Chuyển dịch cơ cấu theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng

Huyện Hoài Đức đất nông nghiệp có 4.254 ha, chiếm 52,36% diện tích tự nhiên khu vực nông thôn và chiếm 99,58% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Đất nông nghiệp của huyện đƣợc chia làm hai vùng:

Đối với vùng đồng:

Vùng đồng gồm 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Thƣợng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An

Khánh, La Phù, vùng nội đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao độ mặt ruộng trung bình từ 4,0-8,0m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Vùng đồng chủ yếu đƣợc sử dụng để trồng lúa, cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Quá trình đô thị hoá đang đƣợc đẩy mạnh ở vùng này, do vậy diện tích đất vùng đồng mấy năm trở lại đây bị chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhiều theo dự tính đến năm 2015 sẽ chỉ còn 2.100 ha đất nông nghiệp mà chủ yếu là vùng bãi. Theo quy hoạch Thủ đô và quy hoạch phân khu Hà Nội đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 định hƣớng 2050 hầu hết diện tích đất vùng đồng đƣợc quy hoạch đô thị và hạ tầng định hƣớng phát triển huyện Hoài Đức là lõi đô thị.

Đối với vùng bãi:

Vùng bãi gồm 10 xã: Minh Khai, Dƣơng Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phƣơng, An Thƣợng, Đông La và Vân Côn (trong đó xã Vân Côn nằm trọn trong vũng bãi). Do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thƣờng gây úng, hạn cục bộ. Cao độ mặt ruộng trung bình từ 6,5-9,0 m có xu hƣớng dốc từ đê ra sông,

Vùng bãi sông Đáy chủ yếu đƣợc sử dụng để trồng rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Những năm qua trong các chính sách kinh tế, huyện luôn chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, mỗi vùng có mỗi ƣu thế riêng, có mỗi chính sách riêng và đạt nhiều thành tựu to lớn.

Khai thác và phát huy các lợi thế về đất đai, nguồn nƣớc, nguồn lao động dồi dào, gần các đô thị và các khu công nghiệp để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo chuyển dịch quan trọng trong phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở kết quả “dồn điền đổi thửa” chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trong quá trình chuyên canh tập trung, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra khối lƣợng lớn sản phẩm tham gia vào thị trƣờng

ngoài huyện. Tính đến hết 2014 huyện đã cơ bản dồn điền đổi thửa đƣợc 920,5/1.222ha.

Chuyển đổi diện tích trồng cây lƣơng thực hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn. Các mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: Nhãn chín muộn, Hoa phong lan (Đông La, An Thƣợng), Phật thủ (Đắc Sở), Bƣởi đƣờng Quế Dƣơng (Cát Quế), Rau an toàn Tiền Lệ(Tiền Yên). Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, từng bƣớc phân bổ lại lao động, trong quá trình tăng dần tỷ trọng lao động ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn. Tập trung các nguồn lực để cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất, nhất là chủ động trong tƣới tiêu và đảm bảo vận tải cơ giới trong sản xuất.

Hiện tại huyện đang thuê đơn vị tƣ vấn lập Quy hoạch phát triển trồng trọt vùng bãi huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

Các xã vùng bãi trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, quy hoạch phát triển sản xuất cần quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ thể và bố trí quỹ đất phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, quy hoạch đất phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, phát triển Thƣơng mại dịch vụ và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm để làm căn cứ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo quy hoạch để tăng giá trị/đơn vị diện tích.

Đô thị hoá gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

Huyện đã tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch 19 xã NTM. Hoàn thành nhiều quy hoạch chuyên ngành nhƣ: Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ huyện đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển KTXH huyện đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2020, định hƣớng đến năm

2030; 121 đồ án quy hoạch xây dựng: 09 trụ sở UBND các xã, thị trấn, 16 dự án đất đấu giá quyền sử dụng đất, rà soát phê duyệt 41 dự án đất dịch vụ theo NĐ 17, 01 cụm Công nghiệp làng nghề xã Dƣơng Liễu, 54 trƣờng học thuộc huyện quản lý. Đề xuất với Thành phố tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đƣờng Quốc lộ 32, đƣờng Đại lộ Thăng Long; quy hoạch một số trục giao thông chính của huyện: tuyến đƣờng liên khu vực (Bắc - Nam), đƣờng vùng bãi sông Đáy và quy hoạch chỉnh trang các xã nằm trong vùng phát triển đô thị.

Trong giai đoạn vừa qua đã triển khai 1.494 dự án xây dựng trên địa bàn (đã có 1.069 dự án đã hoàn thành và chuyển tiếp; 425 dự án mới). Tổng số kinh phí đầu tƣ là 2.477 tỷ đồng (Trong đó NS thành phố đầu tƣ, hỗ trợ mục tiêu 981 triệu đồng, có 1.647 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện và 10.000 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa). Đáng chú ý là hệ thống giao thông nhƣ đƣờng giao thông nông thôn, một số tuyến đƣờng trục huyện và các công trình giao thông nông thôn gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp (đƣờng liên xã nâng cấp, cải tạo đƣợc khoảng 136,69 km, cứng hóa khoảng 463,3 km với kinh phí khoảng 477 tỷ đồng; đƣờng liên huyện cứng hóa 19,02 km với kinh phí khoảng 120 tỷ đồng). Đƣờng tỉnh lộ, xây dựng khoảng 10 km tập trung ở tuyến đƣờng 422 Trôi-Sơn Đồng-Cát Quế và đƣờng 422B Sơn Đồng-Vân Canh với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Các công trình ngày càng hoàn thiện tạo sự đồng bộ, gắn kết hạ tầng kinh tế - xã hội.

Một số khu đô thị đã hoàn thành, hạ tầng đồng bộ, khá hiện đại, hiện đã và đang thu hút các hộ gia đình đến ở nhƣ: Khu đô thị Bắc QL 32, khu đô thị mới Vân Canh (HUD), khu đô thị mới Bắc An Khánh, Tân Việt....

Huyện đã đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng hệ thống điện chiếu sáng nhiều tuyến đƣờng nhƣ: từ thị trấn Trạm Trôi đi Song Phƣơng; Cát Quế đi Vân Canh. Triển khai công tác duy trì hạ tầng kỹ thuật thoát nƣớc, hệ thống

cây xanh tại nhiều tuyến đƣờng giao thông, trong công sở huyện và nhiều xã, thị trấn đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, thực hiện năm trật tự văn minh đô thị 2014 và năm 2015.

Đang triển khai xây dựng 03 nhà máy xử lý nƣớc thải tại Vân Canh, Dƣơng Liễu, Sơn Đồng. Phối hợp với các sở, ngành của thành phố thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt là các dự án tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)