1.2. Khái niệm, đặc trƣng, tiêu chí và phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.4 Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổ hợp các ngành hợp thành các tƣơng quan tỷ lệ biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trƣng của nƣớc đang phát triển khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia ngƣời ta thƣờng phân tích theo ba nhóm ngành (khu vực) chính:
- Nhóm ngành công nghiệp: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. - Nhóm ngành thƣơng mại dịch vụ: gồm thƣơng mại, bƣu điện, du lịch. Cần nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ƣu tiên tập chung cao nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất có hiệu quả nhất. Nhìn vào thực trạng cơ cấu ngành kinh tế nƣớc ta hiện nay có thể nhận xét: Nƣớc ta hiện nay về cơ bản còn đang là một nƣớc nông nghiệp. Xu hƣớng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là chuyển dịch trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nghĩa là tỷ trọng và vai trò của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hƣớng tăng nhanh, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm.
Cơ cấu vùng kinh tế: Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế vùng đƣợc hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu vùng và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu vùng hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế.
Trong cơ cấu vùng có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian vùng. Xu hƣớng phát triển kinh tế vùng thƣờng là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ƣu tiên vài ngành và gắn liền với sự hình thành sự phân bổ dân cƣ phù hợp với các điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế của vùng.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Nếu nhƣ phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải
dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội....theo nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cấu trúc trong ngành kinh tế.
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể đƣợc chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian vùng một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên vùng.