2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác
3.1. Định hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Như đã phân tích ở các phần trên, có thể nhận thấy tranh chấp nội bộ công ty là một lĩnh vực rất phức tạp, bao gồm nhiều phương thức, nhiều loại hình tranh chấp. Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhiều loại tranh chấp mới phát sinh vẫn chưa có hướng giải quyết, nhiều vướng mắc mà các nhà lập pháp cũng như các chủ thể áp dụng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết ví dụ như người nhận chuyển nhượng phần vốn góp không được tạo điều kiện thực hiện quyền dự họp, quyền được thông báo tình hình công ty, quyền được thông báo tình hình tài chính của công ty để từ đó thực hiện quyền yêu cầu được chia lợi nhuận. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện cho tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp đó là rất khó khăn. Thực tiễn đã cho thấy việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty của Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thỏa đáng, đặc biệt là về các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty.
3.1.1. Định hướng liên quan đến phương thức hòa giải
Để các quy định pháp luật về hòa giải có thể đi vào cộc sống, cần phải tăng cường nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp
phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Nhà nước cần có một chính sách nhất quán và những thông điệp chính thức về chính sách khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp của họ bằng con đường hòa giải.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nước trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan… và đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút được sự chú ý của đông đảo giới luật sư và doanh nghiệp. Trên thực tế vào năm 2007, 07 trung tâm hòa giải là Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan đã thành lập Hiệp hội Hòa giải châu Á (AMA) với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hòa giải tại châu Á, chia sẻ thông tin dữ liệu và những kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực [3].
Hoạt động hòa giải của các trung tâm này theo đánh giá của tác giả là khá hiệu quả, các tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng và đảm bảo được sự thiện chí hợp tác của các bên khi tranh chấp chưa được đẩy lên ở mức độ cao hơn, tính chất gay gắt hơn. Đơn cử tại Trung tâm hòa giải Singapore (SMC), tính tới tháng 4/2009, đã có 1.400 vụ tranh chấp được đưa tới trung tâm này để hòa giải, trong đó tỷ lệ hòa giải thành công chiếm khoảng 75%. Trong số các vụ tranh chấp được hòa giải thành, trên 90% được giải
tại đây rất đa dạng từ các tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, hợp đồng, công ty, bảo hiểm, hàng hải cho tới các loại tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, công nghệ thông tin, bồi thường thiệt hại… Ngay cả những vụ tranh chấp có giá trị lớn (trên 90 triệu đô la Singapore) cũng đã được tiến hành hòa giải tại SMC [58].
Hiện nay, tại Việt Nam, phương thức hoà giải thường được tiến hành kết hợp với phương thức tố tụng trọng tài hay Tòa án, theo đó, việc hòa giải giữa các bên tranh chấp chủ yếu do các thẩm phán hoặc trọng tài viên tiến hành trong quá trình tố tụng. Ngoài ra, trên thực tế, các bên tranh chấp cũng có thể nhờ tới các chuyên gia là những người có kỹ năng và kinh nghiệm về hòa giải hoặc một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp (như tài chính, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…) đứng ra thực hiện việc hòa giải. Trung tâm hòa giải với tư cách tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới bắt đầu được hình thành với việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đưa ra Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007 [55].
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng đã phản ánh khá rõ xu hướng khuyến khích sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải “Trong quá trình sử dụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng Trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp” [33, Điều 9]. Tuy nhiên, ngoài quy định này, chưa có một văn bản nào của các cơ quan nhà nước đưa ra những chủ trương mang tính khuyến khích hoặc định hướng sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế nói chung, hòa giải nói riêng thay vì đưa vụ kiện ra Tòa án.
Theo quan điểm của tác giả, Việt Nam cần tham khảo và học hỏi các mô hình trung tâm hòa giải chuyên nghiệp của các nước như Ấn Độ, Hồng Kông, Malaysia, Singapore... để từ đó xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, cụ
thể, khuyến khích các hoạt động của các trung tâm hòa giải. Thực tế, Việt Nam đã có Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tiên phong trong việc đưa ra bộ quy tắc hòa giải, từ mô hình này có thể nghiên cứu thêm, nhân rộng và bổ khuyết để hòa giải thực sự trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp được các đương sự lựa chọn như là một quy định bắt buộc trước khi đưa tranh chấp trọng tài thương mại hoặc tòa án.
3.1.2. Định hướng liên quan đến phương thức trọng tài
Phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài tuy đã ra đời từ lâu nhưng vẫn là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, trọng tài thương mại vẫn là một khái niệm với nhiều ưu điểm nằm trong nghiên cứu của những người có am hiểu về pháp luật. Trọng tài thương mại phải có những hoạt động truyền thông, kết hợp với chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước để có được hình ảnh đại chúng hơn trong nhân dân, đặc biệt là giới doanh nhân.
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay cùng với xu thế hội nhập thì trình độ, chuyên môn của trọng tài viên nước ta cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Với ngày càng nhiều những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế thị trường mở cửa vào Việt Nam, quan hệ kinh doanh của Việt Nam với các doanh nghiệp, công ty nước ngoài phát triển thì tranh chấp xảy ra với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi năng lực của trọng tài viên không chỉ phải am hiểu về lĩnh vực tranh chấp mà còn phải nắm rõ các vấn đề tố tụng cũng như luật pháp áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp và đòi hỏi ở trọng tài viên một trình độ ngoại ngữ nhất định. Vì vậy, một đội ngũ trọng tài viên có chuyên môn và năng lực là điều kiện tối ưu cho Việt Nam hiện nay, tạo tiền đề cho trọng tài Việt Nam ngày càng phát triển và từng bước gia nhập vào đội ngũ trọng tài Quốc tế.
Ngoài ra, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang là một phương thức giải quyết rất hiệu quả và được ưa chuộng trên thế giới nhưng tại Việt Nam trọng tài và đặc biệt là trọng tài vụ việc chưa thực sự khẳng định được vị trí của mình trong các phương thức giải quyết tranh chấp. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì cũng phát sinh rất nhiều những tranh chấp thương mại không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạp của các tranh chấp cũng ngày một nâng cao. Mặt khác, theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp, đặc biệt là số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế của đất nước. Theo đó, số các vụ việc tranh chấp sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải quyết các tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng được đặt ra ngày càng bức xúc hơn.
Với các ưu thế nổi bật so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác sẽ thực sự tạo được sức hút không chỉ đối với các cá nhân, tổ chức trong nước mà còn với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài khi các quy định về pháp luật trọng tài nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng được thực thi hiệu quả trong đời sống kinh tế.
Quá trình thực thi pháp luật trọng tài thương mại phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quá trình thực tiễn hóa pháp luật trọng tài thương mại phải phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiệu quả quá trình thực thi pháp luật trọng tài thương mại làm cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thật sự có hiệu quả. Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do tính chất đặc thù của nó có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau do đó việc hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại phải gắn với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật.
Định hướng về mặt cơ chế, chính sách và pháp luật: Thứ nhất, cần có cơ chế hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà nước đối với trọng tài thương mại nói chung và cần có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết vai trò và ý nghĩa của tổ chức xã hội dân sự đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đã hội nhập. Tăng cường sự giám sát của Quốc hội đối với việc hủy quyết định trọng tài, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài sao cho việc hủy quyết định của trọng tài là vô cùng hãn hữu, chỉ trong các trường hợp đặc biệt và rõ ràng theo quy định của pháp luật. Định hướng về phía các trọng tài viên: Cần tăng cường năng lực và nâng cao đạo đức nghề nghiệp đội ngũ Trọng tài viên. Nâng cao uy tín cá nhân Trọng tài viên cũng như uy tín của Trung tâm trọng tài thương mại. Cần thành lập Hiệp hội trọng tài để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trọng tài viên, giám sát việc tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng hành nghề cho trọng tài viên; trao đổi, tổng kết kinh nghiệm hoạt động trọng tài trong cả nước; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về trọng tài. Ngoài ra, Trọng tài viên cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình vì quyết định của mình mang tính chung thẩm, chính vì thế trọng tài viên không thể mắc sai lầm, nếu không quyết định của trọng tài có thể bị Tòa án hủy và hơn hết là đánh mất lòng tin từ các đương sự. Hơn thế nữa, trọng tài viên phải giải quyết tranh chấp trong thẩm quyền của mình, không được vượt ra ngoài những vấn đề được yêu cầu giải quyết. Trong điều
kiện hiện nay của Việt Nam nếu muốn hòa nhập vào pháp luật trọng tài quốc tế thì đòi hỏi trọng tài viên của Việt Nam phải là những nhà chuyên gia giỏi nắm vững chuyên môn, hiểu rõ và vận dụng pháp luật tốt từ pháp luật Việt Nam hiện hành đến pháp luật quốc tế. Ngoài ra, trọng tài viên còn phải nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng các đòi hỏi của vụ kiện có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
Định hướng về phía tòa án và cơ quan thi hành án: Trọng tài thương mại phải xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với toà án, cơ quan thi hành án, các trung tâm trọng tài nước ngoài. Phải thể hiện được vai trò của mình để tòa án hiểu việc hỗ trợ trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do pháp luật quy định chứ không phải là sự can thiệp của tòa án vào giải quyết tranh chấp của trọng tài và cơ quan thi hành án phải hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài để đảm bảo quyết định của trọng tài thương mại được thực hiện. Ngoài ra, Tòa án phải thực hiện tốt công tác hỗ trợ và giám sát hoạt động trọng tài với mục đích thúc đẩy phương thức này ngày càng phát triển hơn và yêu cầu đặt ra cũng đòi hỏi ở năng lực của những thẩm phán. Thẩm phán cần thiết phải nhận thức được rằng mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án là cần thiết và quan trọng. Thẩm phán phải nhận trách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ này càng trở nên hiệu quả, tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp nội bộ công ty.
Định hướng về phía các doanh nghiệp: Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với thức trọng tài như là điều khoản cần có trong các hợp đồng trong nước và quốc tế đặc biệt là đối với các tranh chấp nội bộ công ty, khi phát sinh tranh chấp, các bên nên thương lượng với
nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành giải quyết thông qua phương thức này.
Tại Việt Nam, người dân từ lâu đã quen với những phương thức truyền thống như là họ tự thương lượng với nhau, nếu như không tự giải quyết được họ sẽ khởi kiện với Tòa án, họ gần như không biết đến sự tồn tại của trọng tài. Nếu như có biết, họ cũng không quan tâm và cũng không có sự tin tưởng đối với phương thức họ xem là quá mới này.
Cuối cùng, cần tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế về trọng tài là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của trọng tài, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phải mở lớp đào tạo và xây dựng một đội ngũ trọng tài đáp ứng được yêu cầu của thị trường kinh tế đa dạng và nhu cầu hội nhập hiện nay. Sự đóng góp của các trọng tài viên có năng lực, đa dạng về chuyên môn và đông đủ về số lượng sẽ là một trong những nhân tố làm tăng lên sức hấp dẫn của trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp yêu cầu về công khai và tính minh bạch của trọng tài là triệt để. Bởi lẽ vấn đề này vốn rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường, lại cần thiết hơn cho việc giám sát trọng tài viên nói riêng và cho Pháp luật về trọng tài nói chung. Vấn đề này đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện tốt công tác quản