Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 52 - 60)

2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ

2.2.1.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Hòa giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, tranh chấp thương mại ngoài tố tụng được đánh giá cao về tính hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, biện pháp này lại chưa được các doanh nghiệp ưa chuộng do hành lang pháp lý chưa rõ ràng và thực tế tại Việt Nam, các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp chưa có, dẫn đến kết quả hòa giải không được đảm bảo thi hành nếu các bên không có thiện chí.

Hệ thống pháp luật về hòa giải hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt động hòa giải trong tố tụng và hòa giải các tranh chấp, bất đồng dân sự ở cơ sở, đời sống cộng đồng. Riêng hòa giải với tính chất là một biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng là một khái niệm mới được ghi nhận tại khoản 2, điều 317 LTM 2005 nhưng rất đơn giản và chưa thực sự cụ thể:

“Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải”. Đây là hình thức giải quyết tranh

chấp, mà không có văn bản hướng dẫn cụ thể khi hòa giải phải làm theo qui trình, thủ tục nào, nội dung và hiệu lực của phương thức giải quyết tranh chấp này.

Chỉ duy nhất Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) hiện thức hóa qui định tại khoản 2 điều 317 LTM 2005 thành Quy tắc hòa giải của VIAC có hiệu lực từ 10/9/2007 nhưng cũng chỉ là bộ quy tắc nội bộ, áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu đề nghị VIAC làm trung gian hòa giải, điều đáng tiếc là VIAC không có con số thống kê cụ thể các vụ hòa giải thành trên tổng số yêu

cầu hòa giải và mức phí để so sánh và đối chiếu với các phương thức khác. Các trung tâm trọng tài khác nếu được doanh nghiệp yêu cầu làm trung gian hòa giải thì cũng khó triển khai vì không có cơ sở pháp lý. Trong tranh chấp nội bộ công ty, khi tranh chấp nội bộ công ty diễn ra thì chưa có trung tâm hòa giải nhận đứng ra giải quyết.

Dù hòa giải trong giải quyết tranh chấp nội bộ công ty được đánh giá là có nhiều ưu điểm tuy nhiên pháp luật lại thiếu hành lang pháp lý để triển khai phương thức này trong thực tế. Điều nàydẫn đến hoạt động hòa giải tranh chấp thương mại ở nước ta thiếu đi tính chuyên nghiệp.

GS.Kobayashi Levin (Đại học Kyushu - Nhật Bản) cho biết, sự mất cân bằng giữa hòa giải do Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành ở Nhật là 1/10. Vì thế, Nhật Bản đã ban hành luật về hòa giải, qui định áp dụng hình thức hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại nhưng vì không rõ ràng nên khi áp dụng trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều hình thức hòa giải (cả theo truyền thống Nhật Bản và phương Tây) [10].Đây là điều Việt Nam nên lưu ý trong trường hợp xây dựng hành lang pháp lý cho phương thức này.

Việc thiếu hành lang pháp lý khiến hòa giải không phát huy được hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, cần có luật điều chỉnh hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp nội bộ công ty nói riêng, nhưng phải cụ thể, rõ ràng, cũng như hoàn thiện cơ chế pháp lý áp dụng đối với các thiết chế tư pháp và bổ trợ tư pháp (luật sư, trọng tài thương mại, công chứng, giám định tư pháp) để hỗ trợ các doanh nghiệp, đương sự xử lý tranh chấp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

Đồng thời, để hòa giải có thể được các đương sự lựa chọn như một biện pháp giải quyết tranh chấp cần có cơ chế hỗ trợ tư pháp đối với việc giải quyết các tranh chấp theo hướng kết quả hòa giải có thể được tòa án có thẩm quyền công nhận để đảm bảo khả năng thi hành trên thực tế. Bên cạnh đó, cần

xây dựng được một đội ngũ hòa giải viên có năng lực và các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp. Hơn hết, cần thiết phải xây dựng một hành lang pháp lý để đội ngũ hòa giải viên và các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp hoạt động.

2.2.1.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Năm 2012, theo bản báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 448.393 doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý [54] và xu hướng ngày càng tăng. Tranh chấp nội bộ công ty cũng theo đó có xu hướng tăng và số lượng khá lớn. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty vẫn chưa được chú trọng nhiều mặc dù giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng trọng tài có nhiều ưu điểm hơn so với giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tòa án.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2001 đến nay, trung bình Toà án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã thụ lý hơn 500 vụ việc mỗi năm. Các tổ chức trọng tài quốc tế khác cũng tiếp nhận và giải quyết một số lượng vụ việc tương đối lớn[9].

Tại Việt Nam, tuy đã ra đời từ khá lâu, nhưng trọng tài chưa được sử dụng nhiều và vẫn đang được khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải... Hiện nay, Việt Nam đã có LTTTM 2010 là văn bản quy định khá chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cụ thể, từ số liệu thống kê của VIAC, năm 2001 VIAC thụ lý giải quyết 17 vụ tranh chấp, năm 2006 thụ lý giải quyết 36 vụ, năm 2009 thụ lý giải quyết 48 vụ [56], năm 2013 VIAC đạt số vụ việc được thụ lý giải quyết cao nhất kể từ khi thành lập là 99 vụ, trong đó các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm 71%, các vụ tranh chấp trong nước chiếm 29% [57]. Có thể nhận thấy số lượng tranh chấp được

giải quyết thông qua trọng tài vẫn còn hạn chế và chủ yếu là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Trong năm 2013, VIAC chưa thụ lý giải quyết trường hợp nào liên quan đến tranh chấp nội bộ công ty.

Trong các hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp trong nước, có đến 95% các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết [2], các doanh nghiệp, các quan hệ nội bộ công ty chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài. Ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thông qua một loạt công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định trọng tài sẽ được công nhận và thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Công ước này đòi hỏi những nước tham gia phải công nhận các thoả thuận trọng tài bằng văn bản và tòa án của các nước thành viên phải từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài. Các nước tham gia cũng phải công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên tại những nước là thành viên của Công ước, Việt Nam tham gia Công ước vào ngày 12 tháng 12 năm 1995. Có một thực tế, trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế, các đối tác nước ngoài thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài và luật điều chỉnh không phải là luật Việt Nam vì lý do các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị yếu thế hơn trên bàn đàm phán, nếu không theo sự sắp đặt ý chí của bên lợi thế trong hợp đồng thì bên yếu thế trong hợp đồng sẽ không bán được hàng hóa cần bán hoặc mua được hàng hóa cần mua với giá rẻ.

Trong xu thế hiện đại, ngoài các tổ chức trọng tài lớn, có thể giải quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực, một số nước đã thành lập các tổ chức trọng tài chuyên ngành. Ví dụ, Ủy ban Trọng tài hàng hải Tokyo (the Tokyo Maritime Arbitration Commission - TOMAC) thực hiện chức năng trọng tài của Sở Giao dịch thuê tàu Nhật Bản (Japan Shipping Exchange) trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, đóng tàu, bảo hiểm hàng hải, trao đổi, môi giới mua bán tàu và các phương tiện xa bờ, tài chính. Hiệp hội Mua bán gạo và lúa mạch ở London (the London-based Grain and Feed Trade Association - GAFTA) thực hiện dịch vụ trọng tài mỗi năm xử khoảng 250 vụ liên quan đến mua bán gạo. Chỉ riêng tại châu Âu, đã có 6 nước có tổ chức giám sát tố tụng trọng tài cho tranh chấp liên quan tới cà phê. Các tổ chức này thường không nằm tại thủ đô các nước: ở Bỉ là Phòng trọng tài cà phê Antwerp, ở Italia có Phòng trọng tài cà phê Italia ở Genoa và Phòng trọng tài Trieste [9].

Cùng với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, các tranh chấp thương mại đang phát sinh ngày càng nhiều với tính chất phức tạp ngày càng cao. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đang được giới luật gia quốc tế và trong nước khuyến cáo sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm sự quá tải về số lượng vụ việc cho hệ thống tòa án.

Xu hướng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư trên thế giới thì với công ty, thành viên công ty, vấn đề thắng thua trong tranh chấp không nặng nề như đối với người dân bình thường về mặt giá trị, song lại nặng nề về uy tín thương mại. Công ty mất hợp đồng này, có thể có hợp đồng khác, tuy nhiên các tranh chấp nội bộ công ty không được giải quyết triệt để, chuyên nghiệp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ, các bí mật

của công ty có nguy cơ lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng trong môi trường internet toàn cầu hóa như hiện nay.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, trọng tài thương mại vẫn chưa phải là phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng và mang tính đại chúng. Một phần là bởi hoạt động của các trung tâm trọng tài chưa thực sự được nhiều người biết đến và niềm tin của các đương sự về phán quyết của trọng tài thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù qua nghiên cứu và đánh giá của những nhà nghiên cứu luật học, trọng tài thương mại có rất nhiều điểm ưu việt, và trên thế giới hình thức giải quyết tranh chấp này cũng khá phổ biến, được nhiều đương sự lựa chọn nhưng ở Việt Nam, trọng tài thương mại phải chú trọng hơn nữa về mặt truyền thông để những ưu việt cũng như hình ảnh của mình được đại chúng hóa.

2.2.1.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Theo thống kê tại Báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân Tối cao, năm 2006 có 2.498 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại cấp sơ thẩm được thụ lý giải quyết trên cả nước trong đó có 1.978 vụ án được giải quyết, chiếm tỷ lệ giải quyết 79,2%. Năm 2009 có 5.890 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại cấp sơ thẩm được thụ lý giải quyết trên cả nước trong đó có 5.201 vụ án được giải quyết, chiếm tỷ lệ giải quyết 88,3%[44]. Năm 2011 có 6.425 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại cấp sơ thẩm được thụ lý giải quyết trên cả nước trong đó có 5.686 vụ án được giải quyết, chiếm tỷ lệ giải quyết 88,5%[49].

Tuy không có con số cụ thể về tranh chấp nội bộ công ty tuy nhiên xét trên con số tổng vụ án kinh doanh, thương mại được thụ lý giải quyết trên cả nước trong năm 2011 tăng gấp hơn 3 lần số án kinh doanh, thương mại được thụ lý giải quyết năm 2006, tranh chấp nội bộ công ty theo đó cũng có chiều hướng gia tăng vì tranh chấp nội bộ công ty cũng được xếp vào nhóm những

tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy con số không nói lên được nhiều điều, nhưng có thể thấy số lượng vụ án ngày càng tăng thể hiện sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội tăng lên, kéo theo các tranh chấp cũng tăng theo.

Theo số liệu thụ lý và giải quyết các loại vụ án từ năm 2006 đến 2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2006 có 159 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại cấp sơ thẩm được thụ lý giải quyết toàn thành phố trong đó có 146 vụ án được giải quyết, chiếm tỷ lệ giải quyết 91,8%. Con số này tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là 1.212 vụ, giải quyết 821 vụ, chiếm tỷ lệ giải quyết 67,74%. Năm 2011 tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có 319 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại cấp sơ thẩm được thụ lý giải quyết toàn thành phố trong đó có 285 vụ án được giải quyết, chiếm tỷ lệ giải quyết 89,3%. Con số này tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là 2.622 vụ, giải quyết 2.335 vụ, chiếm tỷ lệ giải quyết 89,1%. Thống kê này so với tổng số vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại trong cả nước theo thống kê ở trên thì ở các trung tâm kinh tế lớn của nước ta là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tranh chấp kinh doanh, thương mại chiếm gần 50%.

Đây là con số biểu thị cho mức độ tập trung của tranh chấp tại những địa phương có môi trường kinh tế năng động. Kéo theo đó là sự đa dạng, phức tạp trong các loại hình công ty hoạt động cũng như số lượng công ty tồn tại tại các địa phương đó. Điều này kéo theo tiềm ẩn về tranh chấp nội bộ công ty cũng tập trung ở các địa phương có môi trường kinh tế sôi động, trung tâm kinh tế của vùng miền, địa phương.

Theo quy định tại pháp luật tố tụng dân sự cũng như Luật tổ chức Tòa án , tòa Kinh tế được tổ chức ở hai cấp Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương và Tòa tối cao. Về cơ cấu số lượng thẩm phán của tòa Kinh tế trong các tỉnh thành là như nhau, việc các tranh chấp nội bộ công ty tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn của cả nước kéo theo sự quá tải của tòa Kinh tế tại địa phương đó trong khi ở các tỉnh khác, nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và nội bộ công ty nói riêng là không nhiều (chỉ riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm gần 50% số lượng tranh chấp kinh doanh, thương mại của cả nước). Chính vì sự quá tải nên trong thực tế đã có những sự khó khăn nhất định từ phía tòa án trong vấn đề thụ lý đơn khởi kiện do sợ tồn đọng án, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 9 vì thời gian này ngành tòa án bắt đầu chốt số liệu để báo cáo tổng kết ngành.

Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của bên thắng kiện sẽ được đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)