Chức năng nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 35 - 44)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng của Nhà xuất bản Lao động Xã hội

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ:

Nhà xuất bản Lao động Xã hội có các ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01016001027 thay đổi lần thứ ba ngày 02/12/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp gồm có:

Xuất bản sách, tạp chí và các xuất bản phẩm khác theo quy định của Luật xuất bản và Luật báo chí;

In sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm khác; Phát hành sách và các xuất bản phẩm khác;

Kinh doanh vật tƣ, thiết bị về xuất bản, in, phát hành;

Kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị, dụng cụ dạy nghề, Cho thuê văn phòng, nhà xƣởng.

3.1.3 Mô hình hoạt động

Nhà xuất bản Lao động Xã hội hiện đang có 01 khối xuất bản và 03 đơn vị phụ thuộc hạch toán bảo sổ hoạt động theo mô hình tại Phụ lục 1.

Tổng số lao động toàn Nhà xuất bản hiện có mặt đến 30/9/2014 là 182 lao động.

Trong đó: - Lao động không ký hợp đồng (Bộ bổ nhiệm): 04 - Lao động không xác định thời hạn: 128

- Lao động xác định 1 – 3 năm: 38

- Hợp đồng mùa vụ: 12

Bao gồm:

a. Giám đốc: 01

b. Phó giám đốc: 02

( Trong đó có 01 PGĐ kiêm Tổng Biên tập )

c. Kế toán trƣởng: 01

d. Các phòng ban Nhà xuất bản (Vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của NXB vừa thực hiện nhiệm vụ SXKD của khối xuất bản)

+ Văn phòng 18

+ Phòng Tổ chức Lao động 05

+ Phòng Kế toán – Tài vụ 04

+ Phòng Thị Trƣờng 02 + Ban Biên tập sách Dạy nghề - Giáo trình 05 + Ban Biên tập sách Lao động – Xã hội 08

+ Phòng Chế bản 06

+ Văn phòng đại diện phía Nam: 01

- Tổng số Lao động có: 54

Trong đó: - Lao động không xác định thời vụ: 41

- Lao động xác định 1 – 3 năm: 09

- Hợp đồng mùa vụ: 04

e. Các đơn vị trực thuộc: e.1 Xí nghiệp In:

- Ban giám đốc: 01 ngƣời

- Phòng ban, phân xƣởng gồm:

Phòng Hành chính – Kế toán 09

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh 05

Phân xƣởng Thiết kế - Chế bản 07

Phân xƣởng In – Hoàn thiện 18

- Tổng số Lao động có: 40 ngƣời

Trong đó: - Lao động không xác định thời vụ: 27 - Lao động xác định 1 – 3 năm: 11

- Hợp đồng mùa vụ: 02

e.2 Xí nghiệp Thiết bị và Dụng cụ dạy nghề:

- Ban giám đốc: 02 ngƣời

- Phòng ban, phân xƣởng gồm:

Phòng Hành chính: 08

Phòng Kế toán : 07

Phòng Kinh doanh 2: 08

Phòng Kinh doanh 3: 09

Phân xƣởng Điện – Điện tử: 12

Phân xƣởng Cơ khí - Động lực: 05

- Tổng số Lao động có: 60 ngƣời

Trong đó: - Lao động không xác định thời vụ: 42

- Lao động xác định 1 – 3 năm: 17

- Hợp đồng mùa vụ: 01

e.3 Trung tâm Sách:

- Ban giám đốc: 01 ngƣời

- Phòng ban, phân xƣởng gồm:

Phòng Nghiệp vụ: 07

Phòng Kinh doanh Sách và Ấn phẩm: 08 Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: 01

Siêu thị sách: 07

- Tổng số Lao động có: 24 ngƣời

Trong đó: - Lao động không xác định thời vụ: 18

- Lao động xác định 1 – 3 năm: 01

- Hợp đồng mùa vụ: 05

3.1.4 Kết quả hoạt động SXKD

Bảng 3.1: Kết quả hoạt đồng sản xuất kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Doanh thu 113.578 123.542 102.617 81.021 - Khối Xuất bản 20.242 19.725 12.092 16.730 - XN In 27.925 20.187 14.201 12.126

- TT Sách 13.154 26.501 26.613 27.255 - XN Tbị và DCDN 57.302 66.752 49.771 24.873 2 Lợi nhuận 541 548 0 2 - Khối Xuất bản 78 112 -137 2 - XN In 202 139.5 108 61 - TT Sách -135 61.5 -151 50 - XN Tbị và DCDN 357 245 180 -111

( Nguồn: Đề án chuyển đổi của NXB Lao động Xã hội)

3.1.5 Một số chỉ tiêu khác đến 31/12/2013:

3.1.5.1 Về Đất đai:

Diện tích đất đang quản lý là: 2.100 m2

( Đất thuê trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đến hết năm 2025)

3.1.5.2 Về Tài sản:

- Tổng giá trị tài sản: 72.416 triệu đồng Trong đó:

+ Tài sản cố định : 14.638 triệu đồng + Tài sản dài hạn khác: 497 triệu đồng + Tài sản ngắn hạn khác: 57.280 triệu đồng

3.1.5.3 Nguồn vốn chủ sở hữu: 25.698 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu: 23.313 triệu đồng

- Nguồn kinh phí, quỹ khác: 2.385 triệu đồng

3.1.5.4 Về Công nợ:

Tổng giá trị công nợ: 23.966.031.927 đ Trong đó: - Các khoản phải thu khó đòi 3.231.183.694 đ

3.1.5.5 Về Hàng tồn kho:

Tổng giá trị hàng tồn kho: 17.700.161.497 đ Trong đó: Hàng hỏng, mất phẩm chất …đề nghị xử lý: 2.035.617.256 đ

Đã trích lập dự phòng: 383.280.579 đ ( Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

3.1.5.6 Công tác quản lý lao động, tiền lương

* Chất lƣợng lao động:

- Độ tuổi lao động từ 30 tuổi trở xuống: 46 - Độ tuổi lao động từ 31 đến 40 tuổi: 83 - Độ tuổi lao động từ 41 đến 50 tuổi: 31 - Độ tuổi lao động từ 51 tuổi trở lên: 22 * Trình độ lao động: - Trên Đại học: 09 - Đại học: 101 - Cao đẳng: 08 - Trung cấp nghề: 34 - Lao động phổ thông: 30 * Lao động dôi dƣ: Tổng số: 28 Trong đó: - Về hƣu trƣớc tuổi: 07 - Về chế độ 1 lần: 21 * Nhận xét về lực lƣợng lao động:

Trong những năm vừa qua công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng và hợp đồng lao động đã đƣợc Đảng uỷ, Ban Giám đốc rất quan tâm chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo các điều kiện và yêu cầu, gƣơng mẫu, có trách nhiệm trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Song mô hình tổ chức bộ máy quản lý hiện nay vẫn chƣa thực sự phù hợp với điều kiện và xu hƣớng phát triển chung của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản – in – phát hành trong tình hình hoạt động SXKD hiện nay;

- Lãnh đạo các phòng ban khối xuất bản, Trung tâm sách, Thiết bị cơ bản đảm bảo về cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng; Riêng đối với Xí nghiệp In hiện mới có 01 đồng chí Giám đốc, cần bổ sung 01 phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật về in, có kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất...

- Đối với lao động nhìn chung là còn trẻ, độ tuổi tập trung từ 40 trở xuống là chủ yếu. Số lƣợng lao động khá đông nhƣng không phân bố đồng đều giữa các đơn vị, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo có trình độ học vấn, chuyên môn khá cao nhƣng tập chung vào các ngành quản lý và kinh tế mà thiếu các ngành có chuyên môn về kỹ thuật. nhƣ:

+ Xí nghiệp In nhu cầu cần 44 lao động; hiện có 40 lao động, trong đó lao động dôi dƣ là 03, thực tế thiếu 07 lao động đặc biệt là công nhân in có tay nghề cao;

+ Xí nghiệp Thiết bị và Dụng cụ dạy nghề nhu cầu cần 49 lao động; hiện có 60 lao động trong đó dôi dƣ 15 lao động, thực tế thiếu 04 - 05 lao động có chuyên môn cao, nhất là các kỹ sƣ ở một số lĩnh vực cơ khí, điện tử...

+ Đội ngũ biên tập viên có trình độ và năng lực khai thác bản thảo còn hạn chế. Hiện nay Biên tập viên sách Giáo trình dạy nghề cần có 2 bằng về chuyên ngành Kinh tế kỹ thuật và chuyên môn về biên tập xuất bản mới đáp ứng đƣợc thì lại rất thiếu và khó tuyển dụng do cơ chế lƣơng chƣa linh hoạt. BTV học ngành BTV thì không hiểu rõ về chuyên ngành, các BTV học chuyên ngành thì lại thiếu khả năng biên tập!

+ Lao động gián tiếp quá đông, lao động có tay nghề cao thiếu và yếu. Quỹ lƣơng và bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao trong giá thành

3.1.6 Chỉ tiêu đánh giá khác

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu đánh giá khác

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 - Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu

2,19 2,38 -

2 Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn 1,12 1,14 1,23 3 - Tổng số vốn chủ sở hữu thực hiện 23.313 23.313 23.313 4 - Hệ số bảo toàn vốn Nhà nƣớc 1 1 1

( Nguồn: Đề án chuyển đổi của NXB Lao động Xã hội)

3.1.7 Đánh giá chung

Trong những năm gần đây Nhà xuất bản Lao động – Xã hội thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động hết sức phức tạp, thƣơng mại giảm sút, tăng trƣởng toàn cầu thấp tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nƣớc ta; Ở trong nƣớc việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm cho cầu nội địa giảm dẫn đến hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng… trong đó có lĩnh vực hoạt động Xuất bản – In – Phát hành.

- Vốn hoạt động SXKD chủ yếu vay ngân hàng và huy động CBCNV với lãi suất cao, có những thời điểm lên tới 21%/ năm; giá cả vật tƣ, chi phí đầu vào đều tăng cho nên việc phát hành mở rộng thị trƣờng gặp rất nhiều khó khăn.

- Các chính sách đầu tƣ, hỗ trợ về vốn vay ƣu đãi, chính sách thuế đối với lĩnh vực Xuất bản – In – Phát hành chƣa đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đúng mức.

- Sự cạnh tranh trên thị trƣờng đối với các lĩnh vực SXKD sách, ấn phẩm; vật tƣ thiết bị in và thiết bị dạy nghề ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các công ty In, phát hành, sản xuất cung ứng thiết bị dạy nghề tƣ nhân ra đời tạo nên áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc; Đặc biệt là nạn in, phát hành sách lậu đã gây ảnh hƣởng lớn đến uy tín và thƣơng hiệu Nhà xuất bản.

- Năng lực một số cán bộ nhân viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, công nhân có tay nghề cao vừa yếu vừa thiếu nhƣ: công nhân đứng máy in, máy gấp, máy vào bìa, kỹ sƣ ngành tự động hóa, điện lạnh, cơ khí động lực, biên tập viên sách giáo trình dạy nghề …

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hết sức khó khăn khắc nghiệt, song Ban lãnh đạo từ Giám đốc đến các phòng, ban, đơn vị đã kiên trì bám sát định hƣớng chính trị cuả Đảng và Nhà nƣớc về công tác xuất bản, công tác đào tạo nghề để cho ra đời những ấn phẩm nghiêm túc có giá trị mang dấu ấn đặc trƣng riêng, không chạy theo xu thế thƣơng mại hóa tầm thƣờng kém chất lƣợng, những mô hình học cụ, thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo của các trƣờng, các trung tâm dạy nghề dần khẳng định đƣợc vị thế, uy tín với khách hàng trên phạm vi cả nƣớc.

Sản phẩm của Nhà xuất bản nhiều năm đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn vinh danh “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao” và đƣợc Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng chứng nhận TCVN 2001-2008 cho lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu, chế bản, in, phát hành tạp chí và các ấn phẩm khác; Thiết kế SXKD thiết bị và dụng cụ dạy nghề. Một số sản phẩm tiêu biểu đặc trƣng của Nhà xuất bản nhƣ:

+ Đặc san “Món ngon Việt Nam”: Cung cấp thông tin bổ ích giới thiệu các món ăn ngon tiêu biểu của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam; Đây là động

thái tích cực giúp Nhà xuất bản gần với thị trƣờng và đời sống xã hội, giúp bạn bè quốc tế hiểu biết về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam.

+ Tạp chí “Cẩm nang mua sắm”: Cung cấp thông tin về thị trƣờng hàng hóa tiêu thụ, tƣ vấn và hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng, là sợi dây liên kết giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

+ Một số cuốn sách, ấn phẩm có tính nhân văn và giá trị trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền thực hiện đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Giáo trình kỹ thuật đa ngành cho kỹ sƣ, toàn bộ các văn kiện cam kết của Việt Nam gia nhập WTO; tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 – Mục tiêu chung của nhân loại; cẩm nang thực hiện chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng; Bộ luật lao động 2012…

+ Đối với lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị dung cụ dạy nghề: Nhà xuất bản đã thiết kế, chế tạo thành công nhiều thiết bị, mô hình phù hợp cho công tác dạy nghề trong đó có 02 sản phẩm đặc trƣng có tính ứng dụng cao đó là hệ thống điều khiển tự động bằng màn hình HMI và hệ thống tự động phân loại sản phẩm SMAST-I đến SMAST-IV.

Trong những năm gần đây, ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng nhƣ cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, Nhà xuất bản đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dần, hiện chƣa tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu cho sự phát triển trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)