Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 74 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch trong quá trình giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc.

Quan hệ sản xuất đã từng bƣớc đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Hƣớng vào các lĩnh vực kinh tế trang trại mạnh, lập cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và các ngành nghề khác để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Mạng lƣới của các đơn vị quốc doanh tiếp tục phát triển về qui mô hoạt động, nhất là về bƣu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, điện lực, huyện luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nƣớc triển khai lực lƣợng trên địa bàn. Phát huy vai trò kinh doanh, dịch vụ trên lĩnh vực, cung ứng, giống cây trồng và vật tƣ nông nghiệp, cung ứng xăng dầu, cấp nƣớc sinh hoạt, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất và dân sinh.

Khuyến khích phát triển đội ngũ doanh nhân mạnh hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển của địa phƣơng, có năng lực, đứng vững trên thƣơng trƣờng, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển ở địa phƣơng.

Kinh tế tƣ nhân có mức tăng trƣởng liên tục cao hơn tốc độ tăng bình quân của huyện. Đến cuối năm 2014 có 215 Công ty TNHH tƣ nhân (chiếm 5.85%), 140 công ty cổ phần (chiếm 3.81%), 09 doanh nghiệp tƣ nhân (chiếm 0.24%), 20 hợp tác xã (chiếm 0.54%) và 3290 hộ cá thể (chiếm 89.5%).

- Doanh nghiệp Nhà nƣớc: 71,1 tỷ đồng, chiếm 3,9% Giá trị SXCN. - Doanh nghiệp, dân doanh: 750,5tỷ đồng, chiếm 41,1% Giá trị SXCN.

- Hộ gia đình: 1003,4 tỷ đồng, chiếm 55,0% Giá trị SXCN. - Công nghiệp CBNS: 722,6 tỷ đồng, chiếm 39,6 % Giá trị SXCN. - Công nghiệp dệt may: 426,6tỷ đồng, chiếm 23,4% Giá trị SXCN. - Công nghiệp khác: 675,8 tỷ đồng, chiếm 37,0 % Giá trị SXCN.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực họat động của các HTX sản xuất nông nghiệp, phát triển và xây dựng thêm một số HTX, tổ hợp kinh doanh ngành xây dựng dân dụng. Đặc biệt là một số HTX chuyên ngành thu hút đƣợc nhiều lao động và có hiệu quả kinh tế cao nhƣ: HTX Hoa phong lan, HTX Cây cảnh( Đông La). Đồng thời nâng cao năng lực tổ chức và quản lý để phát huy tính ƣu việt của quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Các hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã bƣớc đầu có hiệu quả và làm dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Đến nay có 5 HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, còn lại trong kế hoạch năm 2015, năm 2016 số HTX còn lại sẽ chuyển đổi theo Luật HTX 2012. Hoạt động của các HTX chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ, có tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ định hƣớng quy hoạch, tổ chức sản xuất và tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với mỗi loại hình sản xuất ở mỗi xã; tổ chức phổ biến và hƣớng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng giống cây, giống con, khuyến nông).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)