Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 32)

1.5.1 .Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.5.1.1.Kinh nghiệm của Hoa kỳ

Giáo dục mầm non ở Hoa Kỳ có đặc điểm là vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng lớn. Hiến pháp Mỹ quy định, trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non không thuộc về Chính phủ liên bang mà thuộc về mỗi bang. Chính quyền bang cũng chỉ quản lý một phần, bằng việc đầu tƣ một khoản kinh phí và cử một ngƣời đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các trƣờng đại học công. Các trƣờng này gần nhƣ có toàn quyền quyết định mọi việc của mình, chủ động về tài chính, bao gồm cả thuê mƣớn, tuyển dụng, sa thải nhân viên... Riêng các trƣờng tƣ nhân chiếm gần một nửa trong tổng số các trƣờng mầm non ở Hoa Kỳ), quyền tự trị của họ còn lớn hơn nhiều.

Nguyên tắc tự trị quản lý giáo dục mầm non Hoa Kỳ trong cơ chế thị trƣờng tất yếu nảy sinh nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các trƣờng mầm non. Ƣu điểm của nó là tạo ra một nền giáo dục đại chúng gắn bó chặt chẽ và bền vững với cộng đồng địa phƣơng, có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát nhu cầu của thị trƣờng lao động. Nguyên tắc cạnh tranh giáo dục cũng buộc các trƣờng mầm non phải không ngừng đầu tƣ hiện đại hóa cơ sở vật chất, thu hút và khuyến khích những giáo viên tâm huyết, yêu nghề, không ngừng nâng

cao chất lƣợng dạy và học.

Nền giáo dục mầm non Hoa kỳ là nền giáo dục dành cho số đông và khi phổ cập giáo dục đúng độ tuổi thì vấn đề đƣợc quan tâm nhất của Mỹ là chất lƣợng; bởi chất lƣợng là yếu tố quyết định đến uy tín Trƣờng. Giáo dục mầm non ở Mỹ có tính tự chủ cao về tài chính, đƣợc phân cấp phân quyền mạnh; các trƣờng tự định ra các chính sách tài chính, mức thu học phí, chƣơng trình, tuyển sinh… Các trƣờng công do chính quyền Bang, Quận lập và quản lý chiếm khoảng 45% tổng số trƣờng. Không có trƣờng do Liên bang quản lý. Các trƣờng tƣ chiếm khoảng 46% (quan niệm giáo dục của Mỹ là “ khi tƣ nhân hóa nhiều dịch vụ thì tiết kiệm đƣợc 15- 40% chi phí cho giáo dục”. Khi theo học tại các trƣờng, ngƣời dân phải bỏ tiền ra để học; mức học phí đóng góp tùy theo từng trƣờng và từ 1000- 7000USD/năm.

Đặc trƣng của nền GDMN của Mỹ là phi tập trung; tính thực tiễn; tính đại chúng và tính thị trƣờng. Do đó, GDMN ở Mỹ đƣợc phân cấp mạnh giúp họ di chuyển nguồn lực thuận lợi để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu học tập.

Nền GDMN Mỹ chịu sự chi phối mạnh của thị trƣờng nhƣng không vì thế mà phó mặc cho thị trƣờng; ngƣợc lại, nền GDMN đó còn tận dụng, khai thác sức mạnh của thị trƣờng để nâng cao hiệu quả đầu tƣ và phần lớn các trƣờng mầm non ngoài công lập của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận.

Để tiếp cận với các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang cho hoạt động giáo dục của trƣờng thì các cơ sở GDMN phải đƣợc công nhận chất lƣợng bởi một tổ chức đƣợc cơ quan Giáo dục Liên bang công nhận.

Ngay từ những năm 1990 Mỹ đã có một số văn bản và chƣơng trình quốc gia đƣợc ban hành, nhƣ mức ƣu đãi về thuế khác nhau, miễn thuế trong thời gian học tập tại các trƣờng, Luật “Giảm thuế tín dụng cho các mục tiêu giáo dục”; các chƣơng trình hỗ trợ cho việc xây dựng, phát triển các trƣờng mầm non

1.5.1.2 Kinh nghiệm của Singapore

Mô hình GDMN của Singapore có sự kết hợp điểm mạnh của mô hình GDMN Phƣơng đông (định hƣớng tuyển chọn và trọng nhân tài) và Phƣơng Tây (tạo sự cân bằng, chú trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện). Nhà nƣớc khuyến khích đổi mới, đặc biệt là những lĩnh vực mới; đặt hàng phát triển khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội đối với các trƣờng.

Nhà nƣớc tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai giữa các trƣờng mầm non. Nhà nƣớc cho rằng cạnh tranh sẽ tạo nên sự đổi mới, tính sáng tạo, nâng cao chất lƣợng dạy và học, các trƣờng khi có sự cạnh tranh, ganh đua tất yếu sẽ phải lựa chọn cho mình các thế mạnh, các lợi thế để phát triển.

Singapore đầu tƣ cho GDMN theo hƣớng có trọng điểm, chọn thời điểm để đột phá, đổi mới, không đầu tƣ theo kiểu bình quân hóa, đổi mới và đầu tƣ từ đầu đến cuối để đạt chuẩn. Việc đầu tƣ để nâng trƣờng đạt chuẩn đƣợc thực hiện theo lộ trình, phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của đất nƣớc, những trƣờng đã đƣợc đầu tƣ trƣớc vẫn tiếp tục dƣợc quan tâm, đầu tƣ để giữ vững vị thế và đảm bảo tính ổn định bền vững…

Singapore còn chú trọng khai thác nguồn lực tài chính bên ngoài để góp phần phát triển thị trƣờng GDMN. Chiến lƣợc đa dạng hóa các loại hình trƣờng để thu hút sự đầu tƣ. Với chủ trƣơng đƣa đất nƣớc trở thành thị trƣờng giáo dục hàng đầu Đông Nam Á và toàn Châu Á bẳng cách thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ các trƣờng khác trong cả nƣớc và trên thế giới vào liên kết hoặc độc lập mở trƣờng tại Singapore. Với chính sách này, Singapore đã thu hút đƣợc nhiều trƣờng mầm non nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu và hƣớng tới thu hút nhiều hơn nữa các cơ sở GDMN nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

1.5.1.3 Kinh nghiệm Nhật Bản

giáo dục mầm non ở Nhật Bản trong những năm vừa qua và vẫn đang tiếp tục trong giai đoạn hiện nay là xã hội hóa các trƣờng mầm non công lập. Quá trình này đƣợc thực hiện với mục tiêu tăng cƣờng tính độc lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trƣờng công lập, áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp trong quản trị.

Tƣ tƣởng xã hội hóa các cơ sở mầm non công lập ở Nhật Bản không phải là mới xuất hiện, mà tƣ tƣởng này đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 khi xuất hiện để xuất về “ tính độc lập của các trƣờng Hoàng Gia”, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về học thuật đối với Hoàng gia. Đến những năm 60 cũng có những ý tƣởng về xã hội hóa các trƣờng. Năm 1971 hội đồng trung ƣơng về giáo dục đã đƣa ra các đề xuất về xã hội hóa các trƣờng công lập nhằm tăng tính tự chủ, độc lập của các trƣờng qua đó tạo điều kiện cho các trƣờng tƣ phát triển.

Bắt đầu từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20, quy mô GDMN ở Nhật Bản đã tăng mạnh, mở đầu cho quá trình đại chúng hóa GDMN. Nếu nhƣ ở Mỹ quá trình đại chúng hóa GDMN có vai trò to lớn của các trƣờng cộng đồng thì ở Nhật Bản vai trò lớn thuộc về hệ thống các trƣờng mầm non tƣ. Quy mô GDMN tăng lên khoảng 5 lần từ 1965 đến 2007.

Khác với giáo dục cơ sở là giáo dục bắt buộc và miễn phí, giáo dục mầm non ở Nhật Bản có mức học phí khá cao ở trƣờng tƣ cũng nhƣ ở trƣờng công. Ngoài số thuộc diện đƣợc miễn giảm, còn lại đều phải đóng học phí theo mức thu của từng trƣờng theo quy định. Cơ cấu tài chính cho giáo dục mầm non công bao gồm khoản cấp từ ngân sách nhà nƣớc theo hình thức trọn gói chiếm khoảng 50- 50%; phần thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh không lớn khoảng 10- 15%, còn lại khoảng 25- 30% là đƣợc hình thành từ các nguồn thu nhập khác của nhà trƣờng. Cơ cấu chi ở các trƣờng công bao hàm khoảng 45-

55% chi cho con ngƣời ( lƣơng bổng, chế độ phụ cấp cho nhân viên, quản lý….), khoảng 20 % chi cho các hoạt động giáo dục thƣờng xuyên. Đối với các trƣờng tƣ nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí thông qua các khoản trợ cấp và cho vay ƣu đãi, tủy theo nhu cầu và khả năng của từng trƣờng trên cơ sở cạnh tranh chất lƣợng và đáp ứng mục tiêu yêu cầu phát triển của quốc gia.

1.5.1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ giữa những năm 1980 đến nay, để duy trì sự phát triển lành mạnh, tránh sự dao động, thụt lùi, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non Trung Quốc nói riêng đã có một hệ thống pháp luật, quy chế đúng đắn, khách quan, có hiệu lực, bảo đảm chắc chắn rằng giáo dục Trung Quốc trong quá trình cải cách và phát triển luôn đƣợc bảo vệ bởi pháp luật. Việc Nhà nƣớc ban hành những bộ luật cho giáo dục, một mặt đã khẳng định đƣợc vị trí, vai trò và chức năng của giáo dục, mặt khác đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự phát triển của giáo dục nói chung và GDMN nói riêng, ràng buộc và khuyến khích, động viên toàn xã hội tham gia vào giáo dục với tƣ cách vừa là ngƣời chủ của sự nghiệp giáo dục, vừa là ngƣời đƣợc hƣởng lợi do giáo dục đem lại.

Giáo dục Trung Quốc nói chung sau giải phóng luôn luôn phát triển dƣới sự khống chế trực tiếp của Nhà nƣớc trung ƣơng. Sau cải cách mở cửa tuy có nới lỏng hơn, nhƣng so với các ngành khác vẫn là khu vực cấm cách rất xa thị trƣờng. Phản ứng của nó đối với tín hiệu thị trƣờng cũng rất yếu. Bởi vậy, trong một thời gian tƣơng đối dài, luôn luôn tồn tại một thực tế là: một mặt nhu cầu của mọi ngƣời đối với giáo dục ngày càng mạnh mẽ nhƣng không đƣợc đáp ứng, mặt khác đội ngũ giáo viên và thiết bị, đồ dùng, công cụ dạy học vẫn chƣa đƣợc sử dụng và phát triển một cách đầy đủ. Theo thống kê,

nếu có thể thực sự phát huy năng lực của giáo viên hiện có và sử dụng đầy đủ trang thiết bị dạy học của các trƣờng, thì có thể mở rộng quy mô sử dụng lên tới khoảng 4 lần. Điều này cũng có nghĩa là, sẽ rút ngắn đƣợc 10 năm của thời gian phát triển giáo dục. Từ một phƣơng diện khác nhìn nhận. Nguyên nhân của vấn đề là, giáo dục Trung Quốc nói chung vẫn đóng khung ở việc thỏa mãn nhu cầu của Nhà nƣớc. Trong thời đại kinh tế phát triển nhanh chóng hiện nay, nhất là sau khi bƣớc vào thế kỷ 21, nhu cầu của mọi ngƣời đối với giáo dục không chỉ là mƣu sinh. Nhu cầu tinh thần, nhu cầu xã hội, nhu cầu hoàn thiện và sự chi tiêu vì tƣơng lai con cái … đã cấu thành nhu cầu quan trọng đối với giáo dục nói chung. Giáo dục phải thích nghi với nhu cầu kinh tế và xã hội, sử dụng sức mạnh xã hội và sự điều tiết của thị trƣờng để từng bƣớc phát triển.

1.5.2 Những kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm quản lý tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non của các quốc gia trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng ở Việt Nam:

Một là, các cấp chính quyền cần phải có những chủ trƣơng, chính sách

đúng đắn, phù hợp với xu hƣớng phát triển đất nƣớc, đó là điều kiện tiên quyết thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển. Muốn vậy, trƣớc hết phải có sự lãnh đạo của Đảng trong định hƣớng phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Từ những chủ trƣơng đó mới có thể chế hóa ra các chƣơng trình, hành động, các cơ chế chính sách do chính quyền các cấp, ngành giáo dục quản lý để thực hiện thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non. Thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm đến hoạt động giáo dục mầm non, huy động tổng hợp các nguồn lực cho giáo dục mầm non thông qua các giải pháp tài chính thì nơi đó chất lƣợng giáo dục mầm non đƣợc nâng lên.

Hai là, muốn cho sự nghiệp giáo dục mầm non có sức sống dồi dào và phát triển mạnh mẽ thì phải dự vào dân, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn dân. Coi giáo dục mầm non là công việc chung của toàn xã hội, toàn Đảng, toàn dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung. Vận động mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo.

Ba là, giáo dục mầm non phải lấy chất lƣợng là yếu tốt quyết định. Do

vậy đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục mầm non phải chú ý tăng chi cho công tác con ngƣời, có chính sách tài chính đặc biệt khuyến khích giáo viên lên phục vụ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Khoản chi này tác động trực tiếp đến chất lƣợng nuôi dạy của giáo viên. Thực trạng cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sách giáo khoa, hình vẽ, mô hình học tập, phòng vệ sinh, bể nƣớc sạch vv còn rất nhiều thiếu thốn. Vì vậy cần tăng cƣờng chi đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bốn là, song song với việc nâng cao chất lƣợng của các cơ sở giáo dục

mầm non công lập thì cần phát triển nhanh các cơ sở giáo dục ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của ngƣời dân, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng NSNN cho nền kinh tế của đất nƣớc và kiều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

Năm là, tiếp tục đầu tƣ làm mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ

cho giáo dục mầm non để thu hút các nguồn tài chính ngoài tỉnh vào giáo dục mầm non trong nƣớc. Huy động và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ cho giáo dục mầm non dƣới dạng viện trợ, hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ không hoàn lại của các chƣơng trình dự án, các tổ chức quốc tế…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH LẠNG SƠN THỜI GIAN QUA 2.1. Vài nét đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn:

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn có vị trí hết sức quan trọng, thiên nhiên tƣơi đẹp, hùng vĩ. Nơi đây đã ghi bao chiến công hiển hách của cha ông ta trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 8.325km2, chiếm 2,5% diện tích cả nƣớc. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại 3, với 212 xã, phƣờng và 14 thị trấn; trong đó có 135 xã phƣờng là xã vùng cao, trong đó có 50 xã là xã thuộc vùng III chiếm 35,6% nên còn gặp khó khăn trong công tác giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa; có 5 huyện biên giới, 5 huyện nội địa. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh; hiện nay đang tiến hành nâng cấp thành phố Lạng Sơn thành đô thị loại II, nâng cấp thị trấn Đồng Đăng thành thị xã.

Có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đƣờng bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đƣờng sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia và 7 điểm chợ biên giới.

Với thế mạnh về địa lý và tài nguyên rừng, Lạng Sơn những năm gần đây đã thu hút nhiều khách du lịch thập phƣơng từ nhiêu nơi, tạo nguồn thu chính cho ngƣời dân địa phƣơng.

Lạng Sơn với dân số 860.456 ngƣời (điều tra dân số năm 2010), trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 43,8%, dân tộc Tày chiếm khoảng 35,9%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,3% còn lại 5% là các dân tộc khác nhƣ: Dao, Sán Chay, Hoa, Mông, Thái, Mƣờng... Lực lƣợng lao động trong độ tuổi chiếm 63,7% dân số; lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm

76%, trong ngành công nghiệp và xây dựng 5,5%, trong ngành dịch vụ 18,5%. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chiếm 28%. Địa bàn Lạng Sơn tƣơng đối phức tạp đồi núi chập trùng hiểm trở tuy nhiên giao thông đi lại tƣơng đối dễ dàng, nằm ở vị trí có các trục đƣờng quốc lộ 1A, 1B, 4A và 4B nối liền các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)