Tinh chỉnh cấu trúc của Form

Một phần của tài liệu Giáo trình MS Access pdf (Trang 77 - 85)

Khi thiết kế một form, đòi hỏi học viên không những phải tạo ra được form đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xử lý dữ liệu của bài toán, mà còn phải đáp ứng tính thẩm mỹ. Tuỳ thuộc vào bài toán, vào đối tượng người sử dụng mà thiết kế những kiểu giao diện thân thiện. Thanh công cụ Toolbox và cửa sổ Properties là những công cụ cần thiết để thiết kế giao diện.

 Chỉnh sửa các thuộc tính.

 Các thuộc tính hỗ trợ nhập dữ liệu:

+ Thuộc tính Default value: Gán giá trị mặc định vào nội dung trình bày trong điều khiển.

+ Thuộc tính Validation Rule: Kiểm tra tính hợp lệ khi nhập dữ liệu cho mộtđiều kiển.

+ Thuộc tính Validation Text: Thiết lập thông báo lỗi nếu dữ liệu nhập vào mộtđiều khiển không hợp lệ.

 Các thuộc tính gióng lề: + Thuộc tính Text Align:

- General: Gióng hàng văn bản theo lề trái, dữ liệu số và ngày tháng theo lề phải.

- Left: Gióng hàng văn bản theo lề trái - Center: Gióng hàng văn bảnở chính giữa. - Right: Gióng hàng văn bản theo lề phải.

 Các thuộc tính màu sắc:

+ Thuộc tính Back color: Thiết lập màu nền cho các điều khiển hay biểu mẫu.

+ Thuộc tính Fore color: Thiết lập màu cho hàng chữ trong điều khiển + Thuộc tính Boder color: Thiết lập mùa cho khung bao quanh trong điều khiển.

 Các thuộc tính khung bao:

+ Thuộc tính Boder Style: Thiết lập loại khung cho điều khiển.

+ Thuộc tính Boder Width: Thiết lập chếđộ dày hay đậm cho khung bao. + Thuộc tính Border color: Thiết lập màu cho khung bao.

 Các thuộc tính định dạng Font chữ: + Thuộc tính Font color: Thiết lập màu của chữ. + Thuộc tính Font size: Thiết lập kích thước của chữ. + Thuộc tính Font name: Thiết lập tên của Font.

 Sử dụng một sốđiều khiển cấp cao trong Form.

Điều khiển List box và Combo box:

+ List box: Điều khiển List box là một khung danh sách luôn luôn được thể hiện kèm theo thanh trượt dọc và ta chỉ được phép lựa chọn trong danh

sách đó. Dữ liệu luôn luộn hợp lệ. List box không cho phép người dùng nhập thêm dữ liệu.

+ Combo box: Điều khiển Combo box là một khung danh sách không thể hiện kèm theo nút danh sách bên phải cho đến khi nào cần ta Click cho danh sách hiện ra. Combo box cho phép ta quy định nhập hay không nhập dữ liệu mới ngoài danh sách.

 Cách tạo Combo box và List box.

Sau đây là các cách xây dựng một Combo box cho trường MaKH để lựa chọn khách hàng hiển thị trong Form

Thông qua 2 cách làm dưới đây ta có thể tiến hành tương tự như vậy cho đối tượng List box

Cách 1: Sử dụng thuật sĩ Wizard.

- Để sử dụng được chức năng này thì trước tiên người dùng kích chuột chọn vào biểu tượng Control Wizard để điều khiển chức năng Wizard của đối tượng.

Hình 107: Kích chọn vào Control Wizard.

- Dùng chuột đưa đối tượng Combo box từ thanh công cụ lên vị trí thích hợp trên Form, hộp thoại sau xuất hiện:

Bước 1: Chọn thuộc tính Find a record on my form based on the value I Selected in my combo box.

Để tiếp tục ta nhấn Next: Xuất hiện hộp thoại sau

Hình 109: Cửa sổ Combo box Wizard chọn trường làm Combo box.

Bước 2: Chọn trường MaKH từ cửa sổ Available Fields: sau đó kích chuột vào biểu tượng để di chuyển sang cửa sổ Selected Fields:

Hình 110: Cửa sổ chọn trường MaKH làm Combo box.

Hình 111: Cửa sổ hiển thị các giá trị trong trường MaKH.

Bước 3: Để tiếp tục, ta nhấn Next: Xuất hiện hộp thoại sau

Hình 112: Cửa sổ để hoàn thành Combo box.

Bước 4: Nhập nhãn dữ liệu để hiển thị cho trường làm Combo box là Chọn Mã Khách Hàng tại ô What label would you like for your combo box?

Nhấn Finish để hoàn tất việc khởi tạo combo box.

Cách 2: Không Sử dụng thuật sĩ Wizard.

Bước 1: Dùng chuột đưa đối tượng Combo box từ thanh công cụ lên vị trí thích hợp trên Form

Bước 2: Kích chuột phải vào điều khiển Combo box, chọn Properties: Xuất hiện hộp thoại

Hình 114: Hộp thoại Properties.

Bước 3: Xác lập các thuộc tính trong hộp thoại Properties.

+ Tại hàng Control Source: Xác định trường sẽ nhận giá trị được chọn là MaKH

+ Tại hàng Row Source Type: Dữ liệu của trường được nhập từđâu. + Tại hàng Row Source: Chọn bảng chứa trường sẽ hiện thị trong Combo box là KHACH_HANG.

Hình 115: Hộp thoại Properties đã thiết lập các thuộc tính.

Điều khiển Command button:

Tuy chưa được học một chút gì về lập trình trên Access, nhưng học viên vẫn có thể tạo được một số các nút lệnh đặt trên form điều khiển công việc. Tính năng Command Button Wizard giúp làm điều đó. Nút lệnh (Command Button) thường được dùng để lập trình xử lý các công việc nào đó.

 Cách tạo Command Button bằng thuật sĩ Wizard.

Nội dung cách tạo sẽ được trình bày qua ví dụ cụ thể tạo ra một nút nhấn có tên vào Form nhập dữ liệu cho bảng KHACH_HANG.

- Để sử dụng được chức năng này thì trước tiên người dùng kích chuột chọn vào biểu tượng Control Wizard để điều khiển chức năng Wizard của đối tượng.

Hình 117: Kích chọn vào Control Wizard.

- Dùng chuột đưa đối tượng Combo box từ thanh công cụ lên vị trí thích hợp trên Form, hộp thoại sau xuất hiện:

Hình 118: Command Buttonl Wizard.

Tại hộp thoại này ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn hành động cần làm cho nút lệnh. Quan sát hộp thoại trên có 2 danh sách:

- Categories: chứa các nhóm thao tác mà một nút lệnh có thể nhận; - Actions: chứa danh sách các lệnh của mỗi nhóm.

Bảng dưới đây liệt kê danh sách một số lệnh cơ bản của từng nhóm:

STT Nhóm - Lệnh Ý nghĩa

1 Record Navigation Nhóm định hướng bản ghi

1.1 1.2 1.3 1.4

Goto First Reocord Goto Last Reocord Goto Next Reocord Goto Previous Reocord

Chuyển về bản ghi đầu

Chuyển đến bản ghi cuối cùng Chuyển bản ghi kề sau

Chuyển bản ghi kề trước

2 Record Operations Các xử lý với bản ghi

2.1 2.2 2.3 2.4 AddNew Reocord Delete Reocord Update Reocord Undo Reocord

Thêm bản ghi mới Xoá bản ghi hiện tại Cập nhật bản ghi hiện tại

Phục hồi thay đổi dữ liệu bản ghi

3 Form Operations Các xử lý với Form

3.1 3.2 Close Form Open Form Đóng form Mở một form khác

4 Report Operations Các xử lý với Report

4.1 4.2 4.3

Preview report Print report Send report to file

Xem trước nội dung (Preview) report In report

Xuất report ra một tệp tin ngoài

5 Applications Xử lý ứng dụng

5.1 5.2

Quit Application Run Application

Thoát khỏi Access

Chạy một ứng dụng nào đó (tệp .exe)

6 Miscellaneos Một số thao tác khác 6.1 6.2 6.3 Print table Run macro Run query In nội dung một bảng Thi hành một Macro Thi hành một query

Với yêu cầu Thêm khách hàng, phải chọn: tại ô Categories chọn Record Operations và tại ô Actions chọn AddNew Reocord. Chọn xong nhấn Next:

Hình 119:Hộp thoại chọn hành động cho nút nhấn.

Bước 2: Chọn hiển thị cho nút lệnh trên hộp thoại dưới:

Hình 120:Hộp thoại chọn hiển thị cho nút nhấn.

+ Chọn tuỳ chọn Text nếu muốn nút lệnh hiển thị bằng chữ. Khi đó gõ vào chữ hiển thị trên nút. Hình trên gõ Thêm khách hang.

+ Chọn tuỳ chọn Picture nếu muốn thể hiện một hình ảnh lên nút lệnh. Khi đó có thể chọn một hình ảnh trên danh sách.

Lưu ý: Chúng ta có thể quan sát trước được thể hiện của nút lệnh ở hộp Sample bên trái hộp thoại.

+ Sau khi thiết lập xong kiểu hiển thị, ta nhấn Finish để kết thúc việc tạo một nút nhấn.m.b

Một phần của tài liệu Giáo trình MS Access pdf (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)