Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 39 - 41)

1.4.2.1 .Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải

2.1. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ ở Việt Nam

2.1.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án

Thẩm quyền của tòa án về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty được quy định rõ trong khoản 3, điều 29 BLTTDS 2004: “Tranh chấp giữa công ty với

các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,

chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” và được giải quyết theo thủ tục chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Tại tiểu mục 3.5, mục 3, phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 03 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn rõ qua việc liêt kê các tranh chấp được xác định là “tranh chấp giữa công ty với thành viên công

ty” và “tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau”.

Bên cạnh đó, để xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án trong các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trước hết toà án phải xác định tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống toà án nhân dân hay thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Cơ sở để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án và trọng tài là thoả thuận trọng tài giữa các bên. Khoản 1 điều 5 LTTTM 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận

trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Điều 6 LTTTM 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Như vậy, nếu các bên đương

sự đã có thỏa thuận trọng tài hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của tòa án.

Căn cứ để phân định thẩm quyền theo cấp xét xử đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại phụ là phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần thiết phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự quán của Việt nam hoặc cho toà án nước ngoài. Theo đó, chỉ những tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS 2004 thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện. Đây là những tranh chấp diễn ra phổ biến trên thực tế và tính phức tạp không cao. Tranh chấp nội

bộ công ty chiếu theo điều 33, 34 BLTTDS 2004, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm.

Căn cứ để phân định thẩm quyền theo lãnh thổ tuân theo nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 điều 35 BLTTDS 2004 và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 điều 35 BLTTDS 2004. Việc xác định này cũng giống như trong các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình và lao động. Các nguyên tắc cơ bản xác định thẩm quyền theo lãnh thổ bao gồm: (i) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; (ii) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức; (iii) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)