Về phương thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 79 - 81)

2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ

2.2.3.2. Về phương thức giải quyết tranh chấp

Hiện nay, có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, tuy nhiên có bốn phương thức thường hay được sử dụng đó là thương lượng, hòa giải, tố tụng trọng tài và tố tụng tại tòa án. Mỗi phương thức đều tồn tại những ưu và nhước điểm riêng, thương lượng và hòa giải thường sử dụng cho lúc mới bắt đầu xảy ra tranh chấp, còn trọng tài và tòa án được sử dụng khi các bên không còn cách giải quyết nào khác.

Phương thức giải quyết bằng tòa án được các bên lựa chọn nhiều dẫn đến ngành tòa án thường xuyên quá tải. Bởi lẽ, do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo được thi hành. Nhằm tạo sự cân bằng giữa các phương thức giải quyết tranh, pháp luật Việt Nam cần có những quy định mới, tạo cơ chế thuận lợi hơn để áp dụng những phương thức còn lại, từ đó ngành tòa án không còn trong tình trạng quá tải và các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đem lại hiệu quả nhất. Trọng tài thương mại cần cải tiến hơn nữa về hoạt động, tạo hình ảnh đại chúng hơn nữa để trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp được tin tưởng và yêu thích của giới kinh doanh.

Chương 3

CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY

Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy bất cứ tranh chấp nào cũng tồn tại những nguyên nhân sâu xa của nó. Vì vậy cần xác định đúng nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp và thích đáng.

Tranh chấp trong nội bộ công ty chủ yếu bắt nguồn từ mô hình thành lập, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo và các thỏa thuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ nên làm nảy sinh tranh chấp là tất yếu. Không ít doanh nghiệp phát triển tốt có xuất phát điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bè, doanh nghiệp nhỏ. Lúc đầu, họ chỉ dựa vào tình cảm thân quen để lập doanh nghiệp, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp này rất sơ sài, đủ để qua được yêu cầu về thủ tục hành chính, thậm chí có trường hợp còn ký hộ cho nhau, thoả thuận bằng miệng không có văn bản. Khi doanh nghiệp phát triển, không ít người tìm cách thu lợi từ doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, thậm chí tìm cách loại bỏ lẫn nhau.

Nguyên nhân chủ quan: Các tranh chấp xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các thành viên trong công ty về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như cách thức thực hiện và bảo vệ quyền, tranh chấp cũng có thể đến từ sự thiếu hiểu biết, thói quen làm việc theo cảm tính của người quản lý công ty. Lợi ích cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những động cơ làm việc vì nhóm lợi ích liên quan đến mình của các thành viên và người quản lý công ty. Điều lệ cá nhân được thiết kế sơ sài, không chặt chẽ và kém hiệu lực. Tại thời điểm tranh chấp xảy ra, các bên hành xử thiếu kiềm chế dẫn đến đẩy sự việc lên mức mâu thuẫn cao hơn.

Nguyên nhân khách quan: Các tranh chấp xuất phát từ sự chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng của pháp luật doanh nghiệp như không có quy định về trình tựđăng ký cổ đông, trách nhiêm của các bên có liên quan để đảm bảo quyền

lợi của bên mua và bên chuyển nhượng, không có quy định rõ về cổ phần đã đăng ký nhưng chưa thành toán của cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng, thiếu các quy định cụ thể về yêu cầu hủy quyết định của HĐQT...

Tranh chấp nội bộ công ty tùy thuộc vào mức độ mà gây nên những hậu quả khác nhau về kinh tế, xã hội, phạm vi ảnh hưởng cũng vì thế mà khác nhau. Hậu quả của tranh chấp nội bộ công ty để lại có thể anh hưởng đến bên thứ ba ngoài các bên tranh chấp. Nếu các tranh chấp phát sinh mà không được giải quyết kịp thời, triệt để còn có thể tạo nên những ấn tượng không đẹp cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT – Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)