Các nguồn tài chính thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển bao gồm:
*Nguồn NSNN:
Trong tất cả nguồn lực đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục mầm non thì nguồn NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất, là yếu tố chính quyết định đối với việc hình thành mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non.
Thực tế ở nƣớc ta hệ thống trƣờng công còn chiếm tỷ lệ lớn, việc phát triển các trƣờng ngoài công lập, tƣ thục chƣa nhiều, vấn đề xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp chƣa mạnh, do vậy chƣa thu hút đƣợc các nguồn lực khác đầu tƣ cho giáo dục mầm non, nên sự đầu tƣ NSNN chiếm ƣu thế trong tổng chi cho giáo dục mầm non, thể hiện:
+ Nguồn NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn và ổn định để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo định hƣớng và mục tiêu của Nhà Nƣớc.
+ NSNN đảm bảo từng bƣớc ổn định đời sống của đội ngũ giáo viên mầm non.
+ NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo viên trong ngành. Thông qua định mức chi cho giáo dục, hàng năm góp phần định hƣớng cơ cấu các cấp học, mạng lƣới các trƣờng. Tập trung NSNN cho những mục tiêu chƣơng trình quốc gia phổ cập giáo dục, huy động tối tối đa trẻ em đến tuổi đến trƣờng, xây dựng hệ thống trƣờng nội trú, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng ...
Vốn NSNN chi cho giáo dục mầm non lập từ nguồn chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển trong NSNN. Nguồn NSNN cho hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng chính là nguồn tài chính cơ sở để Nhà nƣớc thực hiện các nội dung, chiến lƣợc ban đầu của giáo dục, để Nhà nƣớc kiểm soát vĩ mô và cân đối tổng thể nhu cầu chi cho giáo dục nói chung.
Có thể nói đầu tƣ của NSNN cho giáo dục đào tạo là điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động giáo dục mầm non, đóng góp vào các hoạt động giáo dục đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục- đào tạo, nâng cao chất lƣợng dậy và học.
Ở nƣớc ta “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu trong việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỷ lệ NSNN chi cho giáo dục nói chung và tăng dần theo
yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục” và “NSNN phải giữ vai trò chủ
yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Nhƣ vậy, nguồn vốn NSNN
đầu tƣ cho giáo dục đƣợc phân phối và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát triển nền giáo dục quốc dân theo kế hoạch Nhà nƣớc. Chi NSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bao gồm:
- Chi thƣờng xuyên của NSNN cho giáo dục là khoản chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên về phát triển nền giáo dục quốc dân thuộc phạm vi cấp phát vốn của NSNN. Vốn NSNN để đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên cho giáo dục đƣợc thể hiện qua cơ cấu các nhóm chi sau:
+ Nhóm chi cho con ngƣời bao gồm: Chi lƣơng theo ngạch bậc, theo quỹ lƣơng đƣợc duyệt, lƣơng tập sự và lƣơng hợp đồng dài hạn. Khoản chi thứ hai cho con ngƣời là chi phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, trợ cấp vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn vv…
+ Nhóm chi quan trọng thứ hai sau nhóm chi cho con ngƣời đó là nhóm chi cho sự nghiệp chuyên môn: nó đáp ứng kinh phí cho việc mua tƣ liệu, sách giáo khoa, đồ dùng giảng dạy, mô hình học tập… khoản chi này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng chơi và học của các cháu, giúp cô truyền đạt cho các cháu một cách sinh động nhất, hấp dẫn nhất.
+ Nhóm chi cho quản lý hành chính nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trƣờng, bao gồm: chi nghiên cứu hội thảo khoa học; công tác phí; thanh toán dịch vụ công cộng…
+ Nhóm chi mua sắm, sửa chữa nhƣ chi mua sắm các thiết bị cho phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện, chi mua sắm tài sản cố định; chi sửa chữa lớn tài sản cố định.
+ Chi đầu tƣ phát triển của NSNN cho giáo dục mầm non là các khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển của nền
giáo dục quốc dân, bao gồm: chi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trƣờng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện, phòng vệ sinh đạt chuẩn, bể nƣớc uống sạch cho các cháu vv…
- Chi NSNN cho các trƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục mầm non nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể có tính chất cấp bách cho sự phát triển nền giáo dục quốc dân ở từng thời kỳ. Các chƣơng trình đã và đang thực hiện nhƣ: Huy động trẻ đến trƣờng đúng độ tuổi; Trẻ 6 tuổi vào lớp một vv…
Với quan điểm đầu tƣ cho giáo dục mầm non là đầu tƣ cho phát triển, tiền chi cho giáo dục mầm non không dừng lại ở ngân sách Nhà nƣớc, mà chúng ta phải tiếp tục cộng thêm vào các khoản vay vốn nƣớc ngoài, viện trợ không hoàn lại của quốc tế cho giáo dục. Chƣa kể tiền đóng góp của nhân dân thông qua học phí, xây dựng cơ sở vật chất, quỹ trƣờng, lớp… không phải là nhỏ. Báo cáo “Giáo dục Việt Nam - đầu tƣ và cơ cấu tài chính” đƣa ra con số 25% là tỷ lệ đóng góp của ngƣời dân trong tổng chi cho giáo dục nói chung.
Cùng chung với thực trạng đó của cả nƣớc, nguồn NSNN chi cho giáo dục mầm non ở tỉnh Lạng Sơn cũng không đủ, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ban ngành cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh phải có các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non thông qua thuế, tín dụng, huy động các nguồn lực khác...
*Thuế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nƣớc nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc.
Thông qua các chính sách ƣu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các CSGD MN ngoài công lập, đồng thời mở rộng thời gian ƣu đãi thuế tạo điều kiện cho các CSGD MN phát triển. Tiếp tục
thực hiện miễn thuế GTGT đối với hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá, thiết bị trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản xuất đƣợc nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng để sử dụng vào mục đích hiện đại hoá nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non.
* Tín dụng:
Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Đối với các dự án đầu tƣ cho giáo dục mầm non thì Nhà nƣớc cũng cần có các chính sách khuyến khích về tín dụng nhƣ: Mở rộng hạn mức tín dụng đối với các dự án đầu tƣ cho giáo dục MN, tháo gỡ rào cản về thế chấp, tạo điều kiện cho các CSGD MN có thể vay vốn. Giảm chi phí tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách giảm lãi suất tiền vay, đơn giản hoá thủ tục hành chính, hạn chế các chi phí khác cho các CSGD MN đi vay vốn tín dụng...Việc thực hiện các khoản vay này ngoài Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện thì nên cần khuyến khích các tổ chức tín dụng khác thực hiện.
* Huy động từ các nguồn lực khác
Nguồn thu từ học phí: Trong các nguồn tài chính ngoài NSNN huy động
vào đầu tƣ phát triển giáo dục thì nguồn học phí là nguồn tài chính quan trọng nhất góp phần đảm bảo chi phí giáo dục mầm non và có tính chất xã hội rộng lớn, là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 60-70% tổng số thu ngoài NSNN. Nhà nƣớc đã nhiều lần điều chỉnh khung mức thu học phí cho phù hợp với tình hình phát triển KTXH đất nƣớc, đảm bảo công bằng và tạo điều kiện chủ động cho các địa phƣơng.
Nguồn đóng góp của nhân dân: trên cả 3 mặt: Nhân lực, vật lực và tài lực. Đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân các địa phƣơng cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục MN mới nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Nguồn viện trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước: Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển giáo dục MN. Chiếm tỷ trong đáng kể đó là nguồn viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các nƣớc, các tổ chức quốc tế.
Nguồn khác: nguồn tài chính từ các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa
học, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp...Các nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ và chƣa ổn định. Tuy nhiên trong tƣơng lai đây sẽ là nguồn vốn đáng kể cho sự phát triển của giáo dục MN.
Huy động từ đất đai nhƣ: cấp mặt bằng xây dựng các trƣờng học, thu tiền
với giá thấp hoặc là không thu tiền mặt bằng, đổi đất lấy trƣờng học...
Vai trò của các nguồn tài chính khác, ngoài nguồn NSNN, cho GDMN đƣợc thể hiện ở các mặt sau: Dùng để nâng cấp các cơ sở trƣờng học, cải thiện đời sống đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tiếp đến là giảm gánh nặng cho Nhà Nƣớc, chống ỷ lại vào Nhà Nƣớc, đề cao nghĩa vụ gắn trách nhiệm của mỗi đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ GDMN, phát huy đƣợc tính năng động trong việc huy động nguồn tài chính đầu tƣ phát triển sự nghiệp GDMN.