận văn cũng đã cố gắng phân loại các tranh chấp nội bộ công ty theo các tiêu chí khác nhau để có cái nhìn tổng quát về loại hình tranh chấp này.
Kết quả nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp nội bộ công ty và khảo sát thực tiễn pháp lý cho thấy mặc dù pháp luật doanh nghiệp đã quy định khá tổng quát về hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên pháp luật doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế, chưa chặt chẽ và rõ ràng, có thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau hoặc chưa đảm bảo quyền lợi của thành viên làm phát sinh tranh chấp nội bộ công ty. Bên cạnh đó, tranh chấp nội bộ công ty còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của các thành viên công ty và của những người quản lý công ty, từ thói quen làm việc theo sự thuận tiện, theo cảm tính, theo tình cảm hoặc vì lợi ích cá nhân dẫn đến không tuân thủ đầy đủ hoặc không cụ thể hóa các quy định của pháp luật vào trong điều lệ công ty. Khi quyền lợi của các bên bị xâm phạm, không hiếm trường hợp các bên thiếu thiện chí và thiếu chuyên nghiệp trong việc giải quyết, hành xử chưa đúng mực dẫn đến mức độ tranh chấp thêm nghiêm trọng.
Từ nghiên cứu các quy định của pháp luật kết hợp với thực tiễn, nguyên nhân tranh chấp nội bộ công ty, luận văn đã đưa ra những kiến nghị sửa đổi,
bổ sung một số quy định của pháp luật liên quan đến việc xác lập tư cách thành viên, về góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cơ chế thực hiện và đảm bảo thực hiện một số quyền của thành viên công ty như: trình tự, thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ. Ngoài ra để các quy định của pháp luật doanh nghiệp được thực hiện đúng, đầy đủ, phát huy hiệu quả và có hiệu lực pháp lý, luận văn đưa ra kiến nghị về nâng cao vai trò của điều lệ công ty, nâng cao nhận thức pháp luật của các thành viên công ty và người quản lý công ty.
Trong bối cảnh pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty còn đang trong quá trình hoàn thiện tuy nhiên các tranh chấp có xu hướng gia tăng, đa dạng và phức tạp hơn, thực tiễn áp dụng pháp luật còn nhiều vướng mắc. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học cũng như giá trị ứng dụng đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật và các công ty, thành viên công ty và những người làm công tác áp dụng pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thông Anh (2009), Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và
các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,
(http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn)
2. Phan Thông Anh (08/08/2009), Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không "mặn mà" với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài, (http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/08/08/3498/.)
3. AMA, AMA Members, (http://www.asianmediationassociation.org.) 4. Ngô Huy Cương (2012), Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà
nước và Pháp luật, Số 11/2012 tr. 48 – 58, Hà Nội.
5. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Ngô Huy Cương (2013), Bài tập tình huống, bản án. Câu hỏi ôn tập và
gợi ý nghiên cứu (Luật kinh doanh), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Chính Phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010, Hà Nội.
8. Công ty luật S&B Law (07/2013), Phương pháp Hòa giải tranh chấp tại Việt Nam, (http://vi.sblaw.vn/tin-tuc/phuong-phap-hoa-giai-tranh-chap-tai- viet-nam.)
9. Vũ Ánh Dương (09/01/2009), Phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, (http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/01/09/2196/.)
10. Diễn đàn Dân kinh tế (2014), Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam trong thời gian qua,
(http://www.dankinhte.vn/thuc-tien-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-o-viet-
nam-trong-thoi-gian-qua/)
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,
Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
14. Goldberg, Sander & Rogers (1992), Dispute Resolution: Negotiation, Mediation and Other Processes, Nxb Little Brown, Hoa Kỳ.
15. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về Tài chính doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 03 năm 2005, Hà Nội.
17. Hội luật gia Việt Nam (2009), Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của
Luật Trọng tại thương mại số 10/BCTĐ-HLGVN ngày 30/04/2009, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Khánh (Chủ biên) (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. Michel Bogdan (2002), Luật so sánh (bản tiếng Việt), Thư viện Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
20. Michael Browde (2000), “Pháp luật tố tụng dân sự của Hoa Kỳ và một số nước theo hệ thống pháp luật án lệ”, Kỷ yếu dự án VIE/95/017: Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội.
21. Phạm Duy Nghĩa (2005), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. tr256
22. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
tr1204.
24. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật
kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi bổ sung), Hà Nội. 27. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 28. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 30. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
31. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 32. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
33. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội.
34. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 35. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (2012), Bản án số
36. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (2010), Bản án số
15/2010/KDTMPT ngày 16/12/2010, Đà Nẵng.
37. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Bản án số 117/2008/KDTM-ST ngày 22/08/2008, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2008), Bản án kinh doanh thương mại số 1851/2008/KDTMST ngày 14/11/2008, TP. Hồ Chí Minh.
39. Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh (2009), Bản án số 51/2009/KDTM-PT ngày 28/4/2009, TP. Hồ Chí Minh. 40. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh (2009), Bản án số 54/2009/KDTM-PT ngày 29/4/2009, TP. Hồ Chí Minh. 41. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng (2013), Bản án số