Tình hình sử dụng tài chính đầu tƣ phát triển giáo dục mầm non ở Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 47 - 53)

Lạng Sơn thời gian qua

Triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Sở Giáo dục đào tạo xây dựng mức

học phí các cấp học và trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh quyết định để áp dụng từ năm học 2010-2011, đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục nói chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc và nguồn lực của xã hội đầu tƣ cho giáo dục nói chung và GDMN nói riêng.

Sở giáo dục đào tạo phối hợp với Sở Tài Chính đề xuất định mức chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho mỗi cấp học, trình độ đào tạo theo đúng quy định của Thủ tƣớng Chính phủ và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh, ƣu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục mầm non ở các xã vùng đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Các trƣờng phải rà soát và điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình cho phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn thu với các nhiệm vụ chi.

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non, tăng cƣờng huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2010 về chính sách khyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.

Cụ thể ta đi xem xét số liệu kinh phí chi cho GDMN:

*Nguồn ngân sách nhà nước:

Theo số liệu báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm 2013 tổng chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh cho giáo dục nói chung là: 1.478 tỷ đồng

Trong đó số chi cho giáo dục mầm non 228,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 15,48% chi ngân sách địa phƣơng:

- Chi thƣờng xuyên là 106,85 tỷ đồng. - Chi xây dựng cơ bản là 121,95 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Chi NSNN cho hoạt động GDMN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Nội dung 2011 2012 2013

Tổng số 150,430 187,69 228,800

1 Chi đầu tƣ XDCB cho giáo dục 14,100 18,770 27,456

2 Chi hoạt động chuyên môn 26,200 33,600 38,896

3

Chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất tiền lƣơng, tiền công, đào tạo

giáo viên

98,700 122,930 137,280

4 Chi quản lý hành chính 6,600 8,070 9,838

5 Chƣơng trình MTQG 4,800 4,320 15,330

Nguồn: Sở Tài Chính Lạng Sơn

Sự biến động của mỗi nhóm chi khác nhau đều ảnh hƣởng đến tổng chi NSNN cho giáo dục mầm non. Sử dụng nguồn vốn NSNN nhằm thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển đƣợc thể hiện:

Nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tƣ xây dựng cơ bản không ngừng tăng lên qua các năm, tỷ trọng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trên tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo: 2011: 9,37%; 2012:10%; năm 2013: 12%.

Phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp so với năm 2012-2013 năm học 2013- 2014 đã có những bƣớc chuyển biến đáng kể: Tổng số trƣờng 142 và 8 cơ sở mầm non ngoài công lập (Tăng 12 trƣờng).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học đang từng bƣớc đáp ứng nhiệm vụ dậy và học. Năm 2013 xây mới 66 phòng, hiện còn 892 phòng học nhờ trƣờng phổ thông, xây mới 20 bếp ăn đạt chuẩn; xây mới 8 công trình nƣớc sạch. Trong năm có 3 trƣờng đạt chuẩn mức độ I.

* Về chi cho nghiệp vụ chuyên môn:

Tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn chiếm khoảng 17% tổng chi NSNN cho giáo dục mầm non của tỉnh. Trong những năm vừa qua chất lƣợng dạy và học đang từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Toàn ngành đã coi trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng: nhân cách trong nhà trƣờng, giáo dục sâu sắc mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho giáo viên và các cháu. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc học tập cho trẻ. Việc đƣa các hoạt động phong phú với các sân chơi bổ ích, các hình ảnh đa dạng... vào trƣờng học nhằm mục đích giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, rèn luyện nhân cách cho trẻ làm lành mạnh môi.

Trong giáo dục mầm non thì ngành tiếp tục đảm bảo quy mô trƣờng lớp phù hợp với năng lực của nhà nhà trƣờng và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phƣơng thức tổ chức các loại hình đào tạo cũng đƣợc đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của xã hội. Cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng lên.

Công tác giảng dậy đƣợc đặc biệt trú trọng trong việc bồi dƣỡng chuyên môn, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Lấy nhiệm vụ giảng dạy là trung tâm thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội giảng, hội thảo, hội nghị chuyên đề thu hút giáo viên vào nhiệm vụ giảng dạy, học tập.

* Về chi cho tiền lương và các khoản có tính chất lương, tiền công, đào tạo giáo viên:

Đây là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp giáo dục mầm non, không ngừng đƣợc tăng lên qua các năm do nhóm chi này ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của đội ngũ giáo viên mà họ là ngƣời quyết định trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục mầm non. Do vậy để nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non thì trƣớc hết phải nâng cao đời sống của giáo viên mầm non, đảm bảo cho cuộc sống của họ ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó họ sẽ chuyên tâm công tác, đem hết khả năng tâm huyết của mình với sự nghiệp trồng ngƣời.

Toàn ngành có 4.025 CBQL, giáo viên, nhân viên. Cán bộ QL có trình độ đại học, cao đẳng đạt 71,61%, trung cấp đạt 25,46%.; Giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng đạt 25,6%, trung cấp đạt 63,43%, còn lại khác.

*Về chương trình mục tiêu quốc gia:

Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: thực hiện công bằng trong gáio dục, phát triển GDMN cho trẻ em dân tộc, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; chƣơng trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đến trƣờng tiếp tục đƣợc duy trì, củng cố, giữ vững và nâng cao đƣợc các tiêu chí công nhận phổ cập.

* Đánh giá về tình hình thực hiện các giải pháp tài chính khác:

Tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi về thuế nhằm khuyến khích giáo dục MN triển nhƣ: không phải nộp thuế GTGT đối với hoạt động giảng dạy, GDMN ngoài công lập đƣợc miễn thuế nhà đất, đối với trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc giao đất để xây dựng trƣờng học, miễn lệ phí trƣớc bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; hƣởng ƣu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động dạy học với các mức thuế suất là 10%, 15% và 20% tuỳ theo địa bàn hoạt động; riêng đối với khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn áp dụng thuế suất 10%; đƣợc miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn, giảm thuế tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế, trƣờng hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tƣ thì thời gian miễn thuế, giảm thuế đƣợc tính từ năm thứ tƣ. CSGD MN ngoài công lập có nhập khẩu máy móc thiết bị mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản xuất đƣợc nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng để tạo tài sản cố định hoặc để mở rộng quy mô, đầu tƣ đổi mới công nghệ nâng cao chất lƣợng hoạt động đƣợc miễn thuế nhập khẩu.

- Tín dụng:

Trong những năm qua, các dự án phát triển giáo dục MN ngoài công lập còn hạn chế. Trƣờng hợp phải vay vốn của các ngân hàng thƣơng mại thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% phần chênh lệch lãi suất giữa vốn vay tín dụng thƣơng mại và vốn vay tín dụng ƣu đãi đầu tƣ trong thời gian 2 năm, kể từ thời điểm CSGDMN ngoài công lập thực hiện trả lãi vay cho Ngân hàng thƣơng mại.

- Khuyến khích đầu tư khác:

Tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tƣ vào giáo dục MN theo quy định của Luật Đất đai và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tƣ theo đúng tiến độ

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Ngân sách tỉnh đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng: đƣờng giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc ngoài hàng rào của các dự án đầu tƣ cho giáo dục MN.

Tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ 5% kinh phí đầu tƣ hạ tầng gồm cấp điện, cấp thoát nƣớc, đƣờng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc trong hàng rào của các dự án đầu tƣ cho GDMN, nhƣng không quá 50 triệu đồng/dự án đầu tƣ.

+ Ưu đãi về thuê đất và giá thuê đất:

Các dự án đầu tƣ cho GDMN đƣợc áp dụng mức giá thuê đất bằng 0,5 lần đơn giá thuê đất theo mục đích sử dụng đất thuê .

+ Thu hút các nguồn tài chính khác đầu tư cho GDMN:

Đó là các khoản: học phí, đóng góp xây dựng nhà trƣờng và các khoản đóng góp khác; các khoản thu từ lao động sản xuất, làm dịch vụ; các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức kinh tế xã hội và của các nhà hảo tâm...Với phƣơng châm ” Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” nguồn thu ngoài NSNN đã tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy hoạt động GDMN phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)