- Những hạn chế khi thu thập thông tin
4.3. 2 Về phía Tập đoàn
Công ty NRC hoạt động sản xuất kinh doanh theo phƣơng thức hạch toán kinh doanh độc lập nhƣng chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp từ Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam. Do đó để thúc đẩy khuyến khích phát triển kinh doanh sản xuất ở Công ty, tập đoàn nên có những chủ trƣơng, kế hoạch nhất định nhƣ sau :
- Trên quan điểm chung, Tập đoàn cần hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ theo mô hình ( Công ty mẹ - con ) để vừa kiểm soát đƣợc các Công ty thành viên vừa tạo cơ hội cho các đơn vị này độc lập hơn nữa, cụ thể ở đây tạo tính độc lập, tự chủ hơn cho giữa Công ty và các Nông trƣờng cao su trực thuộc, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thì các doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển lâu dài bền vững.
- Nếu có thể, Tập đoàn cần tạo điều kiện hơn trong việc tái cấp vốn đầu tƣ cho những Công ty có diện tích rừng cao su thu hoạch nhỏ, để có vốn trong việc triển khai các đầu tƣ và trong xét duyệt các dự án. Điều này góp phần giúp cho Công ty có thêm những điều kiện thuận lợi chuẩn bị bƣớc vào hội nhập với nền Kinh tế khu vực và Thế giới.
là khả thi thì Tập đoàn có thể điều chuyển vốn trong nội bộ giúp Công ty giải quyết nhu cầu về vốn trong thời gian hiện tại để triên khai dự án. Tập đoàn với vai trò của mình có thế điều chuyển vốn từ các thành viên trong nội bộ Tập đoàn giúp Công ty thực hiện tốt những dự án khả thi.
- Tập đoàn nên nghiên cứu về tình hình phát triển của đơn vị thành viên trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, từ đó đƣa ra các kế hoạch nhằm giúp các đơn vị thành viên tháo gỡ khó khăn, tăng cƣờng thế mạnh và thu nhập thông tin quan trọng để có thể phát triển sản xuất kinh doanh vững mạnh.
- Trong quá trình liên doanh, liên kết với các đối tác nƣớc ngoài về mở rộng diện tích trồng cao su Tập đoàn có thể thay mặt Công ty ký kết hoặc giao dịch, bảo đảm cho Công ty kết hợp kinh doanh có lợi và học hỏi những tiến bộ khoa học trong chuyên môn kỹ thuật hoặc trong quản lý. Nhất là với vai trò của mình, Tập đoàn có thể đại diện cho nghành Bƣu chính Viễn thông Việt Nam để ngoại giao, tìm đối tác, ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết nhằm thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển hơn nữa.
KẾT LUẬN
Nằm trong kế hoạch phát triển đất nƣớc nói chung, kế hoạch phát triển của ngành công nghiệp cao su riêng, công ty NRC đang bƣớc sang chặng đƣờng mới. Trải qua 07 năm chuyển đổi thành lập (kể từ năm 2008 đến nay) những thành quả đạt đƣợc hôm nay của Công ty NRC thực sự là một bƣớc đột phá làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng, nâng cao đời sống dân sinh về vật chất và tinh thần, đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số CơTu tại nơi Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh. Góp phần cùng các chiến sĩ biên phòng bảo vệ, đảm bảo công tác an ninh quốc phòng vùng biên giới tổ quốc Việt Nam.
Nhƣng ngành công nghiệp cao su Việt Nam đã từng trải qua những giai đoạn thăng trầm, thịnh vƣợng và khó khăn sau khi nền kinh tế đất nƣớc vận mình chuyển đổi. Trong nền kinh tế hiện nay, để tiến hành sản xuất kinh doanh tất cả các doanh nghiệp cần phải có vốn, làm thế nào để công tác sử dụng vốn đƣợc bảo toàn và phát huy sinh lời tối đa. Đem lại hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp,công ty không ngừng đƣợc nâng cao, sự gia tăng lợi nhuận, doanh thu qua các năm lớn hơn năm sau.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là công cụ đắc lực, giúp cho các nhà quản trị đƣa ra các giải pháp, định hƣớng đúng trong đầu tƣ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc sử dụng vốn có hiệu quả là một động lực tiên quyết giúp các doanh nghiệp không ngừng phát triển. Rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề trung tâm của công tác quản lý kinh tế, vì thế nó là vấn đề mang tính bức thiết của quá trình phát triển doanh nghiệp.
Tuy vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào dù có đang phát triển thì vẫn không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Hơn nữa một doanh nghiệp hôm nay đang làm ăn phát đạt thì rủi ro về tài chính nhƣ rủi ro về kinh doanh vẫn luôn rình rập và sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào nếu doanh nghiệp lơ là công tác quản lý sử dụng vốn. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc công ty NRC không phải
không có những khuyết điểm về tình hình, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thấp, sự tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro kinh doanh. Đó là những nguy cơ mất, thâm hụt vốn do không quản lý công tác tài chính.
Vì vậy công ty cần luôn chú trọng nâng cao công tác quản lý tài chính, kiểm tra thƣờng xuyên các hoạt động sử dụng vốn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngày càng đƣợc nâng cao và giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính cũng nhƣ rủi ro về kinh doanh.
Qua quá trình làm việc và nghiên cứu lý luận, thực tiễn tại công ty NRC, với sự nỗ lực của bản thân, sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy TS.Trần Đức Vui, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này. Đã giúp cho tác giả hoàn thành luận văn Thạc sĩ về “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Nam Giang ”. Qua luận văn tác giả cơ bản đã giải quyết đƣợc một số vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất : Nêu rõ và hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành.
Thứ hai : Đƣa ra thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty NRC, từ đó đƣa ra những đánh giá, chỉ ra nguyên nhân vấn đề chƣa hiệu quả, cũng nhƣ hạn chế, tồn tại của công ty.
Thứ ba : Qua nghiên cứu luận văn đã gợi mở một số phƣơng hƣớng và giải pháp cho công ty NRC nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sử vốn tại NRC.
Thứ tư : Đƣa ra một số kiến nghị và kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng thực tế trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nuôi trồng cao su trên toàn quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Công ty báo cáo tài chính của Công ty NRC từ năm 2011 đến năm 2013
2. Công ty báo cáo tổng kết công tác năm của NRC từ 2011 đến 2013
3. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân Tích Quản Trị Tài Chính, Hà Nội: NXB Thống Kê.
4. Nguyễn Văn Công, 2005. Chuyên Khảo Về Báo Cáo Tài Chính Và Lập Đọc, Kiểm Tra, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, , Hà Nội: NXB Tài Chính.
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2005. Phân tích tài chính doanh nghiệp., Hà Nội: NXB Tài Chính
6. David Begg ,2008. Kinh tế học. Hà Nội: NXB Thống kê
7. Nguyễn Ngọc Định, 2011. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam
8. Trƣơng Thị Hà; Lê Thanh Bình , 1996. Khai thác các nguồn vốn và biện pháp quản lý sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ ngành giao thông vận tải
9. Đinh Thế Hiển, 2007. Quản Trị Tài Chính Công Ty – Lý thuyết & Ứng Dụng, Hà Nội: NXB Thống Kê.
10.Ngô Quang Huân, 2002. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục CNQP và KT trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hà Nội: Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng mại
11.Đàm Văn Huệ, 2010. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
12.Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống Kê.
13.Trần Đức Lộc, 2004. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, Hà Nội: Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân;
14.Nguyễn Thị Minh Tâm, 1999. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
15.Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài Chính và Doanh Nghiệp Hiện Đại, Hà Nội: NXB Thống Kê.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
16.Analysis for Financial Management + S & P subscription card. 8 th Edition Robert C. Higgins, University of Washington