Thực trạng chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại chi cục hải quan hải dương (Trang 38 - 53)

2.3. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo tại Chi cục

2.3.1 Thực trạng chất lượng đào tạo

Bảng 2.2: Công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2014

Stt Nội dung đào tạo Đối tượng

Số lượng HV Số lượng lớp ĐT Đơn vị phối hợp 1 Thủ tục Hải quan điện tử theo NĐ87 CBCC 810 14 2 Ứng dụng phần mềm quản lý

Kho ngoại quan

Doanh nghiệp trên

địa bàn Hải Phòng 50 1 3 Tổng quan về Hệ thống

VNACCS/VCIS CBCC 862 3

4 Nghiệp vụ kiểm tra, xác định xuất xứ

hàng hóa (C/O) CBCC 369 2

5 Khai thác hệ thống thông tin vi phạm

hải quan CBCC 20 1 TCHQ

6 Tập huấn về hệ thống E-manifest CBCC 65 1 TCHQ

7 Ứng dụng phần mềm quản lý Kho ngoại quan

CBCC và doanh nghiệp tại các đơn vị

HQ Hưng Yên, Hải Dương, KCX-KCN

33 2

8 Chữ ký số CBCC 96 3

9 Hướng dẫn sử dụng phân loại, mức

thuế phiên bản 1.1 CBCC 390 1

Cty FPT 10 Chi tiết về Hệ thống VNACCS/VCIS CBCC 824 3 11 Chi tiết về Hệ thống VNACCS/VCIS và

hướng dẫn đăng ký sử dụng chữ ký số Doanh nghiệp 649 3 TCHQ

12 Giới thiệu về Thông tư 128 CBCC 286 1

13 Giới thiệu về Thông tư 128 Doanh nghiệp 235 1

Tổng cộng 4689 36

Bảng 2.3 : Công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2014

TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Kế hoạch (lượt người) Số người Trong nước Nước ngoài Tổng số Số CCVC nữ 1 Lý luận chính trị - hành chính LLCT-HC cao cấp, cử nhân 2 2 2 0 LLCT trung cấp 20 20 20 7

2 Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

Kiểm tra viên Hải quan 10 10 10 4

Kiểm tra viên chính Hải quan 108 108 108 36

Chuyên viên cao cấp

Chuyên viên chính và tương đương Chuyên viên và tương đương 41 41 41 13

Cán sự và tương đương

Bồi dưỡng CCVC tập sự 10 10 10 1

3 Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu

chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý

Cấp Vụ và tương đương

Cấp Cục và tương đương

Cấp Chi cục và tương đương Cấp Phòng và tương đương

4

Bồi dưỡng kiếm thức, kỹ năng chuyên ngành (tổng hợp chi tiết tại Phụ lục 2)

1874 1874 1874 414

5 Ngoại ngữ, tiếng dân tộc 15 15 15 4

6 Tin học 5 5 5 0

7 Đào tạo, bồi dưỡng khác 684 684 684 152 8 Đào tạo, đại học, cao đẳng

9 Đào tạo thạc sĩ

10 Đào tạo tiến sĩ

Hải quan là một lĩnh vực có tính đặc thù nên việc đào tạo lại và bổ sung cho cán bộ công chức là việc làm bắt buộc để bôi dưỡng những chuyên môn khác nhau nhằm phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Chi cục Hải quan Hải Dương cũng đã áp dụng một số các phương pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực tế tại đơn vị như thực hiện luân chuyển nội bộ, phối hợp với Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo gửi cán bộ đi đào tạo các lớp ngắn hạn tại trường nghiệp vụ hải quan. Chất lượng đào tạo cũng đã được cải thiện thể hiện ở các mặt như:

Chi cục luôn hoàn thành nhiệm vụ thu thuế mà Cục Hải quan Hải Phòng giao.

Không để xẩy ra sai phạm nghiệm trọng mà nguyện nhân là do cán bộ thiếu năng lực trình độ.

Thực hiện triển khai các chương trình ứng dụng của ngành cũng như của Cuc Hải quan Hải Phòng như triển khai Chương trình thông quan điện tử, Chương trinh tri giá tính thuế, Thanh khoản hàng gia công và SXXK.

Thái độ làm việc của cán bộ công chức cũng được cải thiện rõ ở sự chuyên nghiệp phục vụ doanh nghiệp khi đến làm thủ tục tại Chi cục.

Có được những kết quả trên là nhờ vào sự chuẩn bị trong các khâu phục vụ các chương trình đào tạo.

Xác định mục tiêu đào tạo.

Sau khi xây dựng bản kế hoạch đào tạo, cán bộ tham mưu bộ phận đào tạo xây dựng chương trình cho các khoá học đào tạo cụ thể để đáp ứng nhu cầu đào tạo đã khảo sát. Khi xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể, cán bộ tham mưu bộ phận đào tạo sẽ xác định mục tiêu cần đạt tới của khóa đào tạo đó. Tuỳ từng khoá đào tạo mà mục tiêu đưa ra sẽ phù hợp với khoá đào tạo đó như:

Với những khoá đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, hay bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học… thì mục tiêu của các khoá đào tạo được đưa ra cụ thể. Ví dụ như: Khoá đào tạo tiếng Anh nâng cao cho dự án hiện đại hoá Hải quan, điều kiện tham gia khoá học là cán bộ Hải quan phải đạt trình độ C trở lên (điểm TOEFL 350 điểm). Mục tiêu sau khoá học PRE INTERMEDIATE học tại Hội đồng Anh yêu cầu học viên đạt tối thiểu TOEFL 450. Hay các khoá học vi tính văn phòng yêu cầu học viên sau khoá học phải sử dụng thành thạo Word, Excel, Power Point trong công việc.

Việc đề ra mục tiêu của chương trình đào tạo có rất nhiều lợi ích như: xác định rõ ràng các phần của chương trình đào tạo, trợ giúp việc đánh giá chương trình đào tạo, xác định các phương pháp đào tạo phù hợp… Tuy nhiên việc xác định cụ thể mục tiêu của chương trình đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều chương trình đào tạo còn chưa đưa ra mục tiêu rõ ràng, còn mang tính chung chung gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chương trình đào tạo.

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn đối tượng tham gia các khoá đào tạo đã phần nào đáp ứng trực tiếp nhu cầu học tập của từng cán bộ công chức, bên cạnh đó lãnh đạo đơn vị phê duyệt cho cán bộ đi học đã xem xét việc cán bộ đi học có ảnh hưởng đến những công việc chung của đơn vị hay không. Bên cạnh đó việc lựa chọn cán bộ đi học vẫn còn điểm cần chú ý. Đó là cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ cán bộ tham gia học tập có thể thu lượm được những kiến thức gì phục vụ cho công việc của họ sau đào tạo. Và sau khoá đào tạo họ có thể thực sự làm được gì. Đây là những yêu cầu cần được cán bộ và người lãnh đạo hiểu rõ và chấp nhận. Vì nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo không đúng người hay đào tạo không đúng nhu cầu cán bộ cần, sẽ gây lãng phí thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến công việc chung.

Xây dựng chương trình đào tạo.

Sau khi rà soát lại toàn bộ năng lực trình độ của toàn bộ cán bộ công chức, lựa chọn đối tượng đào tạo cho từng chương trình cụ thể, lập danh sách cán bộ cần được gửi đi đào tạo hay tham gia vào các lớp do Chi cục tự bố chí, tổ chức và bộ chí thời gian học hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc chung tại Chi cục.

Xác định kinh phí đào tạo

Là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan quan Hải Phòng nên việc xác định kinh phí đào tạo cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo. Đối với các chương trình do ngành tổ chức thì kinh phí hoàn toàn do Cục bố chí nên việc cần làm ở đây chỉ là lựa chọn đối tượng gửi đi đào tạo sao cho phù hợp. Đối với công việc tự đào tạo thì kinh phí đào tạo hoàn toàn không lớn nên có thể lượng kinh phí mà ngành giao để bố chí tổ chức cho hợp lý… Ví dụ như kinh phí mời giáo viên, thuê phòng học…

Tài liệu đào tạo

Do cán bộ có năng lực chuyên môn tự biên soạn từ những văn bản pháp quy hay những hướng dẫn nghiệp vụ của ngành kết hợp với những tình huống thực tế, những kinh nghiệp để trong công việc để truyền đạt cho học viên qua nhữ phương pháp giảng dạy như cùng tham gia, phương pháp nhập vai hay bài tập tình huống.

Triển khai đào tạo

- Đào tạo ngoài công việc :

Chi cục đã tổ chức các lớp tự đạo vào các buổi tối tại đơn vị với đội ngũ giáo viên là những cán bộ tại Chi cục hoặc những cán bộ khác trong ngành được mới tới có năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong công việc trực tiếp đứng lớp để truyền đạt.

Thực hiện rà soát trình độ năng lực chuyện môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị của cán bộ trong đơn vị kết hợp với kế hoạch đào tạo trung của ngành để gửi đi đào tạo ở các lớp chính quy do ngành tổ chức nhằm đáp ứng được nhiệm vụ tại Chi cục.

Tài liệu giảng dạy là do các giáo việc tự biên soạn từ những văn bản pháp quy, tài liệu đã được cho phép lưu hành trong trường nghiệp vụ hải quan hay kinh nghiệp thực tế bản thân.

- Đào tạo trong công việc

Chi cục đã thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các vị trí công tác nhằm mục đích giúp cán bộ mới, cán bộ có năng lực yếu hơn có thể được những cán bộ có chuyên môn tốt thực hiện hướng, dẫn chỉ bảo trực tiếp trong công việc hàng ngày.

Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có tại Chi cuc, kế hoạch phát triển tại Chi cục trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài đề xuất với lãnh đạo Cục bổ sung nguồn nhân lực cần thiết có trình độ phù hợp nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Đánh giá công tác đào tạo

Để thấy được thực trang công tác đào tạo ở đây tôi thực hiện chương trình khảo sát đối với cán bộ tại Chi cục Hải quan Hải Dương. Số phiếu được đưa ra khảo sát là 15, hình thức thực hiện khảo sát là phát bảng câu hỏi đến tận tay từng cán bộ tham gia khao sát.

Chi tiết nội dung khảo sát được thể hiện trong phụ lục I

Kết quả khảo sát : Nội dung câu hỏi khảo sát thể hiện các mức độ khác nhau về sự hài lòng của người tham gia chương trình đào tạo đối với sự phù hợp và cần thiết của các chương trình đào,với các lựa chọn a,b,c,d,e. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát được thể hiện trong phụ lục II.

Về mức độ phù hợp của các chương trình đã thực hiện đào tạo tại Chi cục (Câu 1). Với chương trình Kế toán thuế có 14 người chọn đáp án b (Phù hợp) chiếm 93%, và 1 người chọn đáp án a (Rất phù hợp) chiếm 7%. Chương trình Nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ, số người chọn đáp án b (Phù hơp) chiếm 100%, Chương trinh Tin học lựa chọn đáp b (Phù hợp) là 100%, Chương trình Trị giá tính thuê là 100 % lựa chọn đáp án b (Phù hợp)

Nội dung đào tào của các chương trình đào tạo(Câu 2). Số người chọn đáp án c là 13 ( Bình thường) chiếm 86%, số người chọn đáp án b là 2 chiếm 14%. Nội dung kiểm tra đánh giá được thực hiện trong các chương trình đào tạo. Số người lựa chọn đáp án c (Bình thường) là 14 chiếm 93%, số người chọn lựa đáp án b (Phù hợp) là 1 chiếm 7%. Chất lượng giảng viên trong chương trình là 100% số phiếu lựa chọn đáp án c (Bình thường).

Hiệu quả mà các chương trình đào tạo đem lại trong các chương trình đào tạo sau khóa học (Câu 3) là không cao điều đó được phản ánh cụ thể như sau. Chương trình Kế toán thuế số người lựa chọn đáp án b ( Bình thường) là 10 chiếm 66%, Số người lựa chọn đáp án a (Rất có ích) là 5 chiếm 34 %, Còn các chương trình khác như Tin học, Nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ, Tin học 100% số người được khảo sát chọn đáp án là b (Bình thường).

Việc tổ chức đào tạo cho các chương trình như địa điểm tổ chức lớp học và thời gian tổ chức (Câu 4). 100% số người được hỏi chọn đáp án b (Phù hợp). Cách thức quản lý học việc tham gia khóa học có 13 người chọn đáp án d (không phù hợp) chiếm 86%, số người chon đáp án c là 1(Bình thường) chiếm 6%, số người chọn đáp án e (Rất không phù hợp) là 3 chiếm 8%. Việc lưa chọn đối tượng tham gia học cũng không đạt kết quả cao, số người chọn đáp án d (Không phù hợp) chiếm 66%, đáp án c (Bình thường) là 2 chiếm 13%, đáp án e (rất không phù hợp) là 3 chiếm 21%.

Bằng kết quả khảo sát thực tế qua bảng câu hỏi kết hợp với những đánh giá hoàn toàn khách quan qua những năm tháng trực tiếp làm việc tại đơn vị tôi đưa ra những đánh giá như sau ( kết quả của những câu hỏi khảo sát hoàn toàn dựa vào những ý kiến và nhân thức mang tính chủ quán của tác giả, người được hỏi không đưa ra những lý do chọn lựa của riêng mình ).

Mắc dù có nhiều hạn chế về tính xác thực trong từng chọn lựa của người được hỏi do thói quen của nhiều người còn chưa dám nói thẳng nói thật. Tuy nhiên từ kết quả khảo sát đã phản ánh cơ bản các nội dung trong các chương trình đào tạo đều phù hợp với nhu cầu của cán bộ công chức tại đơn vị nhưng hiệu quả đem lại chưa cao, công tác chuẩn bi chưa được chu đáo từ việc xác định nhu cầu đào tạo đến việc chọn lựa giáo viên giảng dạy, tiếp đó là công tác tổ chức và quản lý lớp học chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới kết quả thu được sau khóa học không cao, chưa thực hiện đánh giá kết quả sau khóa học. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau :

Điểm mạnh trong công tác đào tạo tại Chi cục

Là một đơn vị ngoài cửa khẩu liên quan trực tiếp đến các khâu nghiệp vụ nên Chi cục luôn nắm bắt kịp thời chính xác yêu cầu của công việc, cũng như trình độ năng lực thực tế của từng cán bộ công chức từ đó xây dựng được những mục tiêu và nhu cầu đào tạo sát với thực tế hơn. Mặt khác Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo Cục Hải quan Hải Phòng luôn quan tâm và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, đa dạng các chương trình đào tạo nên việc gửi cán bộ đi đào tạo ngoài Chi cục cũng được thực hiện thường xuyên hơn.

Điểm yếu trong công tác đào tạo tại Chi cục:Ý thức học tập nâng cao trình độ trong từng cán bộ chưa cao dẫn đến hiệu quả trong công tác đào tạo còn khiêm tốn. Sự phối hợp giữa Chi cục và Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo Cục Hải quan Hải Phòng chưa hợp lý dẫn đến việc cử cán bộ công chức còn

bị động cũng như việc chủ động trong bổ sung nguồn nhân lực nên dẫn đến việc nhiều chương trình cán bộ được đào tạo về lại không ứng dụng ngay vào thực tế công việc.

- Những mặt tích cực :

Trong năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm và tạo mọi điều kiện về thời gian và kinh phí.

Cán bộ công chức toàn ngành nhìn chung có ý thức học tập nâng cao trình độ, tích cực tham gia các khoá đào tạo, tập huấn do đơn vị và Tổng cục và đơn vị khác tổ chức.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức năm 2008 do Tổng cục duyệt tương đối sát với khả năng thực hiện của các đơn vị.

Tổng cục thường xuyên đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo của các địa phương.

Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan từng bước đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, đã tổ chức được nhiều khoá học và tập huấn nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan.

Kế hoạch Đào tạo được xây dựng theo nhu cầu từ các đơn vị địa phương, do vậy thuận lợi cho triển khai thực hiện của các đơn vị, đồng thời kế hoạch đã tương đối gắn dự toán và phân bổ kinh phí

Cho đến thời điểm hiện nay tại Chi cục Hải quan Hải Dương mới tổ chức được các lớp đào tạo tại chỗ như Kế toán thuế, Nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và Trị giá tính thuế vào năm 2005. Qua khảo sát thực tê bằng phiếu điều tra cho thấy những chương trình trên là phù với đa số nhu cầu của cán bộ.

Phản ánh hướng đi tích cực của Lãnh đạo Chi cục trong việc tự hoàn thiện về năng lực của cán bộ trong đơn vị, sự chủ động để phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại chi cục hải quan hải dương (Trang 38 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)