Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 31 - 35)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp luận

- Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc quản lý nhà nƣớc đối với các Nhà xuất bản và áp dụng mô hình nào khi chuyển đổi các đơn vị trong lĩnh vực xuất bản trƣớc hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học và các công trình nghiên cứu liên quan viết về đề tài này. Trên cở sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở chƣơng sau.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiện cứu, nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó luận

văn đã nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi của một số đơn vị trong Bộ cũng nhƣ các đơn vị có cùng lĩnh vực hoạt động.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu không chỉ xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan. Do các quy luật khách quan chi phối.

Thông qua phƣơng pháp luận sẽ giúp cho nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, tổng thể từng khía cạnh của công tác chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác, đồng thời nhận thức đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động của Công ty TNHH một thành viên.

- Phƣơng pháp định tính, định lƣợng

Qua việc thu thập thông tin, dùng phƣơng pháp thống kê để mô tả, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng công tác chuyển đổi mô hình hoạt động tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Đƣa ra các giả thuyết để so sánh và phân tích. Những đánh giá chủ quan và khách quan về kết quả của các nhà xuất bản sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Nhà xuất bản Lao động Xã hội trên cơ sở khung chính sách quản lý Nhà nƣớc.

2.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Nhóm các phương pháp thu thập thông tin:

Phân tích tài liệu, phỏng vấn, trao đổi.

+ Phƣơng pháp phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn, nguồn số liệu thu thập đƣợc về công tác chuyển đổi doanh nghiệp để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

+ Phỏng vấn, trao đổi là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin về công tác chuyển đổi doanh nghiệp cũng nhƣ những bất cập trong công tác chuyển đổi hay kinh nghiệm của các nhà quản lý đã thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. Kết hợp với phỏng vấn, trao đổi là quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin đƣợc chính xác, hiệu quả và khách quan hơn.

- Phƣơng pháp xử lý thông tin: thống kê, xác suất, sử dụng trợ giúp từ máy tính.

Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, trao đổi tồn tại dƣới hai dạng thông tin định tính và thông tin định lƣợng cần đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ khoa học về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là thống kê, xác suất, toán kinh tế và sử dụng máy tính vào công tác nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

a) Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích ở

trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao“? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc nghiên cứu và hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

b) Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp

tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố... để có cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

2.2.3. Nguồn số liệu và xử lý số liệu

2.2.3.1. Số liệu chung

Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn gồm cả số liệu sơ cấp và nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:

- Số liệu Báo cáo tài chính của Nhà xuất bản Lao động Xã hội;

- Số liệu của Tổng cục thống kê;

- Số liệu của Cục quản lý Xuất bản, In và Phát hành; - Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Ngoài ra luận văn còn sử dụng các nguồn tin thu thập đƣợc từ sách, báo, các trang web liên quan đến công trình nghiên cứu.

2.2.3.2. Xử lý số liệu

Từ các số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hóa những lý luận thực tiễn, đánh giá tài liệu, kiểm chứng, để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân làm sở sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác chuyển đổi mô hình hoạt động tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

Các bƣớc xử lý số liệu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu nhƣ các báo cáo, các công trình nghiên cứu.

Bƣớc 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các số liệu cũng nhƣ các tài liệu đã thu thập đƣợc.

Bƣớc 3: Áp dụng các phƣơng pháp đánh giá phân tích các số liệu cũng nhƣ dữ liệu thu thập đƣợc để đánh giá kết luận của đề tài, sử dụng sự trợ giúp của máy tính và một số phần mềm word, excel...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)