Thiết kế một Form nhập liệu đơn giản

Một phần của tài liệu Giáo trình MS Access pdf (Trang 72 - 77)

- Để tạo ra được form mang tính chuyên nghiệp và đáp ứng được sát yêu cầu thực tế bắt buộc phải sử dụng đến Form Design View. Nói như vậy không có nghĩa là không dùng Form Wizard để tạo form, mà trong nhiều tính huống vẫn dùng Form Wizard rồi sử dụng đến Form Design View để tiếp tục hoàn thiện yêu cầu.

- Chuẩn bị nguồn dữ liệu: Nếu dữ liệu liên quan đến 2 hay nhiều bảng thì chúng ta phải lập một query, còn nếu chỉ một bảng thì chọn bảng dữ liệu đó.

- Chúng ta tìm hiểu cách tạo Form bằng Design View thông qua cách xây dựng Form liệu cho bảng KHACH_HANG.

 Bước 1: Kích hoạt trình tạo Form Design View. - Trong ngăn Forms trên cửa sổ Database

- Nhấn nút New Xuất hiện hộp thoại New Form

Hình 99:Hộp thoại New Form.

Tại hộp thoại New Form ta chọn Design View, nhấn OK hay kích chuột vào biểu tượng Create form in design view.

 Xuất hiện môi trường làm việc của Form ở trạng thái Design View với 3 phần quan trọng

Hình 100:Hộp thoại làm việc Form ở trạng thái Design View.

1

2

(1) Cửa sổ Form – nơi sẽ thiết kế và xây dựng các thông tin cần thiết theo yêu cầu bài toán. Cấu trúc form gồm 3 phần:

+ Form Header - phần tiêu đề đầu form; + Form Footer - phần tiêu đề cuối;

+ Detail - phần thân form.. hiển thị chi tiết các mẫu tin trong Form.

Lưu ý: Để hiển thị Form Header và Form Footer thì chúng ta kích chuột vào Menu View, chọn Form Header/Footer.

(2) Thanh công cụ Toolbox – nơi chứa những đối tượng, những công cụ có thể đưa lên form với mục đích thiết kế giao diện và điều khiển dữ liệu theo bài toán.

 Ý nghĩa của một số công cụ cơ bản trên thanh công cụ Toolbox. + (Select Objects): Lựa chọn các đối tượng.

+ (Control Wizard): Điều khiển chức năng tự động Wizard của đối tượng.

+ (Label): Tạo một nhãn để hiển thị chuỗi dữ liệu Text

+ (Text box): Tạo một hộp thoạiđể xem hay nhập dữ liệu dạng chuỗi. + (Option Group): Tạo nhóm để lựa chọn.

+ (Option Button): Tạo nút lựa chọn. + (Combo box): Tạo hộp lựa chọn Combo. + (List box): Tạo hộp danh sách.

+ (Command button): Tạo nút nhấn.

+ (Sub Form/Sub Repost): Tạo Form dạng chính phụ. + (Tab Control): Tạo Form dạng tab.

Ví dụ: muốn tạo ô nhập Họ tên trên form có thể dùng đối tượng Textbox, muốn đưa một chú thích (nhãn hiển thị) có thể dùng Label, muốn tạo một nút lệnh có thể dùng CommandButton,… Mỗi đối tượng sẽ có tập hợp các thuộc tính (Properties) và tập các sự kiện (Events). Thuộc tính để mô tả tính chất cho đối tượng đó, ví dụ như: màu sắc, kích thước, tính chất dữ liệu,.. Sự kiện- nơi có thể gắn các mã lệnh VBA hoặc gắn các Macro lệnh để xử lý những công việc nào đó.

(3) Cửa cổ Properties – nơi có thể thiết lập các thuộc tính (properties) cho form cũng như các đối tượng trên form.

Lưu ý: Để hiển thị cửa sổ Properties, ta thực hiện kích chuột vào biểu tượng (Properties) trên thanh công cụ Form Design.

 Bước 2: Thiết lập nguồn dữ liệu cho form ở thuộc tính Record Source. Vì chỉ để nhập dữ liệu cho bảng KHACH_HANG, nên nguồn dữ liệu sẽ là bảng KHACH_HANG. Cách thiết lập thuộc tính này như sau:

- Chọn thuộc tính form bằng cách chọn tên đối tượng Form ở hộp chọn Object trên thanh công cụ Formatting:

Hình 101:Thanh Formatting để chọn thuộc tính Form ở hộp chọn Object.

Hoặc nhấn chuột lên ô vuông - vị trí giao giữa 2 thước kẻ ngang/dọc của form đang thiết kế.

Hình 102: Vị trí giao của 2 thanh thước ngang/dọc.

 Sau khi chọn tiêu đề cửa sổ Properties xuất hiện là Form.

Hình 103: Tiêu đề cửa sổ của Properties.

- Thiết lập thuộc tính Record Source cho form bằng cách chọn tên bảng KHACH_HANG ở hộp Record Source. Có thể tìm thuộc tính này ở thẻ Data (chỉ những thuộc tính liên quan đến dữ liệu) hoặc thẻ All (có đầy đủ tất cả các thuộc tính và sự kiện)

 Bước 3: Mở cửa sổ Field List.

Cửa sổ Field List có chứa danh sách các trường trên CSDL có trong nguồn dữ liệu của Form. Nó hỗ trợ việc đưa những trường dữ liệu này lên form để nhập và hiển thị dữ liệu rất tốt. Trong trường hợp này ta dùng để đưa những trường cần nhập dữ liệu từ bảng KHACH_HANG lên form.

Lưu ý: Nếu chưa thấy cửa sổ này xuất hiện, hãy thực hiện hiển thị nó bằng cách kích chuột vào thực đơn View, chọn Field List hoặc nhấn nút (Field List) trên thanh công Form Design.

Hình 105: Cửa sổ Field List.

 Bước 4: Đưa những trường cần nhập dữ liệu từ cửa sổ Field List lên Form đang thiết kế bằng cách: Dùng chuột kéo từng trường muốn thiết kế lên form từ cửa sổ Field List thả lên vị trí hợp lý trên form (với bài này phải kéo toàn bộ các trường lên form).Lúc này cửa sổ thiết kế form có dạng:

Lưu ý: Mỗi khi kéo một trường từ Field List lên form, Access sẽ tự động tạo một đối tượng gắn kết tới trường dữ liệu tương ứng, đối tượng này có thể là Textbox, Combo box hay đối tượng khác tuỳ thuộc vào kiểu dữ liệu của trường tương ứng, và đối tượng Label đi kèm nhằm tạo nhãn chú thích cho trường dữ liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình MS Access pdf (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)