Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 74 - 92)

3.1.3 .Quan điểm

3.2. Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn

bàn tỉnh Lạng Sơn

* Giải pháp 1: Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non

Đa dạng hoá nguồn vốn có nghĩa là có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức góp vốn để phát triển thành một lĩnh vực nào đó. Muốn làm tốt công tác đa dạng hoá hay còn gọi là xã hội hoá cho giáo dục thì phải tạo ra đƣợc môi trƣờng mở, tạo cơ chế phù hợp với thực tiễn có tính khả thi cao mới có thể kêu gọi đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia đầu tƣ phát triển giáo dục mầm non. Các nguồn vốn cho giáo dục mầm non bao gồm: Nguồn vốn NSNN, nguồn vốn ngoài NSNN.

- Nguồn vốn NSNN: Trong các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục mầm non, nguồn vốn NSNN vẫn là lớn, chiếm khoảng 98% tổng các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục mầm non, 228,8 tỷ đồng năm 2013, nguồn NSNN quan trọng nhất để mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non, nó đƣợc tập trung đầu tƣ và xây dựng nền tảng vật chất cho giáo dục mầm nonn, tạo cú huých ban đầu để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung.

+ Thứ nhất, sử dụng có hiệu quả vốn NSNN cho giáo dục mầm non.

Thể hiện đầu tƣ có trọng điểm, trọng tâm, không dàn đều, tránh đầu tƣ tràn lan. Chi tiêu theo đúng chế độ và định mức, thực hiện đấu thầu trong việc mua sắm tài sản có giá trị lớn. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc gọn nhẹ tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẩn trƣơng cải cách thủ tục hành chính để tiết kiệm chi NSNN. Xử lý nghiêm các trƣờng hợp sử dụng lãng phí, gây thất thoát tiền của Nhà nƣớc. Có chế độ khuyến khích khen thƣởng đối với các đơn vị, tổ chức cá nhân có thành tích trong tiết kiệm các khoản chi từ NSNN.

Trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho giáo dục mầm non nhƣ hiện nay, phấn đấu tăng tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục mầm non vào những năm tới sẽ cao hơn tổng chi NSNN. Tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ trẻ đến trƣờng. Xây dựng kiên cố và bán kiên cố hệ thống trƣờng lớp, hiện đại hóa trang thiết bị dậy và học. Mặt khác, phát triển giáo viên theo cơ cấu phù hợp,

chất lƣợng đảm bảo theo hƣớng hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên, khuyến khích giáo viên lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó nghiên cứu thiết kết nội dung giáo dục phù hợp với bậc học mầm non theo hƣớng đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, tinh giản, vừa sức, tăng tính thực hành. Thực hiện phân cấp quản lý tài chính một cách hợp lý tăng tính chủ động sáng tạo cho cơ sở.

+ Thứ hai, ƣu tiên phân bổ NSNN chi cho giáo dục mầm non các vùng

sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhu cầu gửi trẻ cao.

Là một trong những tỉnh miền núi đi đầu trong phong trào huy động trẻ trong độ tuổi đến trƣờng cao. Vì vậy cần tiếp tục ƣu tiên NSNN cho giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở cấp học này, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo.

Đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục mầm non phải chú ý tăng chi cho công tác dạy trẻ và học tập của trẻ. Có chế độ chính sách đãi ngộ với ngƣời làm công tác cô nuôi dạy trẻ. Khuyến khích bằng cơ chế lƣơng, thƣởng ngang bằng lƣơng của hệ an ninh, quốc phòng hiện nay.

Ƣu tiên NSNN để hỗ trợ chi phí giáo dục mầm non cho các đối tƣợng ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, tập trung các vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa.

+ Thứ ba, hoàn thiện lại cơ chế thu phí, lệ phí áp dụng cho các cơ sở

giáo dục công lập.

Mức học phí thu của mỗi cháu ở từng lứa tuổi bao nhiêu là hợp lý? Để trả lời câu hỏi này cần phải có một phƣơng án thật cụ thể để điều tra, phân tích, tính toán mọi chi phí liên quan để giáo dục mầm non, để định lƣợng cho một đối tƣợng phải phân bổ chi phí; đồng thời phải gắn với chủ trƣơng nhà nƣớc về phát triển giáo dục mà xác định học phí cho mỗi cấp học đúng nhƣ nguyên tắc xác định mức thu phí đã quy định của Luật phí, lệ phí. Việc xác

định mức thu học phí còn phải đƣợc dựa trên tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ cho giáo dục mầm non theo hƣớng bậc học nào có sức ảnh hƣởng lớn, có vai trò lớn đến tuy duy, nhận thức của trẻ sau này. Đối với các cơ sở ngoài công lập ngoài phần đầu tƣ từ NSNN, mức thu học phí phải đảm bảo bù đắp đƣợc phần còn lại các chi phí cần thiết khác cho hoạt động dạy học phù hợp với chất lƣợng dịch vụ cung cấp, có tích lũy để đầu tƣ phát triển nhà trƣờng và phù hợp với khả năng đóng góp của phụ huỵnh học sinh.

Phân cấp cho cơ sở giáo dục mầm non công lấp xây dựng và quyết định mức thu học phí theo mức trần quy định, nhằm gia tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phƣơng và cơ sở giáo dục, đồng thời đảm bảo công bằng tƣơng đối cho ngƣời dân trong phạm vi cả nƣớc, ở từng địa phƣơng trong việc thực hiện trách nhiệm chia sẻ chi phí giáo dục.

- Nguồn vốn ngoài NSNN

Nguồn vốn ngoài NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, thiết bị dậy và học, góp phần nâng cao đời sống giáo viên để phát triển giáo dục mầm non. Nguồn vốn ngoài NSNN bao gồm vốn trong dân cƣ, các tổ chức kinh tế xã hội, hội cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội. Các nguồn này có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội sâu sắc. Đối với nhà trƣờng đó là khoản bù đắp một phần những chi phí lớn; Đối với Nhà Nƣớc là thực hiện phƣơng châm “ Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”; Đối với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong sự nghiệp “ Trồng ngƣời” của đất nƣớc.

Tuy nhiên, việc huy động sự đóng góp của nhân dân phải dựa trên khả năng thu nhập của ngƣời dân theo từng vùng, đảm bảo công bằng cho ngƣời nghèo và những đối tƣợng thuộc chính sách xã hội. Huy động sự đóng góp

của các gia đình để duy tu sửa chữa trƣờng lớp. Huy động vốn trong dân cƣ, các tổ chức kinh tế - xã hội cần có các biện pháp vừa bắt buộc vừa có tính chất khuyến khích. Muốn vậy, cần có sự phân định rõ trách nhiệm của Nhà Nƣớc và nhân dân trong việc đảm bảo kinh phí cho giáo dục mầm non theo hƣớng:

- Đa dạng hơn nữa các loại hình đào tạo, phát triển mạnh mẽ các trƣờng bán công, trƣờng tƣ thục, trƣờng dân lập, các mô hình trƣờng ngoài công lập khác.

- Nghiên cứu phát hành trái phiếu để tăng nguồn đầu tƣ cho giáo dục mầm non trong những năm tới.

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non để tập trung các nguồn tài chính phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non. Quỹ phát triển giáo dục đƣợc hình thành từ các nguồn thu ngoài NSNN gồm các khoản đóng góp tự nguyện trực tiếp cho quỹ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Hoạt động của quỹ không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non.

- Tỉnh cần có chính sách ƣu đãi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ cho giáo dục mầm non: Miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục mầm non, xuất bản sách giáo khoa, tài liệu học, sản xuất và cung ứng máy móc, trang thiết bị đồ dùng dạy học, thiết bị vui chơi giải trí đa năng…

Nghị quyết TW6 đã khẳng định:

+ Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các phƣờng xã, gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi ngƣời có thể học tập suốt đời tiến tới cả xã hội học tập. Đây là loại hình học tập mà nguồn tài chính chủ yếu do ngân sách của tổ chức, cá nhân cơ sở bỏ ra.

+ Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đây là một giải pháp rất hay, coi giáo dục là ngành dịch vụ đặc biệt. Ai cũng có thể đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp ngoài công lập.

Nguồn vốn tín dụng:

Bao gồm: Tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nƣớc, tín dụng quốc tế. Hình thức vay vốn ngân hàng để đầu tƣ cho giáo dục mầm non là hình thức đầu tƣ hiệu quả lâu dài và lợi ích kinh tế rất lớn, tạo điều kiện phát triển giáo dục mầm non không phải lệ thuộc vào nguồn vốn eo hẹp của ngân sách nhƣ trƣớc đây.

Đối với tín dụng nhà nƣớc, chúng ta chủ trƣơng phát hành trái phiếu dài hạn vay dân để đầu tƣ cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Nguồn để trả nợ này có thể có nhiều: Có thể vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn tƣ nhân hoạt động trong ngành giáo dục.

Nguồn vốn từ hợp tác quốc tế:

Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non, tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế và nƣớc ngoài về giáo dục mầm non; mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với nƣớc ngoài, tổ chức du học tại chỗ, chú trọng quản lý các loại hình trƣờng do nƣớc ngoài đầu tƣ.

Đối với tín dụng quốc tế, chủ yếu là nhà nƣớc vay, hoặc nhà nƣớc đứng ra bảo lãnh cho các nhà trƣờng, các công ty dịch vụ giáo dục vay và chính họ phải chịu trách nhiệm trả nợ.

Đây là một hƣớng giáo dục mầm non mới đối với chúng ta, theo hƣớng này không chỉ thu hút đƣợc tiền vốn, kỹ thuật công nghệ giáo dục mà ta còn

có thể thu hút đƣợc thể chế giáo dục mầm non tiên tiến từ nƣớc ngoài. Từ đó chúng ta có thể nhanh chóng hội nhập quốc tế về giáo dục mầm non. Nguyên tắc hội nhập giáo dục mầm non của chúng ta là hợp tác về nhiều phƣơng diện, nhiều mặt để nâng trình độ giáo dục mầm non ngang tầm với khu vực và quốc tế. Đồng thời học tập kinh nghiệm của giáo viên giỏi và phƣơng pháp quản lý giáo dục tiên tiến. Đó là nguồn vốn vô hình mà chúng ta có thể huy động đƣợc.

Để thực hiện liên doanh, liên kết đƣợc trong giáo dục mầm non, thì yếu tố nội lực bên trong của chúng ta là rất quan trọng, phải tạo môi trƣờng pháp lý cho các nhà đầu tƣ giáo dục mầm non ngoài công lập ra đời và phát triển. Bởi vì xu thế nƣớc ngoài khi vào liên doanh liên kết trong giáo dục mầm non, họ thƣờng muốn liên doanh với các trƣờng ngoài công lập hơn là trƣờng công lập, tức là môi trƣờng pháp lý đó tạo ra một sân chơi “dịch vụ giáo dục mầm non” năng động sáng tạo, đa dạng có thể liên doanh liên kết nhiều chiều.

Nhƣ vậy, muốn có nhiều giải pháp tài chính nhằm huy động mọi nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục mầm non phải có cơ chế chính sách đa dạng hoá các loại trƣờng học, đa dạng hoá loại hình đào tạo, đa dạng hoá hoạt động giáo dục mầm non.

* Giải pháp 2: Đầu tư tài chính hợp lý cho các yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non

Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục mầm non không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài chính ít hay nhiều mà quan trọng hơn là nguồn tài chính đó đƣợc đầu tƣ nhƣ thế nào, có hợp lý hay không.

- Đầu tư để nâng cao chất lượng học tập, trang bị cơ sở vật chất:

Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật ( đặc biệt là hệ thống thƣ viện; phòng đa năng; các thiết bị dạy và học, bếp ăn và công trình vệ sinh, nƣớc sạch...) của các CSGD mầm non công lập nói chung và CSGD mầm non ngoài công lập

nói riêng còn thiếu thốn về số lƣợng và kém về chất lƣợng. Vì vậy, đòi hỏi phải đầu tƣ tài chính để tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị, phƣơng tiện cho dạy học đảm bảo diện tích đất đai, sân chơi cho các trƣờng mầm non. Bên cạnh đó cần phải có phòng đa năng, thƣ viện tranh ảnh, phòng máy vi tính, phòng vệ sinh, bể nƣớc sạch vv…đảm bảo trƣờng, lớp có đầy đủ những thiết bị, đồ dùng thiết yếu để các cháu vui chơi và học tập.

- Đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên

Giáo viên là nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục mầm non, chất lƣợng của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa sống còn đối với giáo dục mầm non nói riêng và sự phát triển của nền giáo dục nói chung. Để giáo dục mầm non thực sự phát triển đòi hỏi một đội ngũ giáo viên vừa có năng lực chuyên môn cao, lại phải không ngừng rèn luyện phẩm chất và cả nhân cách, đồng thời đủ về số lƣợng và đồng bộ về cơ cấu. Cần phải đầu tƣ để giáo viên luôn đƣợc bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức và trang bị cho giáo viên phƣơng pháp giảng dậy tích cực và hiện đại.

Nguồn tài chính đầu tƣ cho đào tạo giáo viên mầm non hàng tỷ đồng mỗi năm, nhƣng đến nay chúng ta vẫn còn thiếu hàng trăm giáo viên ở một số địa phƣơng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và thừa hàng trăm giáo viên không đủ khả năng giảng dậy. Đây là một lãng phí rất lớn của xã hội, do cách sử dụng nguồn tài chính đào tạo giáo viên mầm non chƣa hợp lý. Do đó, trong những năm tới tỉnh nên có quy hoạch đào tạo giáo viên mầm non, đi liền với nó là cơ chế trách nhiệm cá nhân về sai phạm trong quy hoạch đào tạo giáo viên mầm non. Tiến tới xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để giáo viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Khuyến khích hoạt động giảng dạy của các giáo viên bằng chế độ thù lao thoả đáng,

lƣơng của ngành giáo viên mầm non phải cao hơn hoặc ít nhất ngang lƣơng của giáo viên các cấp hiện nay.

- Quản lý giáo dục

Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính theo hƣớng tinh giản biên chế và nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý giáo dục mầm non.

* Giải pháp 3: Thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mầm non tư thục và cơ chế khuyến khích tài chính đối với các cơ sở giáo dục này.

Thứ nhất, thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các CSGD mầm non công lập, tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và vai trò giám sát của xã hội:

Các CSGD mầm non công lập chỉ phát huy đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự khi đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ trên tất cả các mặt hoạt động của đơn vị không chỉ về tài chính theo quy định của nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chỉnh Phủ và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài chính, mà còn đƣợc tự chủ hơn nữa về tổ chức bộ máy và biên chế.

Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc với các CSGD mầm non công lập sẽ kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 74 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)