3.3.1 Hoạt động quản lý nguồn nhân lực
Hoạt động quản lí nguồn nhân lực gồm có:
Thực hiện hoạt động phân tích công việc. Hiện nay trong ngành chưa xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí cụ thể, ngành mới xây dựng bản môt tả các chức danh công việc chung, trang bị cho các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó cần xây dựng bản yêu cầu thực hiện công việc gồm hệ thống các chỉ số dành giá kết quả theo mô tả chức danh công việc.
Thực hiện rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan theo yêu cầu chức danh công việc để xác định thực trạng trình độ cán bộ theo tiêu chuẩn vị trí công việc. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp.
Điều chỉnh bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về quản lý cán bộ (điều động, luân chuyển, luân phiên; quy hoạch, bổ nhiệm; chính sách cán bộ).
Hoạt động bố trí lại công việc. Dựa trên bản mô tả công việc đã được xây dựng, Vụ tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan các tỉnh thành phố tiến hành.
Xây dựng phương án bố trí sắp xếp phù hợp theo yêu cầu chức danh công việc.
Xây dựng phương án bố trí, giải quyết chế độ cán bộ, công chức hải quan không đáp ứng yêu cầu quản lí hải quan hiện đại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổng cục Hải quan áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đối với khối cơ quan Tổng cục và đối với Hải quan địa phương (có thứ tự ưu tiên).
Đối với chi cục Hải quan Hải Dương ngoài việc sắp viêc sắp xếp theo chủ trương của ngành cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Phòng tổ
chức cán bộ và đào tạo của Cục để có sự bố trí, luận chuyển nhân sự một cách hợp lý đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài tại đơn vị.
3.3.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hải quan
* Thực hiện chuẩn hóa các chức danh cán bộ công chức Hải quan Sau khi đã xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu thực hiện công việc cho từng chức danh công việc, Tổng cục Hải quan cần thực hiện chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh, hoàn thiện bộ tài liệu giảng dạy nghiệp vụ kiểm soát hải quan (và các tài liệu giảng dạy nghiệp vụ khác).
Sau khi giáo trình được chuẩn hoá, sẽ thực hiện việc đào tạo theo chức danh đã chuẩn hoá đúng với nội dung, giáo trình đã chuẩn hoá.
* Xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhu cầu về đào tạo giáo viên và chuyên gia trên các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan
Kế hoạch đào tạo về các kỹ thuật hải quan và quản lý hải quan cần thiết theo cam kết hải quan ASEAN.
Kế hoạch đào tạo khoảng 10 chuyên gia giỏi cho mỗi lĩnh vực nghiệp vụ hải quan (trị giá hải quan, phân loại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, kiểm tra sau, kiểm soát ); 8 - 12 chuyên gia về máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại (máy soi, tàu biển, thông tin…).
* Nâng cao kĩ năng và kiến thức kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên hải quan liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan và ứng dụng công nghệ
Để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hoá Hải quan, Tổng cục Hải quan cần tiến hành các khoá đào tạo kĩ năng, kiến thức cho đội ngũ nhân viên hải quan có liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan và ứng dụng công nghệ. Tổng cục Hải quan tiến hành đào tạo tối đa số nhân viên hải quan làm công tác phân loại hàng hóa để hỗ trợ việc thực hiện việc kiểm tra thông quan hàng hoá. Bên cạnh đó Hải quan cũng tiến hành đào tạo cho các chủ thể liên quan nhằm giúp các cơ quan khác, các nhà kinh doanh cập nhật những thông tin
Tổng cục Hải quan cần xây dựng, phát triển và duy trì các chương trình đào tạo Trị giá Hải quan cho cán bộ hải quan và các bên liên quan. Tiến hành các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ Hải quan làm việc trong lĩnh vực trị giá Hải quan như:
Tổ chức các khóa đào tạo hàng năm về việc thực hiện các bộ qui tắc xuất xứ CEPT – AFTA (C/O mẫu D), quy tắc xuất xứ ASEAN – Trung Quốc (C/O mẫu E); quy tắc xuất xứ ASEAN – Hàn Quốc (C/O mẫu A,K), và các bộ quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do khác.
Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia.
Xây dựng và thực hiện các chương trình phối hợp đào tạo liên tục với khu vực tư nhân nhằm mục đích giúp cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được các quy định quản lý hải quan.
Tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo cho nhân viên hải quan để nâng cao khả năng cho nhân viên hải quan (bao gồm chia sẻ thông tin về luật pháp quốc gia) về cơ chế quá cảnh.
Tổ chức các khóa đào tạo cấp quốc gia cho nhân viên hải quan về kiểm tra hàng tạm nhập để nâng cao năng lực kĩ thuật, và cung cấp cho nhân viên những kiến thức mới về nghiệp vụ.
Nâng cao nhận thức thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo chung phổ biến về quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan với các bộ hữu quan liên quan đến thông quan hàng hoá.
Đào tạo đủ kiến thức và nghiệp vụ cần thiết cho công chức kiểm tra sau thông quan để có được đội ngũ thanh tra viên thuế hải quan theo tiêu chuẩn theo quy định.
Xây dựng các môđun đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh công cộng và bảo vệ xã hội. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh công cộng và bảo vệ xã hội.
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo tập trung vào các đối tượng cán bộ lãnh đạo Hải quan các cấp về quản lý các hệ thống CNTT. Do ngành đang tiến hành hiện đại hóa, các hoạt động quản lí cũng như nhiều hoạt động chuyên môn sẽ được thực hiện trên Internet. Và cán bộ lãnh đạo phải là người đi tiên phong trong việc thực hiện
Tập trung đào tạo chuyên gia CNTT có trình độ chuyên môn cao trên các lĩnh vực phân tích thiết kế, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống phục vụ cho dự án Hiện đại hóa
Khi hệ thống công nghệ thông tin đã được xây dựng, hoàn thiện cần đào tạo cán bộ sử dụng, thông qua triển khai các hệ thống ứng dụng.
Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp trong đó có cả các doanh nghiệp phần mềm trong phát triển, vận hành, kết nối với hệ thống.