Một số kinh nghiệm sử dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 62 - 65)

triển giáo dục mầm non của một số địa phƣơng trong cả nƣớc.

2.9.1. Tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, có nhiều đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế xã hội gần giống với Lạng Sơn. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục nói dung và giáo dục mầm non nói riêng của tỉnh đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể.

Sau gần 10 năm ( 2005-2013) nỗ lực thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, bảng thành tích ngành giáo dục Lào Cai đã có nhiều thành quả đáng tự hào. 9/9 huyện, thành phố với 164/164 xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Riêng đối với giáo dục mầm non 10 năm trƣớc, chỉ có 85,7% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo thì sau gần một thập niên, tỷ lệ đó là 99,9%. Mạng lƣới trƣờng, lớp, phòng học phát triển mạnh, tăng từ 82 lên 185 trƣờng sau gần 10

năm. Đến nay hệ thống phòng học chuẩn cho bậc học đã đƣợc quy hoạch, xây dựng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập cho con em các dân tộc tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, bồi dƣỡng, ƣơng mầm cho các bậc học sau.

Các đầu tƣ tài chính cho giáo dục mầm non đã và đang đƣợc quan tâm, đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ: Chi ngân sách cho giáo dục mầm non của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, chi ngân sách giáo dục mầm non từ năm 2010-2013 chiếm trên 19,5 % trong tổng chi cho giáo dục.

Về các chính sách ƣu đãi nhƣ:

Ưu đãi về thuế: miễn thuế GTGT đối với học động mở trƣờng, lớp

ngoài công lập.

Ưu đãi về đất đai: giao đất, cho thuê đất giá rẻ với thời gian sử dụng

dài để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập hình thành và phát triển. Nhiều gia đình nông thông hiến đất để mở rộng diện tích với trƣờng.

Về tín dụng: mở rộng hạn mức tín dụng đối với các dự án đầu tƣ cho

giáo dục mầm non.

Huy động các nguồn lực khác: Đƣợc sự chỉ đạo của các cấp chính

quyền,vận động của Hội khuyến học, của Hội cha mẹ học sinh đã huy động đƣợc những nguồn lực to lớn hỗ trợ vật chất cho nhà trƣờng. Nhiều doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng xây dựng trƣờng lớp. Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền, vật liệu và nhân công làm tƣờng rào, sân trƣờng, cổng trƣờng. Bà con nông thông các vùng ủng hộ tre gỗ, cát sỏi, ngày công để làm thêm phòng học, đƣờng đi, làm nhà bán trú cho giáo viên, các thầy cô giáo cũng đóng góp từ đồng lƣơng ít ỏi của mình cùng nhân dân. Những sự đóng góp nói trên đã tạo đƣợc nguồn lực to lớn bổ sung cùng sự đầu tƣ của nhà nƣớc, góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong việc giáo dục mầm non đất nƣớc.

Bên cạnh đó còn một số những tồn tại, yếu kém trong quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính phát triển giáo dục mầm non ở Lào Cai nhƣ: Quy mô giáo dục mầm non tăng nhanh nhƣng chất lƣợng nhất là các vùng cao còn thấp so với yêu cầu; một số trƣờng vùng cao cơ sở vật chất, nhà ở cho giáo viên, nhà vệ sinh chƣa đảm bảo tiêu chuẩn; một vài trƣờng dân lập, tự thục gặp khó khăn, chất lƣợng đầu vào đầu ra thấp làm cho dƣ luận hiểu sai về các trƣờng dân lập, tƣ thục, hệ quả là khó tuyển sinh, ít cháu. Tuy nhiên, khó khăn mà tỉnh này đề cập đến nhấn mạnh vào vấn đề xây dựng cơ sở vật chất. Do đối tƣợng thụ hƣởng đề án không nhiều, nằm rải rác ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn dẫn đến hiện tƣợng đội giá do kinh phí vận chuyển khá lớn. Quy mô xây dựng nhỏ, các chính sách hỗ trợ đầu tƣ chƣa rõ ràng, các nhà đầu tƣ chƣa mạnh dạn góp vốn và cũng không hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ.

Để thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển trong thời gian tới Tỉnh cần cón các chính sách, chủ trƣờng đồng bộ giữa các địa phƣơng, các sở ngành trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ nhƣ: cần phổ biến rộng rãi, kêu gọi các nhà đầu tƣ cho giáo dục mầm non, bên cạnh đó cần có các chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ nhƣ cho vay vốn với lãi suất thấp, cho thuê đất với giá thành thấp và thời gian sử dụng lâu dài, miễn, giảm thu nhập doanh nghiệp… cho các hoạt động mở trƣờng, lớp ngoài công lập. Trƣớc hết là bình đẳng về chính sách hoạt động giữa trƣờng công lập và dân lập. Ngoài các chính sách về đất đai, thuế, huy động vốn và biên chế thực hiện xã hội hóa giáo dục cần có chính sách về học phí, nhất là công tác quy hoạch mạng lƣới trƣờng, lớp, quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non của địa phƣơng, đặc biệt trú trọng công tác tuyên truyền chủ trƣơng xã hội hóa trong dân, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 002 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)