Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty NRC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH một thành viên cao su nam giang quảng nam (Trang 62 - 70)

- Những hạn chế khi thu thập thông tin

3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY NRC

3.2.2. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty NRC

Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta phải hiểu, biết xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình nhƣ thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty NRC trong vòng 03 năm từ 2011 đến 2013.

Bảng 3.2: Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của NRC

Đơn vị tính: Nghìn đồng

NGUỒN VỐN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.NỢ PHẢI TRẢ 10.720.321 15,37% 35.299.594 27,84% 33.121.054 17,09% I. Nợ ngắn hạn 10.652.800 15,27% 17.429.516 13,75% 14.120.611 7,29% II.Nợ dài hạn 67.521 0,10% 17.870.078 14,09% 19.000.442 9,80% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 59.025.156 84,63% 91.473.669 72,16 % 160.652.122 82,91 % I. Vốn chủ sở hữu 58.924.951 84,49% 91.663.512 72,31% 160.729.967 82,95% II. Các quỹ khác 100.205 0,14% -189.843 - 0,15% - 77.845 - 0,04% TỔNG NGUỒN VỐN 69.745.477 100,00% 126.773.264 100,00% 193.773.176 100,00%

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013

Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2011 đến 2013 cho thấy tổng số vốn đầu tƣ vào hoạt động SXKD tăng liên tiếp trong 3 năm từ mức 69.745.477 nghìn đồng năm 2011 đã tăng thêm 57.068.151 nghìn đồng, tổng nguồn vốn tăng lên 126.773.264 nghìn đồng vào năm 2012 đến cuối năm 2013 số vốn này tăng lên tới: 193.773.176 nghìn

đồng. Xét về tốc độ tăng nguồn vốn đầu tƣ thì ta thấy năm 2012 tăng 181,76% so với năm 2011, năm 2013 tăng 152,29% so với năm 2012. Đóng góp cho việc tăng trƣởng nguồn vốn này đƣợc hợp thành bởi hai nguồn là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Sự tăng trƣởng cả hai yếu tố này đã đóng góp mức tăng trƣởng chung về nguồn vốn của công ty.

Cụ thể hơn, chúng ta phân tích xem trong các yếu tố cấu thành nguồn thì sự đóng góp và ảnh hƣởng của yếu tố nào là chủ yếu, ta tính thêm 2 chỉ tiêu sau: Hệ số nợ 2011 = Tổng số nợ = 10.720.321 = 15,37% Tổng số vốn của công ty 69.745.477 Hệ số nợ dài hạn 2011 = Nợ dài hạn = 67.521 = 0,114% Vốn CSH +Nợ dài hạn 59.025.156 + 67.521 Ta có: - Hệ số nợ 2012 là 27,84% .Hệ số nợ dài hạn 2012 là 16,31% - Hệ số nợ 2013 là 17,09% .Hệ số nợ dài hạn 2013 là 10,57% Từ việc tính toán trên ta thấy:

- Hệ số nợ của công ty năm 2011 là rất thấp (15,37%) trong khi đó vốn tự có chỉ chiếm một phần rất lớn trong tổng nguồn (84,63%) chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty doanh thu không thuận lợi, nên công ty chủ yếu hoạt động sản xuất đầu tƣ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, NRC gần nhƣ không vay dài hạn để đầu tƣ mà chủ yếu đầu tƣ ngay ban đầu bằng VCSH do Tập đoàn cấp nên phát sinh nợ dài hạn không nhiều trong năm 2011. Việc này cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty với chu kỳ sản phẩm dài hạn. Nhƣng sang năm 2012 và 2013 sản xuất của công ty đƣợc khôi phục nhanh trở lại nên công ty đã vay vốn ngắn hạn để đầu tƣ sản xuất nên hệ số nợ đã tăng lên lần lƣợt là 27,84% và 17,09% trong khi nợ dài hạn

không ngừng thay đổi theo chiều hƣớng tăng lên. Từ những số liệu trên cho thấy NRC đã ứng phó tốt với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2011 đã phản ảnh vào kết quả SXKD từ bảo toàn vốn trong năm 2011 (lợi nhuận dƣơng) đến khôi phục, mạnh dạn vay vốn tăng cƣờng đầu tƣ thêm trong năm 2012 và 2013.

Để đánh giá chính xác hơn hình thành nguồn chúng ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản của công ty.

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản SXKD của NRC

Đơn vị tính:Nghìn đồng

TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.031.960 12,95 23.164.214 18,27 22.031.486 11,37 I. Tiền 3.440.557 4,93 13.464.335 10,62 12.633.726 6,52 II.Các khoản phải thu 4.983.288 7,15 4.097.677 3,23 3.228.629 1,67

III.Hàng tồn kho 414.423 0,59 4.332.739 3,42 4.408.717 2,27 IV.TSNH khác 193.692 0,28 1.269.463 1,00 1.760.414 0,91 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 60.713.517 87,05 103.609.050 81,73 171.741.690 88,63 I.TSCĐ 60.609.660 86,90 103.522.164 81,66 171.651.249 88,58 II.TSDH khác 103.857 0,15 86.886 0,07 90.441 0,50 TỔNG VỐN 69.745.477 100,00 126.773.264 100,00 193.773.176 100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013

Về cơ cấu tài sản: TSDH của NRC năm 2011 là 69.745.477 nghìn đồng, chiếm 87,05% tổng vốn và liên tục tăng về tổng giá trị vốn trong năm 2012 là 126.773.264 nghìn đồng. Riêng năm 2013 tổng vốn là 193.773.176 nghìn đồng, chiếm 88,58 % tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đội. Trong 3 năm mặc dù tài sản cố định đã có sự biến đổi mạnh với tỷ lệ tiền đầu tƣ trong sản xuất tăng mạnh, trong khi tỷ lệ TSDH khác tăng giảm không đáng kể so với TSCĐ trong khi các khoản phải thu không có sự thay đổi nhiều. Nhìn vào các số liệu trên ta thấy tình hình đầu tƣ xây dựng kiến thiết vƣờn cây cao su của công ty đã đƣợc cải thiện tích cực với lƣợng tiền đầu tƣ cho sản xuất kinh

doanh đƣợc tăng lên, nó cũng cho thấy công ty đã có những cải tiến thực sự hiệu quả trong công tác đầu tƣ sản xuất kinh doanh có tính đặc thù riêng của ngành công nghiệp cao su chuyên về nuôi trồng chế biến cao su tự nhiên.

Về TSNH của NRC năm 2011 là 9.031.960 nghìn đồng chiếm 12,95% tổng vốn và liên tục tăng trong 2 năm 2012 và 2013 cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối, (2012 có giá trị 23.164.214 nghìn đồng chiếm 18,27%). Trong 3 năm mặc dù TSNH có sự đóng góp chủ yếu của tiền và các khoản phải thu nhƣng đã có sự biến đổi mạnh về cơ cấu TSNH với tỷ lệ tiền tăng mạnh trong các năm 2012 và năm 2013 khi tỷ lệ hàng tồn kho ngày càng tăng đáng kể trong khi các khoản phải thu càng giảm nhiều. Năm 2011 tỷ trọng tiền chiếm 4,93% thì đến 2012 tăng lên 10,62% với mức tăng tuyệt đối.

Nhƣng năm 2013 các khoản phải thu giảm đáng kể, năm 2011 từ 7,15% xuống 1,67%. Nhìn vào các số liệu trên ta thấy tình hình của công ty đã không đƣợc cải thiện tích cực với lƣợng hàng tồn kho tăng lên và tiền thu càng giảm xuống, nó cũng cho thấy thực sự hiệu quả trong công tác thu chi của công ty còn chƣa tốt .

Tài sản cố định hữu hình đƣợc phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có đƣợc tài sản cố định tính đến thời điểm đƣa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ đƣợc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên đƣợc ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Cụ thể một số nhóm tài sản nhƣ sau:

 Về tiền: Tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 3.440.557 nghìn đồng chỉ chiếm 4,93% đã tăng mạnh lên 13.464.335 nghìn đồng năm 2012 chiếm 10,62% và 12.633.726 nghìn đồng năm 2013 chiếm 6,52% cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty đã tốt lên rõ rệt, công ty kinh doanh dịch vụ tốt và thu đƣợc tiền. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty tiền

nhàn rỗi của công ty vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ đến 9,43% so với tài sản ngắn hạn và chiếm 10,62% tài sản của Công ty. Với cơ cấu tài sản ngắn hạn nhƣ vậy rủi ro về tài chính của Công ty rất thấp và luôn đảm bảo khả năng thanh toán trong đầu tƣ dài hạn tuy nhiên về mặt hiệu quả sử dụng vốn thì chƣa cao.

 Về nợ phải thu: Tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 4.983.288 nghìn đồng chiếm 7,15% tổng giá trị tài sản của công ty. Tình hình này cho thấy vốn của Công ty không bị chiếm dụng. Hơn nữa, trong khi các vốn khác chiếm tỷ trọng lớn mà nợ phải thu lại có xu hƣớng giảm xuống (2011 là 4.983.288 nghìn đồng, đến cuối năm 2013 là 3.228.629 nghìn đồng) với tỷ trọng giảm tƣơng đối là 1,53% nhƣng số tiền tuyệt đối giảm tới 1.754.659 nghìn đồng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng tình hình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty, tạo ra những thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh sản xuất đầu tƣ của công ty. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn, nhƣng tỷ trọng không đáng kể so tổng nguồn vốn đầu tƣ dài hạn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các nguồn khác thì DN phải đi vay, phải trả lãi suất, vì thế đây là điều còn thuận lợi trong sử dụng vốn của Công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đƣa ra phƣơng án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình trong đầu tƣ dài hạn.

 Về hàng hoá tồn kho: Tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 414.423 nghìn đồng chiếm 0,59% tổng giá trị tài sản, nợ phải thu của công ty chiếm 7,15%. Điều này cho thấy năm 2011 việc sử dụng vốn để có lợi nhuận chƣa hiệu quả, phần lớn vốn lƣu động đƣợc đầu tƣ ở khâu tài sản dài hạn. Tuy nhiên, lý giải cho điều này là do 2011 chính là trọng tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên sang năm 2012 và 2013 các chỉ tiêu này đã đƣợc cải thiện đặc biệt hàng tồn kho đã giảm mạnh chỉ còn chiếm 1,67% khi kết thúc năm 2013.

 Về tài sản cố định: TSCĐ của công ty là 60.609.660 nghìn đồng chiếm 86,90% trong tổng tài sản năm 2011 đã tăng lên 171.741.690 nghìn đồng chiếm 88,58% vào ngày kết thúc năm 2013 cho thấy tỷ trọng TSCĐ trong

tổng tài sản công ty đã tăng đáng kể cho thấy giá trị đầu tƣ dài hạn cho vƣờn cây cao su rất cao. Về TSCĐ dài hạn khác năm 2011 công ty cũng đã có đầu tƣ một số xe cơ giới mới phục vụ cho việc mở đƣờng liên lô tạo thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc vƣờn cây với trị giá 103.857 nghìn đồng làm tăng nguyên giá, nhƣng sang năm 2013 chỉ đầu tƣ thêm 90.441 nghìn đồng cho TSCĐ dài hạn khác.

Tỷ lệ giá trị còn lại của TSCĐ dài hạn khác chỉ chiếm 0,50% chứng tỏ tài sản của công ty thiết bị không nhiều, mức độ đầu tƣ đổi mới TSCĐ trong các năm không quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, có thể thấy và tính hết mức hao mòn vô hình của tài sản thiết bị cơ giới, nếu tính đủ tỷ lệ này còn thấp hơn.

Để xem xét tài sản có đƣợc tài trợ nhƣ thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của NRC thông qua bảng 3.4.

Từ bảng 3.4 ta thấy tài sản của DN đƣợc hình thành từ hai nguồn là: - Nguồn vốn vay.

- Nguồn vốn chủ sở hữu ( vốn được rót). Trong đó:

Vốn chiếm dụng năm 2011 chỉ chiếm 0,14% tƣơng đƣơng 100.205 nghìn đồng nhƣng đã giảm mạnh xuống - 0,15% tƣơng đƣơng – 189.844 nghìn đồng vào năm 2012 và – 0,04% tƣơng đƣơng – 77.845 nghìn đồng vào năm 2013. Vốn chủ sở hữu chiếm một lƣợng rất lớn 87,05% tƣơng đƣơng 60.713.517 nghìn đồng năm 2011 tăng mạnh lên 88,63% tƣơng đƣơng 171.741.690 nghìn đồng năm 2013 tăng hơn 111.028.173 nghìn đồng về mặt giá trị.

Nhƣ vậy, NRC hoạt động chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu đƣợc Tập đoàn công nghiệp cao su cấp , và công ty chỉ phải vay vốn ngân hàng với tỷ trọng thấp cho ở rộng thêm đầu tƣ.

Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12 do vậy, chƣa phản ánh hết tình hình huy động vốn của doanh nghiệp hoạt động trong năm do đó chúng ta cần có thêm những căn cứ khác để xác định hiệu quả sử dụng

vốn của DN.

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty NRC

Đơn vị tính: Nghìn đồng

NGUỒN VỐN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ 10.720.321 15,37 35.299.594 27,84 33.121.054 17,09 I. Nợ ngắn hạn 10.652.800 15,27 17.429.516 13,75 14.120.611 7,29 Phải trả ngƣời bán 4.475.806 6,42 8.916.153 7,03 8.953.936 4,62 Ngƣời mua trả trƣớc 849 0,01 849 0,006 849 0,004 Thuế, phải nộp NN 84.992 0,12 62.381 0,05 240.003 0,124

Phải trả ngƣời lao động 3.467.603 4,96 5.095.497 4,02 1.232.053 0,636

Phải trả nội bộ 1.266.108 1,82 553.371 0,44 632.072 0,326 Phải trả phải nộp khác 1.357.442 1,94 2.801.264 2,204 3.061.698 1,58 II.Nợ dài hạn 67.521 0,10 17.870.079 14,09 19.000.442 9,80 Vay và nợ dài hạn 17.700.000 13,96 19.000.442 9,80 Dự phòng TC thôi việc 67.521 0.10 170.079 0,13 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 59.025.156 84,63 91.473.669 72.16 160.652.122 82,91 I. Vốn chủ sở hữu 58.924.951 84,49 91.663.513 72,31 160.729.967 82,95

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 5.304.813 7,61 11.158.781 8,80 93.162.867 48,08

Quỹ đầu tƣ phát triển 345.970 0,50 449.168 0,35

Quỹ dự phòng tài chính 445.077 0,64 1.239.711 0,98 1.311.104 0,68

Lợi nhuận chƣa phân phối 1.662 0,01

Nguồn vốn XD cơ bản 52.829.091 75,75 78.814.191 62,17 66.255.996 34,19

II. Các quỹ khác 100.205 0.14 - 189.844 - 0,15 - 77.845 - 0.04

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 69.745.477 100 126.773.264 100 193.773.176 100

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013

Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 là 59.025.156 nghìn đồng, nhƣng sang năm 2012 là 91.473.669 nghìn đồng và 2013 là 160.652.122 nghìn đồng. Nhƣ vậy nguồn vốn CSH đã liên tục tăng

trong 3 năm với mức tăng 2012 so với 2011 là 32.448.513 nghìn đồng tƣơng ứng 154,97% và năm 2013 so với 2012 là 69.178.453 nghìn đồng tƣơng ứng 175,63% . Với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh nuôi trồng cây cao su, số vốn đầu tƣ vào vƣờn cao su hằng năm là rất lớn theo lũy tiến. Chính vì vậy cơ cấu vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh là vốn đầu tƣ đƣợc cấp từ Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.

Về CSH của NRC trong những năm qua liên tục tăng mạnh, bổ sung cho nguồn vốn CSH của công ty, tăng vốn điều lệ. Việc vốn CSH tăng mạnh qua các năm cho thấy đƣợc kết quả cao của NRC trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Nhƣ vậy, nguồn vốn CSH của doanh nghiệp cao (từ 72,16 đến 84,63%), chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là cao so với chỉ tiêu của toàn ngành sản xuất.

Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả là 10.720.321 nghìn đồng tƣơng đƣơng 15,37% vào năm 2011, cuối năm 2012 con số này tăng lên là 35.299.594 nghìn đồng tƣơng đƣơng 27,84% và 2013 là 33.121.054 nghìn đồng tƣơng đƣơng 17,09% chủ yếu do khoản phải trả khi công ty tăng mạnh cho đầu tƣ dài hạn, nhƣ trả ngƣời lao động và nợ vay ngân hàng phát sinh tăng mạnh từ năm 2012. (Điểm 10 Thuyết minh báo cáo tài chính NRC 2011). Nhƣ vậy NRC hoạt động hoàn toàn trên vốn sở hữu chủ có mức vốn chủ lớn nên hoàn toàn không chịu rủi ro lãi suất trong thời gian qua tại Việt Nam.

Nhƣ vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty NRC giai đoạn 2011 - 2013, ta thấy:

- Tổng tài sản của công ty tăng từ 69.745.477 nghìn đồng lên đến 193.773.176 nghìn đồng.

giá trị.

- Nợ phải trả và vốn vay cũng tăng nhƣng không ảnh hƣởng tới an toàn sản xuất của NRC .

Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu tình trạng sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định và vốn lƣu động của DN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH một thành viên cao su nam giang quảng nam (Trang 62 - 70)