Đánh giá đối với từng đơn vị phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 44 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng của Nhà xuất bản Lao động Xã hội

3.1.8 Đánh giá đối với từng đơn vị phụ thuộc

3.1.8.1 Lĩnh vực xuất bản

Khi thành lập năm 1999 là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoàn toàn mới, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất chƣa đƣợc đầu tƣ (phải đi thuê trụ sở làm việc) xong xác định hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa tƣ tƣởng có nhiệm vụ phổ biến, giới thiệu tri thức các lĩnh vực đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc,

tinh hoa văn hóa nhân loại và tập trung chủ yếu vào việc xuất bản các loại ấn phẩm tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực lao động thƣơng binh xã hội tới bạn đọc. Trong hơn 15 năm qua, nhất là những năm gần đây hoạt động xuất bản đã có những bƣớc tiến triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng xuất bản phẩm. Đã xuất bản đƣợc một số tác phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu của cán bộ công nhân viên trong ngành cũng nhƣ đông đảo bạn đọc. Sách và ấn phẩm của Nhà xuất bản có nội dung tốt, hình thức đẹp, không có sai sót, vi phạm Luật Báo chí, Xuất bản. Là một trong những Nhà xuất bản có uy tín và thƣơng hiệu đƣợc Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc, Nhà xuất bản cũng đã chủ động tìm những giải pháp phù hợp kết hợp tốt nhiệm vụ chính trị tƣ tƣởng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy hiệu quả kinh doanh chƣa cao nhƣng đã có những tín hiệu tích cực đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội giao và xu hƣớng phát triển chung của ngành báo chí, xuất bản.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đối với lĩnh vực hoạt động này còn một số khó khăn tồn tại đó là: Sách và các ấn phẩm bằng giấy có xu hƣớng giảm dần do hệ thống sách báo mạng, điện tử phát triển mạnh; số lƣợng phát hành các thể loại sách, ấn phẩm về việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực LĐTBXH rất hạn chế do đối tƣợng sử dụng chủ yếu là cho cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu. Năng lực đội ngũ cán bộ, biên tập viên còn hạn chế chƣa khai thác đƣợc nhiều đề tài sách hay, chƣa làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm của mình. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các biên tập viên chƣa thƣờng xuyên, rất thiếu những biên tập viên giỏi.

Lực lƣợng gián tiếp đông, chi phí cao, hiệu quả rất thấp!

3.1.8.2 Xí nghiệp In

Đây là đơn vị đƣợc thành lập lâu đời nhất (năm 1983- ban đầu là Xƣởng đời sống của Văn phòng Bộ Lao động), đƣợc sáp nhập với Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2003, quá trình hoạt động SXKD cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế và sự phát triển truyền thông điện tử làm cho nhu cầu sách, báo giấy giảm mạnh vì vậy sản lƣợng in liên tục giảm. Sự cạnh tranh giữa các Công ty In rất gay gắt, quyết liệt nhất là cạnh tranh về giá cả, cơ chế khuyến mãi … làm cho Xí nghiệp In không đáp ứng đƣợc những gói thầu đòi hỏi rất khắt khe về thời gian, chất lƣợng, giá cả do năng lực máy móc đã cũ, lạc hậu, lao động có tay nghề cao thiếu và yếu nhất là công nhân vận hành máy in. Song Xí nghiệp cũng đã cố gắng giữ đƣợc nhịp độ sản xuất, bảo toàn đƣợc vốn, trích nộp đầy đủ các khoản đóng góp ngân sách Nhà nƣớc, cho ngƣời lao động.

Khó khăn tồn tại lớn nhất hiện nay đó là hệ thống máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu nhƣng không có nguồn vốn để đầu tƣ bổ sung thay thế; Công nhân đứng máy có tay nghề cao rất thiếu và rất khó tuyển dụng.

Đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn in thiếu trong khi quá đông lao động gián tiếp cho nên trong công tác quản lý, điều hành lúng túng do vậy chi phí lƣơng, bảo hiểm rất cao ...hiệu quả chƣa cao.

3.1.8.3 Trung tâm sách Lao động - Xã hội

Đƣợc thành lập năm 2002 với mục đích phát hành rộng rãi các loại sách và ấn phẩm của Nhà xuất bản tới đông đảo bạn đọc cả nƣớc; 2 năm gần đây Trung tâm đã xây dựng chiến lƣợc phát hành và kinh doanh phù hợp với xu hƣớng phát triển thị trƣờng và nhu cầu khách hàng. Tổ chức lại mô hình bán hàng siêu thị sách; Phối hợp Tổng cục dạy nghề phát hành bộ sách Giáo trình dạy nghề và các loại biểu mẫu chứng chỉ thống nhất trong hệ thống các

trƣờng nghề trên toàn quốc. Tích cực mở rộng mạng lƣới phát hành tới 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, các trƣờng, trung tâm dạy nghề, các thƣ viện và công ty sách, mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng ủy thác. Kết quả kinh doanh tuy hiệu quả kinh tế chƣa cao nhƣng đã có nhiều khởi sắc, tạo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động.

Tồn tại khó khăn hiện nay đối với Trung tâm sách đó là không có địa điểm kinh doanh, phải đi thuê mặt bằng với giá cao (250 triệu đồng/năm) và không ổn định lâu dài, cho nên việc đầu tƣ nâng cấp trang trí siêu thị khó khăn; số lƣợng hàng hóa tồn kho phải thanh lý và công nợ khó đòi rất lớn gây ảnh hƣởng đến vốn hoạt động SXKD

Sự ỷ lại vào cấp trên làm cho SXKD trì trệ, CBCNV đa số chỉ chờ việc, không chủ động tìm kiếm nguồn hàng .

3.1.8.4 Xí nghiệp Thiết bị và Dụng cụ dạy nghề

Đƣợc thành lập năm 2004 có nhiệm vụ tƣ vấn, thiết kế, chế tạo, sản xuất, cung ứng thiết bị và dụng cụ dạy nghề cho các trƣờng, trung tâm dạy nghề toàn quốc, tuy mới hoạt động nhƣng cũng đã nhanh chóng gây dựng đƣợc uy tín của mình, sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng đa dạng phong phú, đặc tính kỹ thuật giáo dục trực quan, phù hợp với yêu cầu đào tạo của các Trƣờng, Trung tâm dạy nghề. Đến năm 2013 doanh thu tăng gấp 10 lần so với năm 2004. Cung cấp thiết bị cho hơn 80 trƣờng, trung tâm dạy nghề trong cả nƣớc và đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng sản phẩm, có tính ứng dụng sát với nhu cầu thực tế.

Trong những năm vừa qua Xí nghiệp thiết bị là đơn vị có tỷ lệ tăng trƣởng nhanh, doanh thu chiếm 50% kế hoạch của Nhà xuất bản. Song bên cạnh đó Xí nghiệp còn những khó khăn tồn tại đang phải tập trung giải quyết đó là lƣợng hàng hóa tồn kho từ năm 2007 về trƣớc lớn, lạc hậu về kỹ thuật không đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế đào tạo hiện nay ( Hàng tồn kho là:

11.764 triệu đồng; Trong đó kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật là: 1.080 trđ); lực lƣợng lao động quá đông, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh doanh giỏi rất thiếu, còn 4 lao động không có trình độ chuyên môn.

Căn cứ vào kế hoạch SXKD từ nay đến năm 2020, Xí nghiệp chỉ cần 45 – 50 ngƣời, hiện nay số lao động dôi dƣ không bố trí đƣợc việc làm là 14 ngƣời. Đây là vấn đề rất khó khăn cho Xí nghiệp. Đặc biệt đến năm 2016 kết thúc chƣơng trình mục tiêu tăng cƣờng cơ sở vật chất nâng cao năng lực thiết bị cho các trƣờng, trung tâm, dạy nghề, chỉ tập trung vào một số trƣờng trọng điểm do vậy thị trƣờng cung ứng thiết bị ngày càng giảm đây cũng là vấn đề Xí nghiệp đang phải cơ cấu lại mặt hàng, mở rộng sản xuất cung ứng thiết bị sang một số lĩnh vực khác cho phù hợp mới giữ và phát triển đƣợc Xí nghiệp trong giai đoạn tới.

Lực lƣợng lao động đông nhƣng chất lƣợng thấp, không phù hợp, thiếu chuyên môn cao nên không đủ trình độ để cạnh tranh trên thị trƣờng.

* Nhận xét chung: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn nhƣ đã trình bày phần trên, nhất là lĩnh vực xuất bản – in – phát hành, song Nhà xuất bản cũng đã cố gắng duy trì sản xuất đảm bảo hệ số bảo toàn vốn Nhà nƣớc, hệ số khả năng thanh toán, nộp ngân sách đầy đủ. Tuy nhiên công tác tài chính của NXB còn một số tồn tại đó là: Đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán còn trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, mô hình quản lý, hình thức kế toán còn nhiều vấn đề bất cập... Giá trị hàng hóa tồn kho cao tập trung vào Xí nghiệp Thiết bị và dụng cụ dạy nghề, Trung tâm sách, phát sinh từ năm 2007 về trƣớc là những hàng hóa, vật tƣ, thiết bị, sách, ấn phẩm đã cũ, lạc hậu, hàng gửi bán không xác định và thu hồi đƣợc; Việc xử lý thu hồi nợ chƣa hiệu quả, không xử lý đƣợc trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu khó đòi từ năm 2007 về trƣớc chủ yếu do yếu tố khách quan nhƣ khoản nợ của Xí nghiệp In...

đã ra tòa giải quyết, nhƣng đơn vị này đã phá sản, giải thể... Hay khoản công nợ của Trung tâm sách do hệ thống phần mềm báo lỗi, trình độ xử lý nhân viên kế toán hạn chế cho nên không phát hiện và xử lý kịp thời, để kéo dài nhiều năm nay. Một số khách hàng khác có công nợ với nhà xuất bản hiện nay đã bị phá sản, giải thể hoặc chuyển đi nơi khác không lần tìm đƣợc địa chỉ cho nên không thể thu hồi đƣợc nợ...

- Lực lƣợng lao động rất đông, nhƣng chủ yếu là gián tiếp và phục vụ, CNV trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa thiếu vừa yếu chuyên môn. Lƣơng bình quân rất thấp, nhƣng tổng chi phí lƣơng , bảo hiểm .. chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành!

- Hiệu quả kinh doanh chƣa cao, tỷ suất lợi nhuận đạt thấp.

- CBCNV còn mang nặng tính bao cấp, chƣa thực sự bám sát thị trƣờng, chƣa chủ động trong kinh doanh, ỷ lại nhiều vào ý kiến lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)